Lãi suất bình quân cho vay, gửi tiền liên ngân hàng được xác định hàng ngày trên cơ sở lãi suất giao dịch thực tế của các TCTD, phản ánh cung, cầu vốn trên thị trường. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam qua các năm 2007 – 2011 cho thấy một số xu hướng, đặc điểm như:
Thứ nhất, lãi suất ngắn hạn (như các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần) có biên
độ dao động lớn hơn so với lãi suất dài hạn (như 6 tháng) chứng tỏ các giao dịch cho vay, gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn chủ yếu đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng.
Hình 2.3: Diễn biến lãi suất giao dịch bình quân qua đêm TTCVGT 2007-2011
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Thứ hai, lãi suất liên ngân hàng cũng thể hiện tính mùa vụ của thị
trường liên ngân hàng Việt Nam khi các mức lãi suất qua các năm đều có xu hướng tăng lên vào những tháng cuối năm, giáp Tết nguyên đán – là những dịp mà nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, phục vụ tiêu dùng của người
67
dân và nền kinh tế tăng cao làm tăng nhu cầu vốn của các TCTD, đẩy lãi suất liên ngân hàng gia tăng.
Thứ ba, có sự gia tăng trong mặt bằng lãi suất giao dịch trên thị
trường cho vay gửi tiền liên ngân hàng qua các năm, điển hình là mặt bằng lãi suất giao dịch của năm 2011 có sự tăng cao rõ rệt, cao hơn hẳn so với các năm trước, mặt bằng lãi suất năm 2011 dao động từ 12% - 14% và không có sự phân biệt rõ rệt giữa lãi suất các kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài. Diễn biến này là do năm 2011, nền kinh tế bước vào giai đoạn khó khăn, nguồn huy động vốn trong nền kinh tế khan hiếm với mức lãi suất huy động của kỳ hạn từ 1 tháng trở lên luôn ở mức trên 14% và có hiện tượng cào bằng lãi suất giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài; các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro cao khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng cao. Sự khan hiếm vốn trên thị trường 1, hoạt động tín dụng gặp nhiều rủi ro đã kéo theo sự gia tăng trong chi phí vốn trên TTLNH.
Hình 2.4: Diễn biến lãi suất giao dịch bình quân kỳ hạn 1 tuần TTCVGT 2007-2011
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Thứ tư, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong các năm thuộc
giai đoạn 2007 – 2011 nhìn chung tương đối ổn định, không có sự biến động quá lớn giữa các tháng trong năm. Tuy nhiên, chỉ riêng năm 2008, lãi
68
suất thị trường có sự biến động trồi/sụt mạnh giữa các tháng. Cụ thể, đáng chú ý nhất là vào các tháng 6 và 7, khi TTTT, tín dụng tăng trưởng quá “nóng”, nhu cầu vốn của các ngân hàng tăng mạnh đã làm cho lãi suất TTLNH tăng cao ở tất cả các kỳ hạn (tháng 07/2008 lãi suất giao dịch bình quân của các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần lên đến 20%/năm). Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành quy định về trần lãi suất chấn chỉnh kịp thời các hiện tượng cho vay với lãi suất vượt 150% lãi suất cơ bản của NHNN, cùng những giải pháp điều hành CSTT linh hoạt đã làm cho lãi suất TTLNH ổn định hơn, mặt bằng lãi suất đã giảm dần và chỉ cao hơn một chút so với mặt bằng lãi suất năm 2007 trong những tháng cuối năm.
Hình 2.5: Diễn biến lãi suất giao dịch bình quân kỳ hạn 1 tháng TTCVGT 2007-2011
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Thứ năm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam chịu sự
ảnh hưởng, tác động khá nhạy bén từ các thay đổi, mục tiêu CSTT của NHNN. Trong năm 2008, nền kinh tế trải qua thời kỳ lạm phát cao, Chính phủ ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, do đó Chính sách tiền tệ được thắt chặt. Bước sang năm 2009, sau khi lạm phát đã được kiềm chế, tình hình kinh tế, tài chính và tiền tệ đã dần đi vào ổn định. Với mục tiêu hàng đầu là chống suy giảm kinh tế, đầu năm 2009, NHNN đã thực hiện nới lỏng
69
CSTT, khuyến khích các TCTD mở rộng cho vay đối với nền kinh tế. Đầu tháng 2/2009, lãi suất cơ bản từ 8,5%/năm (từ cuối tháng 12/2008) đã giảm xuống còn 7%/năm và mức lãi suất này được duy trì cho đến cuối năm 2009, theo đó, nhìn chung, mặt bằng lãi suất trên TTLNH năm 2009 có sự sụt giảm đáng kể ở tất cả các kỳ hạn so với lãi suất bình quân năm 2008.
Hình 2.6: Diễn biến lãi suất giao dịch bình quân kỳ hạn 6 tháng TTCVGT 2007-2011
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Lãi suất liên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trên TTTT. Nó không chỉ là cơ sở để các TCTD và các thành viên thị trường xác định lãi suất huy động và cho vay của mình mà còn cung cấp những thông tin hữu ích cho NHNN trong điều hành CSTT. Việc theo dõi cập nhật các thông tin về TTLNH đã giúp NHNN thực hiện tốt vai trò giám sát của mình đối với hoạt động TTTT, không để lãi suất thị trường bị đẩy lên quá cao, góp phần ổn định TTTT. Lãi suất trên TTLNH có mối quan hệ mật thiết với các mức lãi suất điều hành khác trên TTTT như lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất chiết khấu,... Một sự điều chỉnh tăng/giảm hay giữ ổn định trong các lãi suất điều hành của NHNN thường có tác động cùng chiều tới lãi suất thị trường liên ngân hàng.
70
Hình 2.7: Lãi suất qua đêm liên ngân hàng và lãi suất chào mua NVTTM năm 2010
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Cụ thể như trong năm 2010, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định thị trường tài chính, cân bằng mục tiêu lạm phát và tăng trưởng. Lãi suất cơ bản được duy trì ở mức 8%/năm trong suốt 10 tháng đầu năm, sau đó được nâng lên 9%/năm từ 11/2010 [19]. Theo đó, mặt bằng lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng nhìn chung khá ổn định so với năm 2009. Đồng thời, lãi suất qua đêm liên ngân hàng và lãi suất chào mua NVTTM năm 2010 khá sát nhau.
Như vậy có thể thấy, lãi suất trên TTLNH Việt Nam đã phần nào phản ánh được cung – cầu vốn khả dụng và tình hình thanh khoản của các TCTD, đã phản ánh được những biến động trong điều kiện kinh tế và những thay đổi trong mục tiêu điều hành chính sách của NHNN.