Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (Trang 50)

Việt Nam

2.1.1 Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam ngân hàng Việt Nam

2.1.1.1. Đối với hoạt động cho vay, gửi tiền liên ngân hàng:

Trước năm 1990, tại Việt Nam chưa hình thành thị trường liên ngân hàng vì thời điểm đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp. Giai đoạn 1990-1992, TTLNH hầu như không hoạt động do các TCTD đều mới thành lập. Chỉ thị số 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992 là văn bản pháp lý đầu tiên của NHNN về quan hệ tín dụng giữa các TCTD. Thời gian đầu, do các TCTD chưa quen với hình thức giao dịch này và chưa có tín nhiệm lẫn nhau nên quan hệ tín dụng giữa các TCTD hầu như không phát sinh. Để thúc đẩy hoạt động tín dụng giữa các TCTD, ngày 10/07/1993, NHNN ban hành Quyết định số 132/QĐ-NH14 về việc thành lập TTLNH. Theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của TTLNH ban hành kèm theo Quyết định số 114/QĐ-NH14 ngày 21/06/1993 của Thống đốc NHNN, các TCTD giao dịch qua trung tâm giao dịch TTLNH do NHNN tổ chức. NHNN đóng vai trò là người môi giới giữa bên vay và bên cho vay, đồng thời, thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng thông qua việc cho vay thanh toán bù trừ và cho các thành viên vay. Theo Quy chế, hàng tuần, các TCTD là thành viên của TTLNH (38 thành viên) gặp nhau tại NHNN để chào cho vay/đi vay. Trên cơ sở khối lượng, lãi suất chào của các thành viên, NHNN cân đối cung cầu, xác định khối lượng giao dịch và lãi suất giao dịch. NHNN tham gia thị trường với vai trò vừa là

44

người điều hành, vừa là trung gian giao dịch và vừa là người cho vay cuối cùng trên thị trường. Với mô hình này, NHNN đã tạo cơ hội cho các TCTD hiểu biết lẫn nhau trong điều kiện nhiều TCTD mới được thành lập, quy mô hoạt động còn hạn chế, chưa tạo được uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ sau 23 phiên giao dịch, các thành viên thị trường nhận thấy việc giao dịch qua thị trường do NHNN tổ chức (thị trường tập trung) có nhiều hạn chế, như: TCTD phải mất phí tham gia thị trường, mất thời gian nhưng hiệu quả không cao do phần lớn các nhu cầu đi vay/cho vay của các thành viên không khớp nhau, thị trường chỉ họp 1 tuần/1 phiên, do đó, không đáp ứng được nhu cầu vốn phát sinh hàng ngày của TCTD.

Để khắc phục những tồn tại trên, ngày 6/10/1993, NHNN ban hành Quyết định số 190/QĐ-NH14 sửa đổi, bổ sung Quy chế và nội dung hoạt động của TTLNH ban hành kèm theo Quyết định số 114/QĐ-NH14, theo đó, quy định chuyển từ hình thức giao dịch tập trung tại Trung tâm sang hình thức giao dịch qua điện thoại, fax vào tất cả các ngày trong tuần. Các thành viên có nhu cầu vay mượn có thể trao đổi trực tiếp với nhau hoặc có thể giao dịch bằng điện thoại qua Trung tâm. Để thúc đẩy các giao dịch trên TTLNH, đặc biệt là các giao dịch vốn bằng ngoại tệ, NHNN ban hành Quy chế bảo lãnh vay vốn trên TTLNH kèm theo Quyết định số 189/QĐ-NH14.

Trong giai đoạn này, hoạt động của TTLNH mới ở mức độ sơ khai. Các TCTD mới được thành lập nên chưa thực sự có nhu cầu về vốn và chưa có thói quen khai thác vốn lẫn nhau. Việc NHNN tổ chức mô hình TTLNH tập trung là bước phát triển cần thiết trong thời kỳ hệ thống ngân hàng mới chuyển từ hệ thống 1 cấp sang 2 cấp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thị trường phát triển, giúp các thành viên thị trường có điều kiện tìm hiểu nhau, chắp nối cung cầu trên thị trường. Mô hình TTLNH tập trung đã giúp các TCTD mới được thành lập làm quen với phương thức huy động vốn qua TTLNH; sử

45

dụng được nguồn vốn ngoại tệ của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đầu tư cho nền kinh tế, đồng thời, cũng giúp cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị hạn chế về huy động tiền VND (theo quy định) đáp ứng nhu cầu tiền VND của mình thông qua giao dịch trên TTLNH. Tuy nhiên, mô hình trên cũng bộc lộ những điểm hạn chế làm vai trò của TTLNH tập trung giảm đi, do đó, khi các TCTD xây dựng được mối quan hệ tín nhiệm trong giao dịch vay mượn thì các TCTD không giao dịch thông qua Trung tâm nữa, nhất là khi NHNN bỏ quy định về việc bảo lãnh cho vay trên thị trường. Vì vậy, NHNN không nắm bắt được thông tin của thị trường. Mặt khác, giao dịch qua TTLNH tập trung thời gian này phải thực hiện thủ công, chưa có hệ thống máy tính nối mạng nên việc thực hiện giao dịch còn nhiều bất tiện.

Ngày 15/10/2001, NHNN ban hành quy định về cho vay giữa các TCTD (Quyết định 1310/2001/QĐ-NHNN) thay thế các quy định về TTLNH trước đây. Quy định tại Quyết định trên tạo điều kiện thông thoáng cho các TCTD chủ động giao dịch, tuy nhiên, có một số nội dung cần quy định cụ thể hơn để làm cơ sở pháp lý cho các TCTD thực hiện, như: cơ sở pháp lý cho việc xác nhận các giao dịch liên ngân hàng, hợp đồng chuẩn áp dụng trong giao dịch cho vay, gửi tiền,... Phần lớn NHTƯ các nước không ban hành các quy định về hoạt động trên TTLNH. Tuy nhiên, do TTLNH Việt Nam có các đặc thù riêng nên việc ban hành cơ chế về giao dịch TTLNH là cần thiết.

Là một bước tiến gần hơn đến một TTLNH hoạt động hiệu quả, an toàn hơn và tiến gần hơn tới các thông lệ quốc tế, ngày 18/6/2012, NHNN đã ban hành Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Quyết định 1310/2001/QĐ-NHNN. Thông tư mới bổ sung quy định về hoạt động mua, bán có kỳ hạn GTCG (hoạt động repo) giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm đưa hoạt động repo vào quy định có quy

46

chuẩn; Đồng thời nhằm tăng tính an toàn hơn cho TTLNH, Thông tư 21/2012/TT-NHNN bổ sung điều khoản quy định các điều kiện đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tham gia giao dịch trên TTLNH; Quy định thời hạn giao dịch tối đa dưới 1 năm để phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo đầy đủ các kỳ hạn làm cơ sở xây dựng đường cong lãi suất chuẩn đối với VND. Ngoài ra, còn có một số các nội dung quy định về tính pháp lý của các hình thức giao dịch điện tử, cơ sở pháp lý cho việc xác nhận các giao dịch cho vay, đi vay liên ngân hàng, một số nội dung chính của giấy xác nhận giao dịch, quy định việc áp dụng mẫu hợp đồng trong các giao dịch cho vay, đi vay và mua, bán GTCG, quyền và nghĩa vụ của các bên.

2.1.1.2. Đối với nghiệp vụ thị trường mở

Cùng với quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý của thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, hành lang pháp lý cho hoạt động của các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cũng dần được hoàn thiện. Ngày 22/9/1994, Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế phát hành tín phiếu NHNN kèm theo Quyết định số 211/QĐ-NH1 của Thống đốc NHNN. Ngày 8/3/1995, Thống đốc NHNN ký Quyết định số 61/QĐ-NHNN19 ban hành Quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc tại NHNN. Ngày 18/3/1995, Thống đốc NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường mua, bán lại tín phiếu, kèm theo Quyết định số 76/QĐ-NH14 làm cơ sở pháp lý cho thị trường thứ cấp phát triển. Theo Quyết định 76, Vụ Tín dụng được Thống đốc NHNN giao nhiệm vụ tổ chức thị trường mua bán tín phiếu giữa các thành viên thị trường (các TCTD, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư). NHNN tham gia thị trường với tư cách là thành viên, đồng thời là người tổ chức hoạt động thị trường. Các thành viên có thể đăng ký giao dịch qua Trung tâm giao dịch do NHNN tổ chức hoặc giao dịch trực tiếp với nhau. Thực tế, trong thời gian hiệu lực của Quyết định 76, không có thành viên nào đăng ký tham gia Trung tâm do

47

NHNN tổ chức vì lượng GTCG phát hành trên thị trường sơ cấp còn hạn chế, phần lớn các TCTD chưa có thói quen kinh doanh GTCG, mà chủ yếu là mua GTCG và nắm giữ đến hạn thanh toán để hưởng lãi. Một số TCTD thực hiện các giao dịch mua lại GTCG trực tiếp với đối tác, không qua Trung tâm vì Quy chế không có quy định khuyến khích các TCTD tham gia giao dịch qua

Trung tâm.

Để phát triển các công cụ tài chính, ngày 24/12/1999, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thương phiếu. Năm 2006, Quốc hội ban hành Luật Các Công cụ chuyển nhượng thay thế Pháp lệnh thương phiếu.

Quy chế về NVTTM được Thống đốc NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 9/3/2000 là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở. Từ đó đến nay, Quy chế trên đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với điều kiện phát triển của TTTT Việt Nam trong từng thời kỳ. Quy chế về NVTTM hiện hành được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 5/1/2007. Quy chế này được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/9/2008 của Thống đốc NHNN.

2.1.1.3. Đối với hoạt động mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (repos) giữa các tổ chức tín dụng

Từ năm 2004, Hiệp hội Ngân hàng đã ban hành Hợp đồng mẫu mua lại GTCG có kỳ hạn. Tuy nhiên đến nay, chưa có TCTD nào áp dụng Hợp đồng mẫu này trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn GTCG.

Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã bổ sung quy định đối với hoạt động mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm chuẩn hóa các quy định về hoạt động này; trong đó, các bên tham gia giao dịch mua, bán có kỳ hạn

48

GTCG cũng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định; các quy định về thời hạn giao dịch, phải áp dụng mẫu hợp đồng chuẩn khi thực hiện giao dịch,…

Ngoài ra, trong lộ trình phát triển thị trường tiền tệ, NHNN đang nỗ lực xúc tiến xây dựng Hợp đồng mua lại GTCG (GMRA) chuẩn toàn cầu với Phụ lục Việt Nam nhằm cung cấp một mẫu hợp đồng chuẩn cho thị trường và tiến gần hơn tới thị trường tài chính quốc tế.

2.1.1.4. Đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ liên ngân hàng

Theo Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, hiện nay, thị trường này được tổ chức theo mô hình tập trung. Theo Quy chế, các TCTD được phép kinh doanh ngoại hối phải giao dịch qua hệ thống giao dịch của Telerate, Reuters, telex hay mạng SWIFT.

2.1.1.5. Đối với hoạt động môi giới tiền tệ, các nhà giao dịch sơ cấp:

Để tăng tính linh hoạt cho TTTT, ngày 07/4/2004, Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế môi giới tiền tệ kèm theo Quyết định 351/2004/QĐ- NHNN nhằm tạo lập những chủ thể chuyên nghiệp cho thị trường. Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm này mới chỉ có NHTM Cổ phần Tiên phong được cấp phép hoạt động môi giới tiền tệ tại Việt Nam nhưng cũng không phát sinh bất kỳ hoạt động môi giới tiền tệ nào.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)