1.3.2.1. Chiến lƣợc phát triển
Sự phát triển của Công ty tài chính trong Tập đoàn phụ thuộc rất nhiều vào chiến lƣợc phát triển của Tập đoàn.Trong các thời kỳ khác nhau Tập đoàn có các chiến lƣợc kinh doanh khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của thời kỳ đó. Chiến lƣợc phát triển của Tập đoàn bao gồm nhiều nội dung trong đó chiến lƣợc đầu tƣ tài chính của Tập đoàn có tác động quyết định đến sự phát triển của Công ty tài chính trong Tập đoàn. Công ty tài chính trong Tập đoàn với chức năng chuyên môn hoá trong hoạt động tài chính trong Tập đoàn, thực hiện đầu tƣ tài chính cho các dự án của Tập đoàn sẽ trực tiếp hay gián tiếp chịu sự chi phối đặc biệt của các chiến lƣợc phát triển của Tập đoàn. Một chiến lƣợc đầu tƣ có kế hoạch và hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cho Công ty tài chính thực hiện nhiệm vụ của mình [14], [2], [9].
1.3.2.2. Cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn
Cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp đƣợc hiểu là "một hệ thống tổng thể các phƣơng pháp, các hình thức và công cụ để vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiêp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định".
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp các nội dung nhƣ: hoạt động huy động vốn, hoạt động quản lý tài sản(sử dụng vốn), hoạt động phân phối lợi nhuận và hoạt động kiểm soát tài chính. Do đó, cơ chế quản lý tài chính trong
doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hàng loạt vấn đề khác nhau: Cơ chế huy động vốn, cơ chế quản lý tài sản, cơ chế phân phối lợi nhuận, cơ chế kiểm soát tài chính.
Tập đoàn kinh doanh là tổ hợp các doanh nghiệp có quan hệ liên kết kinh tế với nhau. Về mặt bản chất, Tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế vừa mang tính chất của một doanh nghiệp (kinh doanh để sinh lợi), vừa mang đặc trƣng của hiệp hội kinh tế (phục vụ lợi ích chung của các thành viên). Vì thế nội dung của cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn có thể liên hệ từ nội dung cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Hơn nữa nó còn mang những đặc trƣng riêng có của Tập đoàn: đó là cơ chế kiểm soát tài chính giữa các doanh nghiệp thành viên, cơ chế kiểm soát tài chính của công ty mẹ đối với công ty con. Tác động của từng cơ chế cụ thể sẽ ảnh hƣởng đến các hoạt động khác nhau của Công ty tài chính [14], [2], [9].
1.3.2.3. Về cơ chế huy động vốn trong Tập đoàn
Ở đây muốn nhấn mạnh về cơ chế huy động nguồn vốn nội bộ từ các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn: tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một phƣơng thức tạo nguồn vốn của các Tập đoàn kinh doanh đƣợc áp dụng phổ biến, có ƣu điểm phát huy đƣợc nguồn lực của mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài nhất là khi có biến động thị trƣờng tài chính. Khai thác nguồn vốn nội bộ bao hàm sự lƣu chuyển vốn giữa các đơn vị thành viên của Tập đoàn, hoặc giữa công ty mẹ và các công ty thành viên dƣới hình thức nhƣ: tín dụng nội bộ, trao đổi các tài sản. Cơ chế huy động vốn trong Tập đoàn sẽ quy định các cách thức huy động vốn từ các doanh nghiệp thành viên, lãi suất nội bộ, do đó ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty tài chính trong Tập đoàn với chức năng là trung gian huy động vốn và cho vay. Hơn nữa, lãi suất nội bộ là một yếu tố rất nhạy cảm, tác động đến vai trò của Công ty tài chính
chính trong Tập đoàn đối với các tổ chức tín dụng khác bên ngoài. Các doanh nghiệp thành viên không nhất thiết bắt buộc phải vay qua Công ty tài chính trong Tập đoàn. Họ sẽ tìm kiềm nguồn vốn nào có lợi nhất cho họ với chi phí thấp nhất. Lợi thế của Công ty tài chính trong Tập đoàn là thời gian thẩm định dự án của các doanh nghiệp thành viên ngắn hơn các tổ chức tín dụng khác cộng với một lãi suất nội bộ hợp lý mới hấp dẫn đƣợc các doanh nghiệp vay vốn của công ty tài chính [14], [2], [9].
1.3.2.4. Về cơ chế quản lý tài sản
Ở đây muốn nhấn mạnh đến cơ chế kiểm soát và đầu tƣ vốn bên trong Tập đoàn: theo đó, Hội đồng quản trị của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế có quyền đề ra biện pháp lớn về quản lý TSCĐ, cách thức điều chuyển tài sản giữa các doanh nghiệp thành viên. Khi Tập đoàn sử dụng Công ty tài chính làm công cụ điều hành hoạt động quản lý tài sản trong Tập đoàn thì rõ ràng cơ chế do Hội đồng quản trị đề ra sẽ chi phối Công ty tài chính trong hoạt động này.
1.3.2.5. Về cơ chế phân phối lợi nhuận
Cơ chế Phân phối lợi nhuận sẽ quyết định việc hình thành các quỹ chuyên dùng (Quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng, quỹ dự phòng trợ cấp việc làm) nhƣ thế nào và phƣơng thức sử dụng các quỹ này. Trong đó, cũng quy định việc Công ty tài chính có đƣợc quản lý các quỹ này hay không và mức độ chi phối của công ty tài chính. Nếu cơ chế của Tập đoàn cho phép Công ty tài chính đƣợc quản lý điều hành quỹ này thì sẽ có tác dụng tăng vốn của công ty và tăng sự chi phối của công ty đối với các đơn vị thành viên và cả Tập đoàn [14], [2], [9].
1.3.2.6. Về cơ chế kiểm soát tài chính
Mức độ sở hữu quyết định mức độ và tính chất chi phối của công ty mẹ đối với công ty con. Thông thƣờng ngƣời ta dựa trên tỷ lệ phần trăm cổ phần
mà công ty mẹ sở hữu trong các công ty con để phân loại doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn. Đối với các Tập đoàn có Công ty tài chính là công ty mẹ, nếu mức độ sở hữu của Công ty tài chính trong công ty con càng lớn thì sự kiểm soát về tài chính của Công ty tài chính là rất lớn [14], [2], [9].