Nhóm giải pháp liên quan đến bộ máy tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu hoạt động của công ty tài chính công nghiệp tàu thủy trong tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 130)

3.4.3.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức

Thứ nhất, củng cố tổ chức bộ máy quản lý của Tập đoàn

Tổ chức bộ máy phải hợp lý, hoàn chỉnh; quản lý Tập đoàn theo pháp luật. Qui chế của Tập đoàn không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của các ban chức năng của Tập đoàn. Có qui trình quản lý giám sát, kiểm tra rõ ràng, minh bạch và nhất quán, xử lý kịp thời các hoạt động bất thƣờng để bảo vệ quyền lợi của các bên.

Trong đó đặc biệt là đổi mới về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban Kế hoạch - Đầu tƣ; Ban kế toán doanh nghiệp; Ban đầu tƣ tài chính; Ban kiểm tra giám sát nội bộ; tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Cơ cấu lại tổ chức của các Ban chức năng này nhằm mục tiêu chủ yếu là thực hiện tốt hơn, hữu hiệu hơn chức năng nhiệm vụ của ban giám sát nội bộ nhƣ: Quản lý tốt hơn về công tác báo cáo tài chính, kế toán của các đơn vị; giám sát hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính trong Tập đoàn, nâng cao hiệu quả quản lý của Tập đoàn đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính.

Thứ hai, đổi mới mô hình tổ chức công ty tài chính

Công ty tài chính CNTT trực thuộc Tập đoàn CNTT Việt Nam đƣợc thành lập với tƣ cách là một trung gian tài chính giữ vai trò cung cầu vốn, điều hòa vốn phục vụ sản xuất và kinh doanh của Tập đoàn, quản lý phần vốn của Tập đoàn đầu tƣ vào các đơn vị thành viên và thực hiện chức năng là cầu nối để Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tập đoàn tiếp cận với thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng tài chính và thị trƣờng vốn trong và ngoài nƣớc.

Tuy nhiên, với mô hình tổ chức quản lý nhƣ hiện tại, Công ty tài chính CNTT chƣa phát huy đầy đủ vai trò của mình nhƣ mục tiêu thành lập nó. Chính vì vậy, Tập đoàn cần có nhận thức đầy đủ về vai trò của Công ty tài

chính CNTT trong Tập đoàn, trên cơ sở đó có các biện pháp hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động của công ty tài chính, tạo đủ điều kiện để nó phát huy hiệu quả, thực sự là một công cụ tài chính hữu hiệu của Tập đoàn.

Trƣớc mắt hoạt động của VFC trong Tập đoàn cần tập trung vào cung cấp các dịch vụ tài chính nhƣ hoạt động đầu tƣ tài chính của Tập đoàn, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn nhƣ huy động vốn, quản lý vốn ủy thác đầu tƣ, điều hòa vốn nhàn rỗi giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, tƣ vấn hoặc đại lý phát hành trái phiếu của Tập đoàn trên thị trƣờng tài chính. Để hoạt động của Công ty tài chính có hiệu quả cần chuyển đổi hình thức sở hữu cho VFC từ công ty Nhà nƣớc hạch toán độc lập trong Tập đoàn thành công ty cổ phần trong đó Tập đoàn giữ cổ phần vốn góp chi phối thông qua ngƣời đại diện phần vốn của Tập đoàn tại công ty, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó VFC là công ty mẹ, nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối các công ty con là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty khai thác tài sản, ngân hàng cổ phần CNTT, công ty cổ phần bảo hiểm CNTT. Tiến tới Vinashin sẽ xây dựng một hệ thống định chế tài chính hoàn chỉnh trong đó VFC là trung tâm để tập trung nguồn lực bảo đảm nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển của Tập đoàn và mục tiêu kinh doanh tài chính. Giai đoạn trƣớc mắt nhanh chóng chuyển đổi sở hữu cho Công ty tài chính sang hình thức cổ phần. Trên cơ sở đó, căn cứ và đặc điểm hoạt động của loại hình Công ty tài chính là hoạt động chuyên sâu với mục tiêu dài hạn, tài trợ cho các dự án của Tập đoàn, nên bên cạnh nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động bằng việc phát hành các công cụ nợ (kỳ phiếu, trái phiếu…) là nguồn chủ yếu; cần có quy định và hƣớng dẫn rõ ràng để VFCcó thể huy động vốn bằng các hình thức này thuận lợi, dễ dàng.

Để phát triển các dịch vụ tài chính, coi kinh doanh dịch vụ tài chính là một lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho Tập đoàn thì một trong những việc quan trọng là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Để có thể nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực VFC cần phải:

- Có chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản cả về đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học và nhân viên khai thác dịch vụ. Tăng cƣờng đầu tƣ cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực để có đội ngũ cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính có năng lực chuyên môn, có khả năng làm chủ công nghệ mới và có các kỹ năng tối thiểu để có thể tham gia kinh doanh các dịch vụ tài chính hiện đại với công nghệ ngày càng phát triển.

- VFC cần tổ chức các lớp đào tạo ngắn, trung và dài hạn, phối hợp với các Trung tâm đào tạo của Học viện Ngân Hàng, các trƣờng Đại học chuyên ngành Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng trong và ngoài nƣớc thông đƣa các môn học, giáo trình về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm vào chƣơng trình giảng dạy để đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

- Hoàn thiện về nội dung, chất lƣợng của các chƣơng trình đào tạo:

+ Nội dung đào tạo cần đạt đƣợc mục tiêu là nâng cao trình độ về nghiệp vụ thực hiện dịch vụ, marketing dịch vụ, công nghệ của các dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại. Tổ chức đào tạo theo các lớp chuyên biệt hoặc phối hợp với các lớp tập huấn có liên quan trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm giúp đội ngũ nhân viên trong lĩnh vực tín dụng quen dần với công nghệ thông tin và công nghệ ngân hàng hiện đại.

+ Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng ngƣời, đúng việc, tích cực luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn của từng ngƣời và tạo động lực phấn đấu cho các nhân viên, khuyến khích ngƣời lao động làm việc năng động, sáng tạo thông qua cơ chế lƣơng, thƣởng.

- Cùng với đào tạo nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên cần có quy hoạch đào tạo các cán bộ quản lý một cách toàn diện cả về nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, trình độ tin học và ngoại ngữ mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.

- Nâng cao chất lƣợng tuyển dụng nguồn nhân lực bằng cách:

+ Đƣa thông tin tuyển dụng lên các phƣơng tiện thông tin đại chúng với yêu cầu về trình độ và năng lực đối với các vị trí cần tuyển dụng. Thuê các chuyên gia giỏi trong và ngoài ngành thực hiện nội dung thi tuyển để tìm ngƣời có năng lực tốt.

+ Đối tƣợng tuyển dụng là các cán bộ đã đƣợc đào tạo chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Có chính sách riêng về việc tuyển dụng những vị trí quản lý và chuyên gia nhằm tìm ra những ngƣời thực tài và sử dụng đúng ngƣời, đúng việc. Đồng thời có chế độ sử dụng và đãi ngộ với những cán bộ giỏi nhằm giữ và thu hút nhân tài trên cơ sở cơ chế trả lƣơng, thƣởng theo năng lực công tác.

- Chú trọng phát triển văn hoá doanh nghiệp, tạo cho mỗi cán bộ, công nhân viên niềm tự hào đƣợc ở trong doanh nghiệp, để tự họ phấn đấu nâng cao năng lực, trình độ và ứng xử theo văn hoá của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu hoạt động của công ty tài chính công nghiệp tàu thủy trong tập đoàn công nghiệp tàu thủy việt nam (Trang 130)