Kể từ những năm đầu thập niên 60 đến nay, ngành đóng tàu Thế giới đã trải qua những bƣớc thăng trầm. Thời điểm cực thịnh của ngành đóng tàu khởi đầu là từ khoảng năm 1999 cho đến khoảng cuối năm 2007 và hiện tại thời kỳ cực thịnh này đang có xu hƣớng đi xuống do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra làm chấm dứt thời kỳ tín dụng dễ dàng, lƣợng hàng hoá thông thƣơng trên toàn cầu giảm sút, giá dầu xuống quá thấp đến mức dƣới 40 đô la một thùng dầu thô. Tất cả những điều này dẫn đến tất yếu là cuộc khủng hoảng cho ngành đóng tàu Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng [30]..
Trung tâm đóng tàu của Thế giới hiện tập trung tại các quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm đến 89% tổng sản lƣợng tàu đóng mới hàng năm. Trong khi đó, chỉ chiếm một số ít sản lƣợng tàu đóng mới nhƣng các nƣớc Tây Âu chiếm đến hơn 30% lợi nhuận thu đƣợc. Lý do là họ chỉ chuyên đóng những con tàu chất lƣợng cao với tỷ suất lợi nhuận cao. Còn lại là một thị phần rất nhỏ cho các nƣớc nhƣ Ấn Độ, Việt Nam, Indonexia. Khi mà các quốc gia trung Tâm của đóng tàu dịch chuyển sang Châu Á bởi giá nhân công đắt đỏ và vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở các quốc gia Châu Âu thì trong chiến lƣợc biển của Việt Nam, đóng tàu là một bộ phận quan trọng bởi vì với hơn 3.200 km bờ biển, nhiều hải đảo nhƣ nƣớc ta thì rất cần thiết phải có một đội tàu mạnh để khai thác những lợi thế của mình nhƣ tăng
đội tàu để vận tải, để đánh bắt cá, khai thác dầu khí, bảo vệ và phòng thủ lãnh hải. Hiện tại Vinashin có trong tay trị giá các hợp đồng đóng tàu lên đến 12 tỷ USD cả cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Các hợp đồng này sẽ giải quyết đủ công ăn việc làm cho ngƣời lao động đến năm 2012. Tuy nhiên sau một thời gian phát triển nóng trong những năm qua ngành đóng tàu Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế, nhiều doanh nghiệp chủ yếu chỉ dựa vào vốn của Tập đoàn và vay ngân hàng, công nghệ, thiết bị, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao thể hiện rõ nhất trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Cùng với ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới ngành đóng tàu Việt Nam đang gặp phải những khó khăn rất lớn về thị trƣờng và về vốn. Khi thị trƣờng đóng tàu Thế Giới đã gần đến bảo hoà, các chủ tàu hoãn hoặc huỷ các đơn hàng đã đặt, làm cho các tàu đang đóng dở hoặc đang trong quá trình hoàn thiện không giao đƣợc hàng, nhiều tàu đã bị gỉ sắt, một số đã bị phá dỡ ngay khi chƣa hoàn thiện xong. Ngoài ra, sự mất cân đối trong tỉ lệ giữa các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển là một thƣc trạng mà ngành đóng tàu Việt Nam cần xem xét lại chiến lƣợc phát triển. Hiện nay, Vinashin chủ yếu phát triển mở rộng thêm các Nhà máy đóng mới và gần nhƣ bỏ qua thị trƣờng sửa chữa tàu vốn là thế mạnh của các Nhà máy đóng tàu trƣớc đây.Trong số hơn 100 nhà máy, cơ sở đóng tàu trải rộng khắp chiều dài đất nƣớc chỉ một số ít các nhà máy sửa chữa tàu tại Việt Nam có thể sửa chữa đƣợc tàu có trọng tải từ 6500 tấn trở lên, còn lại hầu hết những tàu lớn đều phải ra sửa chữa ở các nhà máy liên doanh với nƣớc ngoài hoặc sửa chữa ở nƣớc ngoài. Đây là điều rất đáng tiếc bởi sửa chữa tàu là một ngành thu đƣợc tiền ngay lập tức và doanh thu khá lớn. Vấn đề ở đây là giải quyết đƣợc vấn nạn ô nhiễm môi trƣờng thì ngành này sẽ mang lại nhiều lợi ích góp phần vào lợi ích chung của toàn ngành đóng tàu [30].
Tuy nhiên những khó khăn trên chỉ là khó khăn trƣớc mắt, khi mà khủng hoảng kinh tế qua đi, với sự ƣu tiên phát triển kinh tế biển trong tƣơng lai công nghiệp tàu thuỷ và hàng hải vẫn sẽ là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Tập đoàn CNTT Việt Nam hiện nay có trên 200 đơn vị thành viên và khoảng 80.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có nhiều Nhà máy đóng tàu lớn sẽ là thị trƣờng rất rộng lớn cho VFC, đây chính là điều kiện thuận lợi mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển các dịch vụ tài chính của VFC.