Chủ thể và năng lực tham gia trên thị trường liên ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (Trang 59)

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: NHNN tham gia TTLNH trước hết với tư cách là người tổ chức NVTTM. NHNN Việt Nam tổ chức thực hiện các giao dịch NVTTM qua mạng giao dịch tập trung do NHNN Việt Nam cung cấp; qua đó các TCTD đủ điều kiện là thành viên theo quy định của NHNN có thể thực hiện đấu thầu NVTTM thông qua mạng máy tính kết nối với hệ thống đấu thầu điện tử của NHNN. Đồng thời, với vai trò là một thành viên đặc biệt của thị trường mở, NHNN Việt Nam tiến hành mua/bán GTCG với các TCTD nhằm điều hòa nguồn vốn thanh khoản của các TCTD và thực hiện mục tiêu CSTT.

Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam còn tham gia TTLNH với một chức năng quan trọng là tổ chức, theo dõi, giám sát hoạt động của TTLNH để phục vụ mục tiêu điều hành CSTT quốc gia. NHNN ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động của TTLNH; cung cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; thiết lập hệ thống báo cáo thống kê, các kênh thông tin liên lạc để nắm bắt hoạt động của thị trường; theo dõi, phân tích và dự báo nguồn vốn khả dụng của các TCTD để can thiệp nhằm điều tiết TTLNH kịp thời, an toàn, hiệu quả theo mục tiêu của CSTT,…

- Tổ chức tín dụng: Là thành viên chính trên TTLNH, hiện nay, TTLNH Việt Nam có khoảng trên 110 TCTD được phép tham gia bao gồm

53

các ngân hàng thương mại Việt Nam, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô (tuy nhiên, hiện nay chưa có sự tham gia của loại hình tổ chức này); trong đó các NHTM là thành viên hoạt động chủ yếu trên thị trường này, thường chiếm trên 90% doanh số giao dịch của thị trường. Cũng tương tự như TTLNH các quốc gia khác, các TCTD tham gia TTLNH Việt Nam với mục đích chủ yếu là đảm bảo cân đối nguồn vốn trong ngắn hạn thông qua việc tìm kiếm nguồn vốn thanh khoản đáp ứng các nhu cầu thanh khoản tạm thời và tìm kiếm cơ hội đầu tư an toàn cho khoản vốn nhàn rỗi.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (Trang 59)