3.4.1.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Một là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn theo hƣớng thỏa mãn tối đa nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Xu hƣớng đa dạng hóa hình thức huy động vốn hiện nay là làm mới các sản phẩm đang có nhƣ vận dụng phƣơng thức trả lãi và gốc linh hoạt: có thể trả lãi trƣớc, tiết kiệm có kỳ hạn rút từng phần (rút gốc nhiều lần, trả lãi một lần khi tất toán). Ngoài ra để tăng cƣờng huy động nguồn vốn dài hạn, Công ty có thể khuyến khích khách hàng bằng cách cho hƣởng một tỷ lệ lãi suất nhất định (cao hơn lãi suất không kỳ hạn) nếu khách hàng rút trƣớc hạn nhƣng gần đủ thời hạn. Đối với các kỳ hạn từ 3 năm trở lên, Công ty có thể áp dụng phƣơng thức trả lãi gộp (cuối mỗi năm sẽ tính lãi nhập vào gốc) hoặc lãi suất thả nổi (từ năm thứ hai trở đi lãi suất thay đổi theo thời điểm).
Mở rộng nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm với nhiều thời hạn, nhiều loại lãi suất, nhiều phƣơng thức gửi và thanh toán khác nhau, gửi một nơi lấy ở nhiều nơi. Mở rộng hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá. Huy động bằng hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên đối với các tổ chức và cá nhân, vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc,tổ chức tài chính quốc tế bằng nội và ngoại tệ (đối với công ty VFC).
Tiếp tục nghiên cứu đƣa ra các sản phẩm huy động vốn mới có hàm lƣợng công nghệ cao và mang nhiều tiện ích cho khách hàng nhƣ: Sản phẩm tiết kiệm tích lũy; tiết kiệm bậc thang; tiết kiệm bảo hiểm; tiết kiệm dự thƣởng; huy động vốn chi trả tại nhà với mức từ 50 triệu đồng trở lên. Trong
đó chú trọng tới việc giảm chi phí huy động vốn, cải cách các thủ tục giao dịch ngân hàng đảm bảo nhanh, gọn, an toàn và hiệu quả.
Hiện nay, VFC mới chỉ thực hiện hoạt động ủy thác với bên ủy thác đa số là cho Tập đoàn và một số tổ chức tín dụng, cụ thể là các ngân hàng thƣơng mại, và đƣợc một vài công ty thành viên trong Tập đoàn. Trong khi đó thì nguồn vốn trong nƣớc tuy là cơ sở cho sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam nhƣng để thực sự có bƣớc nhảy vọt trong việc tăng tốc phát triển đi lên tầm cao mới thì các công ty, doanh nghiệp này cần có đƣợc sự hỗ trợ vốn từ nƣớc ngoài nhất là đối với các công ty trong đóng tàu, là ngành mà luôn cần những khoản vốn rất lớn để đầu tƣ vào các thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao.Tập đoàn CNTT Việt Nam, với tƣ cách là doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận cao, có tích luỹ nội bộ và đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc, rất coi trọng đa dạng hóa các phƣơng thức huy động vốn trung và dài hạn tại Công ty tài chính của Tập đoàn. Việc nhận ủy thác vốn từ nƣớc ngoài của VFC là khá thuận lợi do đặc điểm của ngành đóng tàu luôn cần vốn lớn và Tập đoàn cũng có đƣợc danh tiếng trên quốc tế và ngành đóng tàu là một trong những ngành thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhiều nhất. Do vậy, công ty nên chủ động đẩy nhanh các hoạt động chuẩn bị, sẵn sàng các nghiệp vụ để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ủy thác vốn đầu tƣ vào ngành đóng tàu rồi từ đó tạo đƣợc danh tiếng và sự tin tƣởng để họ ủy thác vốn vào các ngành kinh tế khác của đất nƣớc. Ngoài ra công ty còn nên mở rộng thêm việc tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ để tham gia vào các doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc diện cổ phần hóa.
Hai là, cổ phần hóa để tham gia thị trường chứng khoán
Trong mô hình Tập đoàn Tổng công Cổ phần Tài chính CNTT đƣợc hình thành trên cơ sở sắp xếp lại, chuyển đổi Công ty tài chính CNTT hiện nay
thành công ty cổ phần. Tổng Công ty tài chính sẽ hoạt động kinh doanh các lĩnh vực đầu tƣ, dịch vụ tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, quản lý quỹ, đầu tƣ bất động sản. Để cổ phần hoá trƣớc hết VFC phải cơ cấu lại bộ máy chức, hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lƣới kinh doanh, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới.
Thứ nhất, VFC phải tiếp xúc một số các tổ chức tài chính, các ngân hàng và các Tập đoàn kinh tế lớn của nƣớc ngoài có quan tâm đến việc đầu tƣ làm cổ đông chiến lƣợc, lựa chọn tổ chức phù hợp nhất để chính thức trở thành cổ đông chiến lƣợc của VFC theo hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc, Bộ Tài chính và Tập đoàn CNTT.
Thứ hai, VFC cần phải đƣa ra đƣợc lộ trình tăng vốn điều lệ phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển của ngành Công nghiệp tàu thuỷ để có thể huy động thêm các nguồn vốn đầu tƣ từ bên ngoài.
Thứ ba, VFC đƣa các công ty: Công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính đi vào hoạt động và thành lập các công ty con nhƣ công ty đầu tƣ, Công ty quản lý quỹ, để kiện toàn mô hình Tổng Công ty tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính bảo hiểm khép kín. Việc thành lập các công ty con chuyên ngành là sự khẳng định quy mô phát triển và tính chuyên nghiệp của VFC trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính ngày càng phát triển đồng thời thể hiện mong muốn mang lại các dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất cho các khách hàng và đối tác của VFC. Hoạt động của các công ty đƣợc quản lý thông qua ngƣời đại diện của VFC tại công ty con. Toàn hệ thống VFC phải thống nhất phát triển có định hƣớng và đảm bảo mục tiêu chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty.
3.4.1.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và điều hòa vốn
Mở rộng hình thức cho vay bằng hình thức chiết khấu, tái chiết khấu đối với các tổ chức và cá nhân bằng nội và ngoại tệ, cầm cố thƣơng phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
Phát triển một số các dịch vụ mới nhƣ bao thanh toán, tài trợ cho vay tiêu dùng, cho vay thấu chi, cho vay mua cổ phần, chứng khoán v.v.
Tham gia góp vốn, mua cổ phần của các đơn vị trong ngành đang tiến hành cổ phần hoá. Mở rộng hoạt động cấp tín dụng cho các đơn vị ngoài ngành.
Phát triển các dịch vụ tài chính tín dụng tiêu dùng nhƣ cho vay thế chấp nhà, cho vay tín chấp, cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm… cần có một chính sách khách hàng nhất quán để có thể quản lý tập trung và phân đoạn khách hàng theo từng mạng lƣới chi nhánh.
Phát triển các sản phẩm tín dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại nhƣ: Tài khoản cá nhân kết hợp với các dịch vụ gia tăng nhƣ trả lƣơng, thẻ, sao kê, trả hóa đơn dịch vụ; các sản phẩm đầu tƣ, quản lý tài sản, tài khoản đầu tƣ tự động, quản lý vốn tập trung; phát triển các tiện ích mới của thẻ ATM, phát triển các dịch vụ cho vay bảo lãnh, cho vay thế chấp, cầm cố.
Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hoà vốn
- Để thực hiện đƣợc vai trò điều hoà vốn không thể tách rời việc thực hiện kiểm soát về mặt tài chính đối với các đơn vị thành viên. Vì vậy, để góp phần vào nhiệm vụ này, Công ty tài chính không thể tách rời các phòng ban của Tập đoàn nhất là Ban Tài chính kế toán. Vì vậy, Tập đoàn cần và Công ty tài chính cần làm rõ và phân định ranh giới nhiệm vụ giữa Công ty tài chính và các phòng ban của Tập đoàn, cần phối hợp với chặt chẽ để có thể tiếp nhận thông tin cần thiết về tình hình tài chính của các đơn vị thành viên để làm tốt phần nhiệm vụ của mình.
Để thực hiện chức năng điều hòa vốn tập trung tạm thời nhàn rỗi trong Tập đoàn từ đơn vị thừa vốn đến đơn vị thiếu vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của Tập đoàn. Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép VFC thực hiện chức năng thanh toán nội bộ cho Tập đoàn và giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn. Khi đó VFC sẽ trực tiếp quản lý quỹ điều hòa vốn tập trung của Tập đoàn. Mặt khác VFC sớm có điều kiện để phát triển hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ phù hợp với điều kiện và khả năng nhƣ: dịch vụ tƣ vấn và đại lý phát hành cổ phiếu; trái phiếu; dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ dự án hoặc đầu tƣ chứng khoán; dịch vụ cho vay đối với Tập đoàn, các đơn vị thành viên, các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cƣ, tiến tới nâng cao vai trò của VFC trong Tập đoàn và trên thị trƣờng tài chính.
Ba là, huy động vốn kết hợp với sử dụng vốn có hiệu quả
Để khai thác và sử dụng tối đa nguồn vốn huy động thì VFC phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vì nó là yếu tố quyết định đến việc huy động vốn. Vì vậy, VFC chỉ có thể hoạt động tốt trên cơ sở hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn là yếu tố để nâng cao tiềm lực tài chính cho VFC đồng thời cũng sẽ làm tăng thêm uy tín của VFC trên thị trƣờng tài chính. Tuy nhiên VFC cũng phải lựa chọn cho mình một thị trƣờng mục tiêu, trong giai đoạn trƣớc mắt thị trƣờng của VFC vẫn phải tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng đặc biệt là ngành công nghiệp đóng tàu.
Phải thƣờng xuyên chọn lọc, phân loại khách hàng theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc và Tập đoàn để từ đó có những chính sách, cơ chế tín dụng phù hợp cho từng khách hàng. VFC phải xây dựng cho mình một quy trình tín dụng khi cho vay, nâng cao hiệu quả thẩm định dự án, thẩm định tín dụng để giảm thiểu rủi ro khi cấp tính dụng. Mở rộng tính dụng phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy trình nghiệp vụ, tránh hiện tƣợng cho vay tràn lan không có hiệu quả. Ngoài việc mở rộng cho vay phải tích cực thu nợ các khoản nợ đến hạn, quá hạn, nợ khó đòi, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Tăng cƣờng cho vay hợp vốn và đồng tài trợ với những doanh nghiệp có dự án đầu tƣ lớn nhằm phân tán rủi ro.