Sự xuất hiện Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế sẽ dẫn đến một số thay đổi về hệ thống và cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn. Do mới thành lập và tính chất hoạt động của Công ty tài chính thuộc loại hình này ở nƣớc ta chƣa có kinh nghiệm nên không tránh khỏi những lúng túng khó khăn ban đầu. Các Công ty tài chính và bản thân Tập đoàn kinh tế đều phải xây dựng cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý mới để tự thích ứng vơi điều kiện riêng trong Tập đoàn.
Một trong những khó khăn gây trở ngại đối với VFC đó là cơ chế quản lý bên trong Tập đoàn kinh chƣa thông suốt, chƣa tạo điều kiện cho Công ty tài chính hoạt động. Hơn nữa, qua những thực tế cho thấy việc phát huy vai trò thực sự của Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc phải gắn liền với việc xây dựng một cơ chế tài chính trong mô hình Tập đoàn kinh tế phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan. Cơ chế đó cho phép Tập đoàn kinh tế thực sự có hiệu lực trong việc điều tiết, chi phối về mặt tài chính đối với các đơn vị thành viên nhƣng không phải dựa vào ý muốn chủ quan và bằng biện pháp hành chính mà chủ yếu dựa trên các quan hệ của kinh tế thị trƣờng (thông qua hoạt động đầu tƣ tín dụng của một định chế tài chính trung gian nhƣ Công ty Tài chính); cơ chế ấy cho phép tập trung thu hút đƣợc các nguồn lực tài chính cần thiết cho phát triển nhƣng đồng thời cũng đảm bảo việc sử dụng các nguồn đó có hiệu quả nhất; cơ chế đó có phân định rõ ràng về lĩnh vực trách nhiệm về quan hệ phối hợp giữa Công ty tài chính và các phòng ban chức năng của Tập đoàn kinh tế.
Với yêu cầu nhƣ vậy, một mô hình Công ty tài chính nhƣ một công ty mẹ thực hiện điều tiết, đầu tƣ vốn của Tập đoàn kinh tế có thể là mô hình phù hợp
trong tƣơng lai khi các yếu tố của thị trƣờng vốn hình thành hoàn chỉnh, khi yêu cầu tích tụ, tập trung vốn của Tập đoàn kinh tế đã ở mức cao, vƣợt ra khỏi khả năng đảm bảo và tầm kiểm soát của cơ chế truyền thống, tự thân đòi hỏi phải có một Công ty tài chính có đủ năng lực đáp ứng, chi phối về mặt tài chính đối với các đơn vị thành viên. Trƣớc mắt, Công ty tài chính vẫn chỉ nên nhƣ một đơn vị thành viên của Tập đoàn kinh tế nhƣng để phát huy đƣợc vai trò và dần vƣơn lên đáp ứng đƣợc yêu cầu mới cần có một số biện pháp nhƣ sau:
- Xây dựng quy chế tập trung đƣợc các nguồn quỹ chuyên dùng nhàn rỗi về Tập đoàn thông qua Công ty tài chính để cho vay và đầu tƣ có hiệu quả, tránh lãng phí, giảm dần việc điều động cấp phát. Đây là một biện pháp quan trọng tạo điều kiện để Công ty tài chính có thể thực hiện đƣợc vai trò điều hoà vốn trong Tổng công ty. Và thực tế, Công ty tài chính chỉ có thể thực hiện đƣợc tốt vai trò này chỉ khi các nguồn lực tài chính trong Tập đoàn kinh tếđƣợc tập trung qua Công ty tài chính và Công ty tài chính đƣợc thực hiện quản lý điều chuyển các nguồn vốn này cho toàn Tổng công ty.
- Giao toàn bộ phần vốn phải vay và huy động của Tập đoàn cho Công ty tài chính để VFC chủ đông có kế hoạch, với nhiều hình thức, quan hệ với nhiều đối tác nhằm sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Biện pháp này giúp Tập đoàn kinh tế dần không bao vốn qua việc cấp phát và hạn chế việc các đơn vị ỷ lại.
- Cho phép VFC nhận uỷ thác quản lý và điều hành phần vốn đầu tƣ gián tiếp qua hình thức công ty cổ phần nhằm điều chuyển vốn đúng mục tiều và hiệu quả cao hơn.
- Hoàn thiện quy chế giao VFC tƣ vấn quản lý vốn của Tập đoàn kinh tế ở các doanh nghiệp thành viên, các công ty cổ phần và thúc đẩy nhanh chóng đƣa vào thực thi.
- Cơ chế tài chính phải có những quy định đảm bảo tính tự chủ về tài chính của các đơn vị thành viên, nâng cao sự hoà nhập thực sự của các đơn vị thành viên vào cơ chế thị trƣờng
KẾT LUẬN
Là một quốc gia biển, Việt Nam lại nằm trên đƣờng hàng hải Quốc tế gồm nhiều tuyến vận tải biển, huyết mạch của thế giới: Âu - Á - Mỹ, Bắc Á - Đông nam Á - Úc và ngƣợc lại. Mặt khác, công nghiệp tàu thuỷ còn có vai trò và vị trí quan trọng bảo đảm an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc. Công nghiệp tàu thuỷ là ngành công nghiệp hậu cần tạo ra cơ sở vật chất chủ yếu để thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế biển và tạo ra nội lực để phát triển đất nƣớc. Vì vậy, phát triển Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một chiến lƣợc trong toàn bộ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc, có khả năng mở ra các bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng ngày một rộng lớn cả ở trong và ngoài nƣớc.
Trong các Tập đoàn kinh tế trên thế giới, hệ thống các định chế tài chính (kinh doanh các dịch vụ tài chính) có vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn. Các định chế này có sự liên kết, ràng buộc hình thành trung tâm kinh doanh và đầu tƣ tài chính của Tập đoàn. Hiện nay Tập đoàn CNTT Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện dần tổ chức theo hƣớng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trong đó đóng tàu và hàng hải là ngành kinh doanh chính. Để có thể xây dựng thành công Tập đoàn CNTT Việt Nam, việc huy động và sử dụng đa dạng các nguồn lực trong nội bộ Tập đoàn cũng nhƣ các thành phần kinh tế trong xã hội đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn tín dụng đầu tƣ cho Tập đoàn là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, việc phát triển các dịch vụ tài chính trong Tập đoàn CNTT Việt Nam thông qua hoạt động của Công ty tài chính cần phải đƣợc quan tâm đúng mức.
Các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam đang trong quá trình thí điểm thành lập. Bởi vậy nghiên cứu việc hoạt động của Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế là một vấn đề rất mới, tác giả đã cố gắng tìm tòi, vận dụng thực tiễn
hoạt động của Công ty tài chính ở Việt Nam và các Tập đoàn kinh tế trên thế giới vào Tập đoàn CNTT Việt Nam để đƣa ra các giải pháp phù hợp với thực tế của Tập đoàn CNTT Việt Nam, nhƣng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu cũng nhƣ các độc giả quan tâm để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
1. Thái Bá Cẩn - Trần Nguyễn Nam (2004), Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội.
2. Minh Châu (2005), Tập đoàn kinh tế và một số vấn đề về xây dựng Tập
đoàn kinh tế, Nhà xuất bản Bƣu điện, Hà Nội.
3. Chính phủ nƣớc CHXHCNVN (2008), Nghị định số 81/2008/NĐ-CP
ngày 29/7/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ- CP ngày 04/10/2002 về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính, Hà Nội.
4. Chính phủ nƣớc CHXHCNVN (2002), Nghị định số 79/2002/NĐ-CP
ngày 04/10/2002 về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính, Hà Nội.
5. Công ty tài chính CNTT (2007), Báo cáo tài chính năm 2006, năm 2007, năm 2008, Hà Nội.
6. Công ty tài chính CNTT (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008, Hà Nội
7. Vũ Huy Cừ (2002), Mô hình Tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội
8. Hồ Diệu (1998), Các định chế Tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 9. Trần Công Diệu (2002), Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển Công
ty tài chính ở Việt Nam, Luận văn Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
10. Võ Đình Hảo (1993), Các công cụ tài chính trong nền kinh tế thị trường, Viện khoa học tài chính, Hà Nội.
11. Trần Thị Thái Hà (2001), Nghề môi giới chứng khoán, Nhà xuất bản
12. Vũ Duy Hào (2004), Giải pháp hoàn thiện và phát triển tổ chức tài chính phi ngân hàng trong ở nước ta hiện nay, Luận văn PTS, Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.
13. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2007), Tạp chí thị trường tài chính tiền
tệ các năm 2005 - 2008, Hà Nội.
14. Vũ Thị Xuân Hƣơng (2007), Phát triển dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Luận văn tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
15. Bo Linke (2004), Các mô hình công ty mẹ- công ty con, những bài học
kinh nghiệm và bài học quốc tế với Việt Nam, Hội thảo mô hình công ty me-
công ty con, Khách sạn Sofitel Plaza tháng 3-2004.
16. Nguyễn Thị Mùi (1999), Giáo trình quản lý và kinh doanh tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
17. Nguyễn Đăng Nam (2003), “Vai trò của các Công ty tài chính trong việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam”, Tạp chí tài chính, Hà Nội.
18. Peter Nelson, Công ty mẹ- công ty con từ góc độ tài chính & kế toán,
Hội thảo mô hình công ty me- công ty con, Khách sạn Sofitel Plaza tháng 3-
2004.
19. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1997), Công văn của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam số 435/CV-NH5 ngày 7 tháng 6 năm 1997 về việc: mẫu điều lệ Công ty tài chính trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Hà Nội.
20. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1998), Thông tư số 03/1998/TT- NHNN5 ngày 20 tháng 03 năm 1998 hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép hoạt động cho các Công ty tài chính trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Hà Nội.
21. Nguyễn Đình Phan (1996), Thành lập và quản lý các Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Phạm Quang Trung (2000), Giải pháp toàn diện cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế,
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
23. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.
24. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2005), Luật đầu tư, Hà Nội.
25. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2005), Luật hàng hải, Hà Nội.
26. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2005), Luật Ngân hàng, Hà Nội.
27. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2005), Luật Chứng khoán, Hà Nội.
28. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2000), Quyết định số 107/2000/QĐ-NHNN1 ngày 4 tháng 4 năm 2000 về việc quy định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với ngân hàng quốc doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt nam, Công ty tài chính trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước và ngân hàng phục vụ người nghèo, Hà Nội.
29. Tập đoàn CNTT Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008, Hà Nội
30. Tập đoàn CNTT Việt Nam (2006), Đề án thành lập Tập đoàn CNTT Việt Nam, Hà Nội
31. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (1995), Quyết định số 104/QĐ-NH5 ngày 02 tháng 05 năm 1995 về việc ban hành mẫu điều lệ Công ty tài chính trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc, Hà Nội.
32. Viện Khoa học Tài chính (1996), Từ điển thuật ngữ Tài chính tín dụng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
33. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (2008), Tạp chí Kinh tế thế giới các năm 2005- 2008, Hà Nội.
34. Viện Khoa học Tài chính (1996), Từ điển thuật ngữ Tài chính tín dụng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
35. Golberto M.Llanto, Edgardo Garcia anh Ruth Callanta (1997), An assessment of the capcity and financial performance of Microfinance Institutions: The Philippine cas, Journal of Philippine Development
36. Interim working party report (2003), risk and capital assessment and supervision in financial firms, Finace and invesment conference, New York.
37. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
38. http: //www.CNooc.com, 2008. 39. http: //www.ge.com, 2008. 40. http: // www.lg.com, 2008. 41. http: // www.Siemens.com, 2008. 42. http:// www.Samsung.com, 2008. 43. http:// www.Toyota.com, 2008.