Phát triển thị trường liên ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (Trang 30)

Thị trường tiền tệ nói chung và thị trường liên ngân hàng nói riêng của mỗi quốc gia, khu vực đều có lịch sử hình thành, phát triển và có những quan điểm phát triển khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại việc phát triển TTLNH đều phải đạt được các tiêu chí sau:

- Phát triển một hệ thống thể chế, khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho việc hình thành và phát triển của thị trường liên ngân hàng, thông qua một hệ thống pháp lý từ cao đến thấp từ luật, nghị định cho đến các thông tư, quyết định, quy trình,…

- Phát triển một cấu trúc thị trường hoàn thiện, như: có sự tham gia đầy đủ và tích cực của tất cả các chủ thể (NHTƯ, TCTD, các nhà kinh doanh sơ cấp, hệ thống môi giới tiền tệ,…); các thị trường bộ phận hoàn thiện và hoạt động hiệu quả, phát huy được vai trò của mình;…

24

- Phát triển năng lực hoạt động của thị trường: năng lực (quản lý và kinh doanh) của các chủ thể tốt; sự liên kết giữa các thị trường bộ phận phải chặt chẽ; hệ thống công nghệ của thị trường hiện đại, an toàn, hiệu quả; các giao dịch nghiệp vụ của thị trường diễn ra sôi động, phong phú; thị trường liên ngân hàng có khả năng kết nối cao với các thị trường khác trong nước và thị trường tài chính quốc tế.

- Phát triển các hoạt động hỗ trợ thị trường: tổ chức được một hệ thống giao dịch dựa trên nền tảng công nghệ thông tin cho thị trường; hệ thống thông tin thị trường kịp thời, phong phú, chính xác; đảm bảo nguồn vốn để hỗ trợ thiết lập và vận hành các hệ thống công nghệ của thị trường (giao dịch, thống kê, thông tin,…), chủ yếu là từ ngân sách nhà nước và có thể huy động thêm các nguồn vốn khác như vốn vay, vốn tài trợ,…

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)