Còn những điểm tồn tại nhƣ trên, đánh giá một cách khách quan nguyên nhân không thể quy về mỗi ngân hàng, mà còn từ phía khách hàng.
2.3.3.1. Từ phía ngân hàng
Chi nhánh Nam Thăng Long trong những năm qua đã luôn nỗ lực cố gắng, củng cố chất lƣợng hoạt động của mình, tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế, xem xét nguyên nhân từ phía khách hàng, nhận thấy những điểm nhƣ sau:
- Quy trình thủ tục các sản phẩm cho vay áp dụng cho mọi đối tƣợng không phân biệt quy mô khoản vay nên có những điểm chƣa phù hợp với DNNVV, bất lợi hơn so với DNNN. Do đó ngân hàng cần có một quy trình cho vay riêng biệt để áp dụng cho từng đối tƣợng cá nhân, DNNVV, DN
91
lớn,… do các khách hàng có những đặc thù riêng vì vậy không nên áp dụng một quy trình cho vay chung cho mọi đối tƣợng.
- Phƣơng thức cho vay mà ngân hàng đang áp dụng đối với DNNVV chủ yếu là cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu tƣ và cho vay theo hạn mức, điều này làm hạn chế sự thu hút của ngân hàng đối với khách hàng, chƣa làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Quy trình đảm bảo tiền vay phân biệt đối xử giữa DNNN và ngoài quốc doanh về mức cho vay không có TSĐB tối đa, thêm vào đó, dù ngân hàng đã định giá TSĐB cao hơn so với giá của NN tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với giá thị trƣờng nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Bên cạnh đó là thị trƣờng bất động sản còn nhiều bất ổn, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá TSĐB một cách chính xác. Do đó chƣa thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của một số DNNVV, gây khó khăn cho các DN này khi vay vốn.
- Ngân hàng thiếu những thông tin đầy đủ, chính xác về DNNVV, do khả năng thu thập và xử lý thông tin còn hạn chế, thông tin có đƣợc chủ yếu đƣợc cung cấp từ phía khách hàng, không đảm bảo tính chính xác. Vì thế mà ngân hàng buộc phải có những hạn chế khi cho vay DNNVV do rủi ro thông tin.
- Cán bộ cho vay của ngân hàng tuy đảm bảo về mặt chất lƣợng, tuy nhiên số lƣợng vẫn còn khá ít, chƣa tƣơng xứng với quy mô DNNVV trong quận Cầu Giấy, do đó đôi khi ngân hàng còn gặp khó khăn trong việc bố trí cán bộ trong công tác tìm kiếm khách hàng, quản lý cho vay.
2.3.3.2. Từ phía DNNVV
Những hạn chế trong chất lƣợng cho vay đối với DNNVV không chỉ từ phía ngân hàng mà còn xuất phát từ chính bản thân DN:
- Khó khăn từ quy mô vốn nhỏ: TSĐB giá trị thấp không đủ để vay khối lƣợng mà DN cần thiết, hoặc có tài sản đủ nhƣng thiếu giấy tờ mang tính hợp pháp của tài sản, DNNVV lại không có sự phân biệt rạch ròi giữa tài sản
92
thuộc sở hữu của cá nhân chủ DN và tài sản của DN nên gây khó khăn cho việc xác nhận TSĐB của ngân hàng.
- Phần lớn các DNNVV chƣa thực hiện đúng chế độ kế toán chuẩn quy định, báo cáo tài chính không minh bạch, do đó ngân hàng ngại không cho vay. Bên cạnh đó, DNNVV với quy mô vốn nhỏ, khả năng xây dựng kế hoạch tài chính không cao, hoạt động chủ yếu theo thƣơng vụ, thiếu ngƣời có chuyên môn để lập dự án tốt trình ngân hàng, khiến cho dự án khó thuyết phục đƣợc ngân hàng, điều này làm DN khó tiếp cận vốn.
- Phần lớn đội ngũ lãnh đạo của DNNVV lên quản lý theo kinh nghiệm mà không đƣợc đào tạo bài bản, bộ máy thƣờng thay đổi, gây khó khăn cho hoạt động của DN, dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh chƣa cao. Trƣớc tình hình biến động của thị trƣờng có thể dẫn tới thua lỗ không có khả năng trả nợ ngân hàng, tạo ra những khoản nợ khó đòi hay có khả năng mất vốn, giảm chất lƣợng cho vay của chi nhánh.
2.3.3.3. Từ những nhân tố khác
- Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc trong quá trình chuyển đổi và đổi mới đã và đang dần hoàn thiện. Tuy nhiên, khi hƣớng dẫn, triển khai và thực hiện, nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp phải không ít khó khăn do khối lƣợng văn bản quá nhiều, một số không đồng bộ, thay đổi nhanh, hiệu lực thấp…
- Thủ tục hành chính cấp giấy tờ chậm, phức tạp, chƣa đồng nhất ở các địa phƣơng, gây khó khăn khi làm thủ tục vay vốn.
- Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là do tình hình suy thoái chung của toàn nền kinh tế, làm nảy sinh các vấn đề trong quá trình cho vay và quản lý cho vay, đôi khi chính những yếu tố môi trƣờng bên ngoài đã làm ảnh hƣởng tới hoạt động của cả khách hàng lẫn ngân hàng, làm giảm chất lƣợng cho vay
93
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY DNNVV TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG – CHI
NHÁNH NAM THĂNG LONG 3.1. Định hƣớng hoạt động cho vay DNNVV
3.1.1. Định hướng chung về hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới tới
Từ những kết quả đạt đƣợc năm 2011 và những mặt còn tồn tại, Ban lãnh đạo NHCT Việt Nam và Chi nhánh Nam Thăng Long đã đề ra phƣơng hƣớng hoạt động và mục tiêu cụ thể cho năm 2013, trong đó, hoạt động cho vay rất đƣợc quan tâm, đẩy mạnh
Bảng 3.1: Mục tiêu cụ thể của năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT Chỉ tiêu KH 2013
1 Nguồn vốn huy động 6.300.000
2 Dƣ nợ cho vay 5.400.000
3 Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 12.621
4 Thu dịch vụ ngân hàng 63.000
5 Lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro 136.102 -lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 112.500 -lợi nhuận từ thu hồi nợ xử lý rủi ro 23.602
(Nguồn : Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn)
Năm 2013 mở ra nhiều thách thức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính – ngân hàng nói riêng. Để kinh doanh phát triển bền vững, ổn định đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cản bộ công nhân viên NH TMCP CT Nam Thăng Long.
94
3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV
Từ việc xác định nhóm khách hàng trọng tâm là các DNNVV, chi nhánh đã có những định hƣớng riêng cho đối tƣợng khách hàng này nhƣ sau:
- Trƣớc hết là tăng tỷ trọng cho vay DNNVV trong doanh số cho vay của toàn chi nhánh.
- Tiếp đó là tăng trƣởng dƣ nợ cho vay trên cơ sở cho vay lành mạnh, hạn chế các khoản cho vay có vấn đề nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Thực hiện các biện pháp thu hồi, xử lý nợ tồn đọng, nợ có vấn đề.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn, tích cực và chủ động tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp mới, các khách hàng doanh nghiệp tiềm năng.
- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, nắm vững các nghiệp vụ, có khả năng thẩm định tốt cũng nhƣ tìm kiếm các cơ hội đầu tƣ, bên cạnh đó có sự tƣ vấn trong lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các khách hàng DNNVV.
- Thực hiện các chính sách khách hàng theo tiêu chuẩn tín dụng, đƣa ra các chính sách ƣu đãi đối với các khách hàng DNNVV uy tín, có quan hệ làm ăn lâu dài.
- Chủ trƣơng phục vụ tốt khách hàng, tạo lập mối quan hệ khăng khít với khách hàng, tránh trƣờng hợp khách hàng chỉ đến với chi nhánh ngân hàng một lần.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng, thực hiện tốt các chiến lƣợc thu hút cũng nhƣ gần gũi khách hàng để có khả năng nắm bắt khách hàng.
Ngoài ra để đạt đƣợc mục tiêu phát triển các DNNVV, cần xây dựng quan điểm chỉ đạo trong hoạt động cho vay với DNNVV theo hƣớng:
95
(1) Các ngân hàng xác định sự cần thiết và tất yếu phải tăng cƣờng cho vay cho DNNVV, loại hình DN có vai trò to lớn trong xã hội và nền kinh tế, đây chính là đối tƣợng khách hàng tiềm năng của các ngân hàng.
(2) Đổi mới phƣơng thức hoạt động cũng nhƣ tƣ duy trong đầu tƣ cho vay theo hƣớng chủ động tìm kiếm và hỗ trợ DNNVV trong việc lập dự án và lấy hiệu quả của dự án làm căn cứ cơ bản quyết định cho vay.
(3) Có chính sách ƣu đãi cho vay đối với các khách hàng là DNNVV có mức độ rủi ro thấp nhƣ ƣu đãi lãi suất, ƣu đãi thời gian trả nợ, đặc biệt về tài sản thế chấp. Sự bắt buộc về tài sản thế chấp đối với tiền vay là công cụ để giảm các tổn thất của ngân hàng nhƣng không nên quá chú trọng một chiều về vấn đề này mà cần đẩy mạnh công tác hỗ trợ, tƣ vấn, đào tạo về thông tin tạo khả năng tiếp cận nguồn vốn cho vay.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay DNNVV tại NHCT chi nhánh Nam Thăng Long chi nhánh Nam Thăng Long
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế, tiền tệ nƣớc ta, nguồn vốn cho vay ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ đạo của các DNNVV. Những năm gần đây, khối lƣợng cho vay cung cấp cho DNNVV đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên với rất nhiều nguyên nhân khác nhau về phía DNNVV cũng nhƣ về phía ngân hàng đã làm cho khu vực kinh tế này tiếp cận nguồn vốn cho vay còn nhiều trở ngại.
3.2.1. Xây dựng mô hình chuyên môn hóa cho vay
Ngân hàng cần xây dựng bộ phận chuyên trách nghiên cứu về khách hàng, phân chia từng nhóm khách hàng để từ đó có chính sách và bố trí cán bộ có năng lực sở trƣờng phù hợp; đổi mới cải tiến quy trình, thủ tục cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Việc chuyên môn hóa sẽ giúp ngân hàng hiểu khách hàng, có kinh nghiệm trong thẩm định ngành nghề kinh doanh, khai thác triệt để tiềm năng của khách
96
hàng, giảm chi phí quản lý món vay, giảm thiểu rủi ro cho vay. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đƣa ra các sản phẩm có tính liên kết toàn hệ thống, sản phẩm có tính ràng buộc trong quan hệ với khách hàng. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng phục vụ khép kín, tạo sự tin tƣởng, điều kiện thuận lợi cho khách hàng yên tâm hoạt động sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đồng thời thông qua việc khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng có điều kiện theo dõi nắm bắt tình hình SXKD, tài chính của khách hàng toàn diện hơn.
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức cho vay
Trong chiến lƣợc mở rộng cho vay với DNNVV, ngân hàng xây dựng cho mình những chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng đối với DNNVV và chiến lƣợc này phải đƣợc phổ biến đến tất cả các nhân viên của ngân hàng. DNNVV là một nhóm đối tƣợng khách hàng lớn, phong phú đa dạng về đặc điểm, tính chất. Vì vậy, để khai thác tiềm năng to lớn và phục vụ tốt nhất đƣợc nhóm khách hàng này đòi hỏi các ngân hàng không ngừng sáng tạo, mở rộng các hình thức cho vay mới phù hợp với sự phát triển ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp của DNNVV. Đồng thời, với việc đƣa ra các sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng, các ngân hàng phải có cơ chế kiểm soát rủi ro tƣơng ứng với các sản phẩm dịch vụ.
Bên cạnh đó, một trong những khâu quan trọng nhất của hoạt động cho vay là định giá các khoản vay. Lãi suất đặt ra ở mức thích hợp và thu hút nhằm tạo điều kiện mà không khiến cho các khách hàng thuộc DNNVV phải tìm đến một TCTD khác hay phải nhờ đến thị trƣờng tự do. Đã đến lúc, các khách hàng không phải tìm đến ngân hàng để “xin vay vốn” mà có quyền lựa chọn ngân hàng nào theo họ là tốt nhất để vay và sự canh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt hơn. Một trong những yếu tố quan tâm nhất của khách hàng là lãi suất vay vì đó chính là chi phí đầu vào của mỗi DN. Trƣớc
97
đây, các ngân hàng thƣờng định giá các khoản vay theo hƣớng phân biệt giữa DNNN với DNNVV, tức là thƣờng cho vay các DN nhà nƣớc với lãi suất thấp hơn DNNVV. Vì vậy, ngân hàng sẽ cố gắng duy trì lãi suất cho vay đối với khách hàng nói chung và DNNVV nói riêng một mức giá hợp lý và phù hợp với thị trƣờng. Chính vì vậy, việc định giá chính xác để tìm ra lãi suất hợp lý cho ngân hàng là vấn đề cấp thiết hiện nay.
3.2.3. Các DNNVV nỗ lực đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển phát triển
Bên cạnh những biện pháp từ phía nhà nƣớc, các NHTM, bản thân các DN cũng phải tự nỗ lực đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển. Có nhƣ vậy, DNNVV mới từng bƣớc tạo đƣợc tín nhiệm đối với các TCTD.
Thứ nhất, phải không ngừng nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo uy tín, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, biết gắn kết lợi ích của DN với lợi ích ngƣời tiêu dùng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới hiện nay, để chủ động thích ứng với cạnh tranh ngày càng gay gắt thì xây dựng chiến lƣợc kinh doanh hợp lý và là một trong những vấn đề quan trọng nhất mang tính sống còn của mỗi đơn vị kinh tế. Hoạt động trong cơ chế thị trƣờng, các DN chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu xây dựng đƣợc cho mình một triết lý kinh doanh hợp lý, thông qua việc quan tâm đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng, của cộng đồng để đạt đƣợc lợi ích kinh doanh. Khi tối đa hoá lợi nhuận đƣợc thực hiện song hành với tối đa hoá độ thoả dụng của ngƣời tiêu dùng và tối ƣu hoá phúc lợi xã hội là DN đã xây dựng cho mình nền móng vững chắc để trƣờng tồn trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng.
Thứ hai, hoàn thiện bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm tạo ra một tổ chức năng động, hiệu quả, thích nghi với môi trƣờng kinh doanh, tạo ra cơ chế nhịp nhàng, đồng bộ
98
trong hoạt động, phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân. Cơ cấu tổ chức của DN phải đƣợc không ngừng hoàn thiện theo hƣớng vừa đảm bảo tính năng động, vừa phải đảm bảo sự ổn định lâu dài. Do vậy trong mỗi thời kỳ kinh doanh, DN cần phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp.
Thứ ba, DN cần phải chủ động, tích cực tiếp cận với ngân hàng, tôn trọng các nguyên tắc tín dụng và các qui định đảm bảo an toàn trong cho vay của các NHTM:
Các DN cần xây dựng phƣơng án SXKD mang tính khả thi làm cơ sở vay vốn. Có thể nói các DN thƣờng chƣa đƣợc lập kế hoạch SXKD một cách đầy đủ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của NH. Nhƣợc điểm đó một phần là do các DN này chƣa có cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn. Các DN cần phải có thói quen đến các trung tâm tƣ vấn tìm kiếm sự hỗ trợ.
Các DN cần thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán thống kê theo quy định. Đảm bảo tính trung thực, đầy đủ sổ sách, tài liệu kế toán tài chính khi cung cấp cho ngân hàng. Không nên đáp ứng các yêu cầu về thông tin của NH một cách đối phó, miễn cƣỡng theo kiểu “vay cho bằng đƣợc”, nhiều khi cốt để lấy đƣợc tiền vay mà không hoàn thành các nghĩa vụ cam kết với ngân hàng và làm mất niềm tin ở ngân hàng. Các DN cần có thái độ hợp tác với các ngân hàng theo hƣớng lâu dài, hai bên cùng có lợi, tôn trọng các nguyên tắc tín