Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (Trang 43)

Thị trường tiền tệ Trung Quốc bao gồm thị trường cho vay, đi vay liên ngân hàng, thị trường mua, bán lại và thị trường tín phiếu. Các thị trường này hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (NHNDTQ).

Đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính Trung Quốc là áp dụng một sàn giao dịch điện tử thống nhất do Trung tâm Giao dịch ngoại hối Trung Quốc (CFETS) thuộc NHNDTQ cung cấp cho các thành viên thị trường. Việc cho vay liên ngân hàng được thực hiện không có bảo đảm, vì vậy, chỉ tổ chức tài chính nào đáp ứng yêu cầu mới được phép tham gia. Những ngân hàng không phải là thành viên tham gia sàn giao dịch điện tử do CFETS cung cấp phải báo cáo các giao dịch thị trường tiền tệ cho NHNDTQ.

37

Lãi suất liên ngân hàng SHIBOR được thực hiện từ 4/1/2007 đánh dấu sự ra đời của lãi suất chuẩn trên thị trường tiền tệ Trung Quốc. Lãi suất SHIBOR do Trung Tâm Cho vay Liên ngân hàng Quốc gia tại Thượng Hải (NIFC) xác định và công bố trên cơ sở lãi suất chào cho vay liên ngân hàng đồng Nhân dân tệ (RMB) của các ngân hàng được xếp hạng cao (16 ngân hàng). Các ngân hàng này phải có năng lực định giá tốt, có tín nhiệm và công bố đầy đủ thông tin.

Vào năm 2002, các TCTD phải duy trì một tỷ lệ dự trữ vượt tương đối cao do hệ thống thanh toán của NHTƯ chưa phát triển. Lãi suất trả cho phần dự trữ vượt rất cao nên không khuyến khích các TCTD giảm số tiền dự trữ vượt. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy sự phát triển của TTLNH phụ thuộc vào việc cải tổ hệ thống dự trữ và hiệu quả của hệ thống thanh toán của NHTƯ. Hoạt động cho vay liên ngân hàng vẫn tồn tại rủi ro, do đó, NHNDTQ khuyến khích thị trường repo trái phiếu phát triển vì thị trường này an toàn hơn.

Thị trường repo trái phiếu Trung Quốc được thực hiện từ năm 1991. Trong những ngày đầu, repo là một kênh giao dịch quan trọng đối với các tổ chức phi tài chính nhằm thu hút vốn từ các TCTD. Vào đầu 1997, để ngăn ngừa vốn của các ngân hàng đổ vào thị trường cổ phiếu, NHNDTQ quy định các TCTD không được tham gia vào giao dịch repo trên sàn giao dịch chứng khoán, mà chỉ được giao dịch trên thị trường repo trái phiếu liên ngân hàng. Hiện nay, có 700 tổ chức tài chính tham gia giao dịch repo liên ngân hàng. So với thị trường cho vay, đi vay, thị trường repo linh hoạt và có lãi suất ổn định hơn.

Hiện có 05 loại trái phiếu trên thị trường gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu của các tổ chức tài chính, thương phiếu, trái phiếu phát hành bằng đồng Nhân dân tệ (RMB) và trái phiếu của NHNDTQ. Các giao dịch repo chỉ được

38

thực hiện đối với các công trái hoặc GTCG do các doanh nghiệp lớn phát hành, do đó, rủi ro rất thấp. Để phát triển thị trường repo, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, trước hết phải tạo hàng hóa (GTCG) cho thị trường. Khi tham gia giao dịch, các thành viên phải ký Hợp đồng chuẩn do NHNDTQ và các thành viên thị trường xây dựng. Sau cuộc khủng hoảng Châu á, để phát huy nội lực, Trung Quốc đã phát hành một lượng lớn GTCG, do đó, thị trường GTCG phát triển mạnh. Trước giai đoạn này, khối lượng phát hành chỉ khoảng 200-300 tỷ RMB và đối tượng mua chủ yếu là nhân dân. Đến 2007, số dư GTCG do TCTD, doanh nghiệp phát hành đã lên tới 12.000 tỷ RMB và đối tượng mua mở rộng tới các tổ chức (TCTD, tổ chức tài chính khác). Việc tham gia của các tổ chức đã góp phần làm hạn chế rủi ro của thị trường. Cách thức phát hành GTCG được thực hiện theo thứ tự từ các GTCG có độ rủi ro thấp đến cao. Kết cấu bảng cân đối tài sản của các TCTD cũng thay đổi. Tỷ trọng đầu tư vào GTCG trong cơ cấu tài sản có của các TCTD trước đây chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể, nay đã lên tới 20%. Ở một số TCTD mại nhỏ, con số này lên tới 50%. Các công cụ nợ được lưu ký tại Công ty Lưu ký chứng khoán Trung ương, còn các loại cổ phiếu được lưu ký riêng tại Công ty Lưu ký cổ phiếu.

Về khuôn khổ pháp lý, NHNDTQ ban hành một loạt các quy định về đối tượng tham gia thị trường, kỳ hạn, khối lượng vay... Việc quy định giới hạn thời hạn cho vay, đi vay đối với tất cả các tổ chức tài chính nhằm ngăn ngừa việc cho vay hoặc đi vay quá mức và biến những những khoản đi vay ngắn hạn thành nguồn tài trợ dài hạn. NHNDTQ cũng ban hành Quy tắc quản lý việc cho vay và đi vay trên TTLNH.

Từ năm 1994 tới nay, cơ sở hạ tầng thị trường tiền tệ được cải tiến rõ rệt do NHNDTQ áp dụng sàn giao dịch điện tử thống nhất đối với các giao dịch thị trường tiền tệ, qua đó, các thành viên có thể chào giá, vay mượn,

39

mua, bán, đồng thời, NHNDTQ có thể thu thập các thông tin lịch sử, thông tin tức thời về giao dịch như: khối lượng, lãi suất, thời hạn giao dịch,...

Về việc cung cấp thông tin thị trường, mục tiêu của NHNDTQ là điều hành CSTT thông qua việc tác động vào thông tin, do đó, NHNDTQ rất coi trọng việc công bố thông tin cho các thành viên thị trường qua mạng CFETS và Công ty lưu ký chứng khoán.

Hệ thống môi giới tiền tệ của Trung Quốc bắt đầu hoạt động từ năm 2006. CFETS là một trong 2 công ty môi giới hiện đang hoạt động tại Trung Quốc. CFETS đóng vai trò là người tạo lập thị trường, đồng thời là trung tâm thông tin của NHNDTQ trên thị trường. CFETS là một bộ phận của NHNDTQ, được thành lập từ tháng 4/1994 với các chức năng:

- Tổ chức và cung cấp hệ thống giao dịch cho thị trường ngoại hối liên ngân hàng, cho vay bằng đồng RMB, giao dịch trái phiếu và công cụ phái sinh;

- Thanh, quyết toán các giao dịch ngoại hối; thanh toán bù trừ các giao dịch RMB và trái phiếu;

- Cung cấp hệ thống niêm yết thương phiếu trực tuyến;

- Cung cấp thông tin về thị trường tiền tệ, ngoại hối, trái phiếu để phục vụ thành viên thị trường, mục tiêu tổ chức, giám sát thị trường của NHNDTQ và thực hiện các hoạt động khác do NHNDTQ uỷ quyền.

Ở Hồng Kông (Trung Quốc), trái phiếu được giao dịch chủ yếu qua OTC, không qua SGDCK Hồng Kông (HKEx). Sản phẩm phái sinh và các cổ phiếu được niêm yết là các sản phẩm chính giao dịch tại HKEx.

Để đáp ứng nhu cầu của thành viên thị trường và yêu cầu quản lý của Chính phủ, tạo điều kiện phát triển năng lực tự giám sát của các thành viên thị trường, tháng 9/2007, 6 TCTD lớn đã đứng ra thành lập Hiệp hội các tổ chức đầu tư trên thị trường tài chính (NAFMII). NHNDTQ là cơ quan thực hiện

40

quản lý, giám sát thị trường. Hiệp hội quản lý, giám sát tính tự tuân thủ của các thành viên thị trường. Khi xây dựng quy tắc ứng xử, Hiệp hội có trách nhiệm báo cáo, thuyết minh cho các cơ quan quản lý, tuy nhiên, việc ban hành các quy tắc ứng xử không cần phải được sự phê duyệt của các cơ quan quản lý. Hiệp hội có 4 chức năng sau:

(i) Xây dựng nguyên tắc tự tuân thủ, giám sát tuân thủ và xử phạt vi phạm.

(ii) Tổ chức thị trường, tạo ra sản phẩm mới. (iii) Tổ chức hội thảo để trao đổi ý kiến.

(iv) Giúp các thành viên thu thập thông tin thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)