2.2.2.1. Hoạt động cho vay, gửi tiền liên ngân hàng
Các thành viên được tham gia giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại Việt Nam, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Trong đó, ngân hàng thương mại Việt Nam và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các thành viên tham gia chủ yếu và tích cực trong các giao dịch cho vay, gửi tiền.
Hiện nay, trên TTLNH Việt Nam, các nhu cầu cho vay/đi vay, gửi tiền/nhận tiền gửi được khớp nối với nhau thông qua thỏa thuận trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua hệ thống giao dịch thuê bao (giao dịch phi tập trung) do hãng Thomsons Reuters cung cấp. Sau khi một thỏa thuận giao dịch đã đạt được, việc xác nhận giao dịch được xác nhận bằng văn bản thông qua fax hoặc in ra từ hệ thống giao dịch Reuter. Các giao dịch đã được xác nhận sau đó được chuyển sang bộ phận thanh toán (thường là phòng thanh toán của các ngân hàng) để thực hiện các lệnh chuyển tiền và thanh toán. Hoạt động thanh
54
toán cho các giao dịch cho vay, gửi tiền trên TTLNH ở Việt Nam có thể được thực hiện dưới 03 hình thức là thanh toán song phương (hai TCTD có quan hệ tín dụng mở tài khoản thanh toán tại nhau, việc thanh toán chỉ cần điều chuyển tiền giữa hai tài khoản), thanh toán đa phương (một số TCTD có thỏa thuận thanh toán bù trừ lẫn nhau) và thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (hệ thống do NHNN Việt Nam cung cấp, việc thanh toán được thực hiện trên tài khoản tiền gửi của các TCTD mở tại NHNN).
Hình 2.1: Hoạt động cho vay, gửi tiền trên TTLNH Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Để thực hiện giao dịch cho vay/gửi tiền lẫn nhau các TCTD trên TTLNH Việt Nam thường xác định hạn mức tín dụng cho đối tác, hạn mức này được xác định dựa trên mức độ tín nhiệm, quy mô hoạt động,... Các giao dịch vay, nhận gửi tiền trong phạm vi hạn mức không phải thế chấp. Đối với các giao dịch ngoài phạm vi hạn mức thường phải có thế chấp bằng GTCG (trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN, trái phiếu do NH Phát triển phát hành, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp lớn,…) hoặc ký quỹ (hoặc gửi) số tiền tương ứng bằng VND hoặc ngoại tệ. Yêu cầu về thế chấp
Bên cho vay, gửi tiền Bên đi vay, nhận tiền gửi 1. Thỏa thuận GD - Trực tiếp; - Điện thoại; - Reuter,…. 2. Xác nhận GD - Fax; - Reuter Song phương Thanh toán điện tử LNH Đa phương 3. Thanh toán
55
GTCG thường đơn giản, đôi khi không cần phải chuyển giao GTCG mà chỉ cần xác nhận là bên vay đang nắm giữ các loại GTCG đó. Và khi thực hiện các giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng, các TCTD ký hợp đồng tiền gửi/cho vay. Tuy nhiên, các TCTD chưa áp dụng một hợp đồng chuẩn chung cho các giao dịch mà thường áp dụng các hợp đồng ký từng lần.
Thời hạn cho vay, gửi tiền phổ biến là dưới 3 tháng. Lãi suất cho vay, gửi tiền được xác định hàng ngày, phù hợp với cung, cầu vốn và lãi suất thị trường. Hoạt động cho vay, gửi tiền ở Việt Nam mang tính mùa vụ cao, đặc biệt là vào các dịp cuối năm (tăng cao trong các tháng 10, 11, 12 và gần dịp Tết cổ truyền như tháng 1). TCTD Nhà nước và một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài là những tổ chức cung ứng tiền đồng chủ yếu trên thị trường do có lợi thế huy động vốn, trong khi đó các tổ chức tín dụng cổ phần nhỏ chủ yếu đi vay, nhận tiền gửi do tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các tổ chức tín dụng cổ phần này rất nhanh.
Bảng 2.1: Doanh số giao dịch cho vay, gửi tiền 2007-2011
Đơn vị: tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 06 tháng đầu năm 2012 Tháng 1 169.206 704.515 206.238 309.998 501.055 595.551 Tháng 2 110.723 213.592 254.617 227.825 377.518 750.905 Tháng 3 165.494 229.016 281.914 355.343 528.917 801.364 Tháng 4 168.926 187.790 220.437 349.317 470.084 584.383 Tháng 5 219.273 294.601 273.194 352.963 402.512 533.952 Tháng 6 187.412 198.507 281.084 453.386 565.677 542.538 Tháng 7 221.773 251.903 299.774 438.846 636.743 - Tháng 8 505.835 210.349 258.254 428.347 540.926 - Tháng 9 161.215 216.304 293.222 377.245 477.253 Tháng 10 196.093 252.525 314.020 525.645 702.269 - Tháng 11 225.783 219.810 362.983 549.923 740.965 - Tháng 12 297.976 318.621 493.130 667.627 952.487 - Tổng 2.629.709 3.297.533 3.538.867 5.036.465 6.896.406 3.808.693 BQ/tháng 219.142 274.794 294.906 419.705 574.701 634.782
56
Doanh số giao dịch cho vay, gửi tiền trên TTLNH có sự tăng lên đáng kể qua các năm trong giai đoạn 2007 – 2011, với tốc độ tăng trưởng tăng dần theo các năm. Từ năm 2007 sang đến năm 2008, tổng doanh số cho vay, gửi tiền tăng khoảng 668 nghìn tỷ đồng, tương đương 25%. Năm 2010, tổng doanh số giao dịch trên thị trường cho vay gửi tiền liên ngân hàng cũng có sự tăng trưởng rõ rệt so với các năm trước đó, tăng hơn 42% so với năm 2009 và tăng gần 92% so với năm 2007. Sang đến năm 2011, tổng doanh số giao dịch toàn thị trường vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt khoảng 6.896 nghìn tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010 và tăng gấp 2,6 lần so với tổng doanh số giao dịch năm 2007.
760 922 2.629 3.297 3.538 5.036 6.896 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Doanh số Nghìn tỷ đồng
Hình 2.2: Biến động doanh số giao dịch cho vay, gửi tiền 2005-2011
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Các giao dịch cho vay gửi tiền trên TTLNH Việt Nam tập trung chủ yếu ở các kỳ hạn dưới 1 tháng, với tỷ trọng của các kỳ hạn này chiếm khoảng trên 80% so với doanh số giao dịch; trong đó riêng doanh số giao dịch qua đêm đã chiếm khoảng 40% - 50% tổng doanh số giao dịch toàn thị trường. Hình thức giao dịch chủ yếu trên thị trường cho vay, gửi tiền liên ngân hàng là gửi tiền, với tỷ trọng của các giao dịch gửi tiền chiếm tới khoảng 80% - 90% trong tổng doanh số giao dịch hàng tháng của các TCTD.
57
Như vậy có thể thấy, doanh số giao dịch trên thị trường có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Điều đó chứng tỏ TTLNH Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh cả về quy mô và doanh số giao dịch, giúp cung cấp nguồn vốn thanh khoản cho các TCTD, góp phần không nhỏ đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, với đặc điểm các giao dịch không bảo đảm, đặc biệt là hoạt động gửi tiền chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu trên thị trường cũng tạo ra một rủi ro nhất định cho hoạt động cho vay, gửi tiền trên TTLNH Việt Nam khi mà trong những giao dịch này các quy định, điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia không được chặt chẽ như đối với những giao dịch cho vay. Mặc dù chưa xảy ra tranh chấp nào liên quan tới giao dịch cho vay, gửi tiền liên ngân hàng, nhưng trên thị trường cũng đã xuất hiện những trường hợp các TCTD đi vay, nhận tiền gửi từ TCTD khác nhưng không hoàn trả tiền đúng thời hạn. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp một số TCTD sử dụng vốn huy động qua TTLNH chủ yếu với mục đích mở rộng tín dụng. Do đó, trong thời gian tới, NHNN cần có những điều chỉnh về cơ chế chính sách để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của luồng vốn trên TTLNH.
Bên cạnh đó, việc các TCTD khi tham gia thị trường phải tự đi tìm đối tác cho các nhu cầu vốn của mình mà vắng bóng nhà môi giới là một hạn chế cho sự phát triển của TTLNH Việt Nam; tốn kém về thời gian, chi phí; và một phần tạo nên sự manh mún trên của thị trường khi mà các TCTD chỉ thường giao dịch trong nhóm với nhau. Những bất cập này cho thấy đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống các nhà môi giới trên TTLNH Việt Nam là cần thiết.
2.2.2.2. Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở được NHNN đưa vào thực hiện từ 7/2000. Các giao dịch mua bán GTCG giữa NHNN với các TCTD qua NVTTM được thực hiện qua hình thức giao dịch tập trung do NHNN tổ chức; từ năm 2007 đến nay được NHNN thực hiện qua phần mềm giao dịch AFD. Hiện nay, để
58
thực hiện giao dịch NVTTM, các TCTD kết nối mạng với NHNN, đăng nhập hệ thống; trước mỗi phiên đấu thầu, NHNN thông báo thông tin chào thầu cho các thành viên; căn cứ các thông tin chào thầu của NHNN và nhu cầu vốn của mình, các thành viên thực hiện đặt thầu. Việc xét thầu sẽ được thực hiện tự động trên hệ thống của NHNN căn cứ vào đơn đặt thầu của các thành viên, số lượng và loại hình GTCG của các thành viên trên tài khoản và các tiêu chí xét thầu của NHNN.
Các thành viên được phép tham gia NVTTM là các TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD có đủ các điều kiện như có tài khoản tiền gửi mở tại NHNN, có đủ phương tiện cần thiết để tham gia NVTTM như máy fax, máy tính nối mạng internet, có đơn đăng ký tham gia NVTTM. Trên thực tế, thành viên tham gia NVTTM với NHNN hiện nay chủ yếu là các NHTM.
Bảng 2.2: Số lượng thành viên tham gia NVTTM 2007-2011
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Số lượng
thành viên 21 34 37 50 60
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Các thành viên tham gia NVTTM ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về loại hình TCTD. Cụ thể như, năm 2009 có 37 thành viên tham gia, trong đó bao gồm 05 NHTM Nhà nước (doanh số trúng thầu chiếm tỷ trọng 45%), 23 NHTM Cổ phần (doanh số trúng thầu chiếm tỷ trọng 52.5%), 09 Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (doanh số trúng thầu chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 2.5%). Năm 2010, thành viên tham gia NVTTM đã tăng lên 50 thành viên, chiếm gần 50% số lượng TCTD toàn hệ thống, và cao gấp 1,4 lần so với năm 2009; trong đó bao gồm 05 NHTM Nhà nước, 31 NHTM Cổ phần, 10 Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đã có sự tham gia của 04 TCTD phi ngân hàng.
59
Bảng 2.3: Khối lượng giao dịch NVTTM từ 2007-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Khối lượng dự kiến
Khối lượng đăng ký hợp lệ
Khối lượng trúng thầu Mua Bán 2005 134.710 195.740 100.679 1.800 2006 142.550 324.850 36.833 89.102 2007 2.006.100 718.578 60.495 356.844 2008 1.359.823 4.030.675 947.206 88.860 2009 1.113.000 3.613.330 966.811 100 2010 2.905.300 4.039.045 2.101.420 7.295 2011 2.992.000 5.973.652 2.800.872 0
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Cuối năm 2007, đầu năm 2008, nền kinh tế trải qua một giao đoạn lạm phát cao, Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát. Chính sách tiền tệ được thắt chặt được thực hiện trong những tháng đầu năm 2008, có thể thấy khối lượng đấu thầu NHNN dự kiến thực hiện qua các phiên đấu thầu NHVTTM trong năm 2008 giảm gần ½ so với năm 2007, đồng thời tăng tần suất thực hiện các phiên bán (một ngày tổ chức 02 phiên đấu thầu – 1 phiên bán và 1 phiên mua). Cũng trong năm 2008, vốn huy động qua hệ thống ngân hàng chỉ tăng 7,1% so với năm 2007, thấp hơn nhiều so với mức tăng gần 24% của cùng kỳ năm trước; trong khi đó cung tín dụng vẫn tiếp tục đà tăng của năm 2007, đến cuối quý I năm 2008 mức tăng tín dụng lên tới đỉnh điểm 63%. Những tác động này đã khiến nhu cầu thanh khoản của hệ thống ngân hàng tăng cao, khiến thị trường mở có những diễn biến đảo chiều khi mà nhu cầu vốn của các TCTD qua thị trường này tăng cao gấp gần 4 lần so với khối lượng NHNN dự kiến thực hiện qua kênh NVTTM. Tổng doanh số giao dịch năm 2008 là 1.036.066 tỷ đồng, tăng 618.727 tỷ đồng (tăng 148%) so với năm
60
2007. Tuy con số tăng ấn tượng, nhưng doanh số trúng thầu chỉ đạt 25% so với nhu cầu vốn của các TCTD và gần như 100% lượng tiền dự kiến cung ra thị trường qua NVTTM đều trúng thầu. Trong năm 2008, NHNN thực hiện 401 phiên đấu thầu, tăng 46 phiên so với năm 2007, tần suất các phiên đấu thầu NVTTM là 2 phiên đấu thầu/ngày (1 phiên bán và 1 phiên mua). Tuy nhiên, do thiếu vốn nên các phiên NHNN bán hầu như không có TCTD nào tham gia, doanh số trúng thầu chỉ đạt 88.860 tỷ đồng, giảm 267.984 tỷ đồng so với năm 2007 (giảm gần 3 lần). Đồng thời, do thiếu vốn, các TCTD đã đặt thầu với mức lãi suất rất cao. Thời điểm sau Tết nguyên đán, lãi suất đặt thầu có lúc lên tới 40%/năm và lãi suất trúng thầu là 30,1%/năm. Trước tình hình trên, NHNN đã áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng (lãi suất do NHNN công bố trước) nên lãi suất giảm dần từ 15% xuống các mức 14%, 13%, 10% và 9%.
Những tín hiệu và kết quả thực hiện qua NVTTM cũng đã có tác động nhất định góp phần thực hiện mục tiêu kìm chế lạm phát trong năm 2008 nhưng cũng đồng thời cung ứng thanh khoản kịp thời cho các TCTD để đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống.
Năm 2009, khi lạm phát đã được kiềm chế, Chính phủ đặt ưu tiên cho mục tiêu chống suy giảm kinh tế, theo đó, với mục tiêu khuyến khích các TCTD mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, 6 tháng đầu năm 2009, NHNN không tổ chức các phiên đấu thầu bán Tín phiếu NHNN để thu tiền về mà chỉ thực hiện các phiên mua có kỳ hạn 14 ngày (1 phiên/ngày) nhằm đáp ứng linh hoạt nhu cầu vốn khả dụng cho các TCTD. Chỉ từ tháng 7/2009, căn cứ tín hiệu thị trường NHNN tổ chức thêm các phiên bán hẳn; với tần suất 1 ngày 2 phiên đấu thầu, trong đó 1 phiên mua kỳ hạn (kỳ hạn 7 ngày hoặc 14 ngày) và 1 phiên bán hẳn (kỳ hạn 91 và 182 ngày); tuy nhiên, trong số 68 phiên đấu
61
thầu bán Tín phiếu NHNN chỉ có 2 phiên bán trúng thầu với doanh số đạt 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do tình hình thanh khoản của các TCTD đã được cải thiện và đang trong tình trạng dư thừa vốn khả dụng nên doanh số trúng thầu năm 2009 chỉ đạt 74% so với lượng tiền dự kiến đưa ra thị trường của NHNN. Diễn biến này trái ngược so với năm 2008.
Do NHNN đã áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng, lãi suất thống nhất nên lãi suất giao dịch NVTTM năm 2008 luôn giữ ổn định, lãi suất mua có kỳ hạn duy trì ở mức 7%/năm, gần với mức lãi suất cơ bản trong cùng kỳ. Từ ngày 01/12/2009, lãi suất mua có kỳ hạn tăng lên 8%/năm, theo mức tăng lãi suất cơ bản được công bố. Lãi suất bình quân các phiên bán là 7,21%/năm, không chênh lệch nhiều so với lãi suất cơ bản trong kỳ.
Năm 2010, do lãi suất huy động tăng cao tình hình thanh khoản của các TCTD gặp nhiều khó khăn, NHNN đặt ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ năm 2010 linh hoạt, thận trọng và chặt chẽ để kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đối với nền kinh tế, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, bảo đảm khả năng an toàn thanh toán của hệ thống ngân hàng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu vốn cho các TCTD, Ngân hàng Nhà nước tổ chức 491 phiên đấu thầu NVTTM, trong đó chỉ có 1 phiên duy nhất bán hẳn, còn lại 490 phiên mua có kỳ hạn GTCG với khối lượng tiền dự kiến cung ra thị trường cao gấp gần 3 lần so với năm 2009. Tổng doanh số trúng thầu mua có kỳ hạn là 2.101 nghìn tỷ đồng gấp đôi so với năm 2009, và gần như 100% khối lượng tiền dự kiến cung ứng đều trúng thầu.
Chính việc kịp thời hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD qua kênh NVTTM, đã góp phần đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng; đồng thời việc duy trì ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn kết hợp với điều
62
hành linh hoạt NVTTM đã giúp điều chỉnh giảm và ổn định lãi suất huy động