Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008 (Trang 54)

2.1.3.1. Điểm mạnh:

Trang thiết bị của ngành may mặc đã đƣợc đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Có quy trình công nghệ sản xuất khép kín. Có khả năng đáp ứng đƣợc những đơn hàng lớn và kỹ thuật cao.

Chất lƣợng sản phẩm và uy tín thƣơng hiệu hàng dệt may Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế, và đƣợc nhiều thị trƣờng khó tính nhƣ Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.

Các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng đƣợc mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng đƣợc bạn hàng đánh giá là có lợi thế về nguồn lao động nhƣ: Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù, chịu khó, chi phí lao động thấp, kỹ năng và tay nghề may tốt.

Ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thƣơng nhân và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trƣờng cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng.

2.1.3.2. Điểm yếu

Chủ yếu thực hiện may gia công cho các Doanh nghiệp nƣớc ngoài, công tác thiết kế mẫu, mốt chƣa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phƣơng thức FOB thấp nên giá trị gia tăng còn thấp. Chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu tại

48

thị trƣờng nƣớc ngoài nên không chủ động đƣợc kênh phân phối và thị trƣờng tiêu thụ, chƣa chú trọng nhiều đến thị trƣờng nội địa.

Ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chƣa tƣơng xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lƣợng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao.

Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tƣ thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chƣa đạt đƣợc hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trƣờng nhất định. Do đó, khi thị trƣờng gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng và/hoặc chuyển đổi sang thị trƣờng khác.

Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chƣa bài bản, năng suất thấp, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cao, mặt hàng còn phổ thông, chƣa đa dạng. nguyên liệu phải nhập khẩu, đã làm ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm. Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu của mình, chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc dài hạn cho doanh nghiệp.

Chƣa có bộ phận Marketing riêng biệt để xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu, phân tích dự báo thị trƣờng. Công tác phân tích đánh giá tiềm năng và thị hiếu ngƣời tiêu dùng rất yếu kém, hầu nhƣ không có. Chƣa thiết lập đƣợc hệ thống phân phối đến các Doanh nghiệp bán lẻ và đại lý bán hàng trực tiếp tại nƣớc ngoài chủ mà yếu bán cho các tập đoàn lớn nên dễ bị ép giá.

Thiếu lực lƣợng lao động trẻ có tay nghề để thay thế, kế thừa đội ngủ công nhân ngày càng lớn tuổi khó tiếp cận với máy móc thiết bị hiện đại, đặc biệt là đội ngủ thiết kế. Mức độ ổn định của nguồn lao động không cao khiến

49

các Doanh nghiệp thƣờng xuyên phải tuyển dụng lao động mới. Đội ngủ lao động có trình độ sau đại học và đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, kinh nghiệm quản lý ở mức thấp, chƣa chuyên nghiệp, chƣa theo kịp năng suất của các nƣớc trong khu vực.

2.1.3.3. Cơ hội

Sản xuất hàng dệt may đang có xu hƣớng chuyển dịch sang các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất lẫn kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nƣớc phát triển.

Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trƣờng tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thƣơng mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phƣơng (nhƣ Hiệp định đối tác thƣơng mại Việt - Nhật) và đa phƣơng (nhƣ các hiệp định trong khung khổ của ASEAN nhƣ ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v).

Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo đƣợc sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ, và mở ra những thị trƣờng mới và các quan hệ hợp tác mới. Hơn nữa, bản thân thị trƣờng nội địa có dân số 86 triệu dân với mức sống ngày càng đƣợc nâng cao thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ và các doanh nhân.

Kinh tế nƣớc ta duy trì mức tăng trƣởng ổn định và nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng là khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Nhà nƣớc đang có chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ và phát triển Ngành Dệt May nhƣ: thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ

50

vay ƣu đãi đầu tƣ máy móc thiết bị… Bên cạnh đó nguồn cung cấp nguyên vật liệu tƣơng đối ổn định.

2.1.3.4. Thách thức

Xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chƣa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nƣớc trong khu vực và trên thế giới... là thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu. Nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn. Nguồn nguyên liệu trong nƣớc chƣa đáp ứng đầy đủ đƣợc yêu cầu của ngành và yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

Môi trƣờng chính sách còn chƣa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng nhƣ các cán bộ tham gia xúc tiến thƣơng mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng.

Sự cạnh tranh ở mặt hàng may mặc trên thị trƣờng Thế giới rất khốc liệt trên tất cả các phân khúc thị trƣờng, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ với ƣu thế về chủng loại hàng hoá giá rất rẻ,và càng khốc liệt hơn khi Việt Nam gia nhập WTO.

Các thị trƣờng lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi trƣờng, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thƣơng mại. Các rào cản thƣơng mại trên đã đƣợc vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

51

Thị hiếu tiêu dùng trên thị trƣờng thay đổi rất nhanh đòi hỏi phải thích ứng kịp thời, đảm bảo tiến độ giao hàng cho các đơn hàng. Các quốc gia nhập khẩu thƣờng có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lƣợng của hàng may mặc nhập khẩu vào, bao gồm cả hàng hóa của Việt Nam.

2.2. ỨNG PHÓ CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY VÀ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008 (Trang 54)