KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN

Một phần của tài liệu Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 82)

ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Những tồn tại bất cập trong quy định của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Những thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý đã gây tổn thất lớn cho chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý, người tiêu dùng và xã hội. Hành vi xâm phạm diễn ra công khai như hiện nay do một phần quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm chưa triệt để. Trong giới hạn cho phép của đề tài nghiên cứu này, tôi xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý để ngăn chặn, hạn chế hành vi xâm phạm và bảo vệ quyền của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý một cách an toàn, hợp lý.

Thứ nhất: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.

Quy định tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ là quy định sao chép tinh thần của Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, Hiệp định TRIPS chỉ quy định mức độ

bảo hộ tối thiểu cho mọi hàng hóa cũng như quy định các nghĩa vụ cơ bản cho các thành viên. Vì lẽ đó các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hoàn toàn có quyền quyết định mức độ bảo hộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình miễn là đáp ứng được các tiêu chuẩn và nghĩa vụ tối thiểu trong Hiệp định TRIPS. Xuất phát từ quy định đó chúng ta biết rằng Việt Nam không phải là một quốc gia có chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang, rượu mạnh nổi bật và phát triển vì vậy quy định tại Khoản 3 Điều 129 là chưa thật sự phù hợp với thực tiễn. Nhằm cải thiện và nâng cao giá trị của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cần nâng cao mức độ bảo hộ cho toàn bộ chỉ dẫn địa lý của Việt nam chứ không riêng về rượu vang, rượu mạnh. Bởi nước ta sở hữu nhiều chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm là hàng nông sản (một thế mạnh của đất nước) nên cần quy định về mức độ bảo hộ cao hơn đối với các chỉ dẫn địa lý đó. Có như vậy giá trị kinh tế của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của nước ta mới phát huy được không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

Vì vậy Điều 129 nên sửa đổi và quy định như sau: Sử dụng chỉ dẫn

địa lý được bảo hộ đối với các sản phẩm cho sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.

Quy định này sẽ tạo nên một cơ chế bảo hộ cao và an toàn cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam. Tạo môi trường lành mạnh cho các chỉ dẫn địa lý phát triển. Đồng thời bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý, bảo vệ người tiêu dùng trong xã hội.

Thứ hai: Quy định cụ thể về chế tài buộc người thực hiện hành vi xâm

phạm phải thực hiện yêu cầu của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý trong phương thức xử lý hành vi xâm phạm bằng quyền tự bảo vệ.

Nếu để quy định như hiện nay thì việc xử lý hành vi xâm phạm bằng quyền tự bảo vệ chỉ tồn tại trên luật mà không có giá trị thực tế. Khi không có chế tài buộc người thực hiện hành vi xâm phạm phải thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý là khó có thể thực hiện được. Bởi ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân còn kém. Họ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi có quy định ràng buộc. Khi chưa có quy định buộc họ phải thực hiện họ sẽ lờ đi nghĩa vụ của mình. Do vậy chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý cũng không có cách nào để thực hiện quyền tự bảo vệ của mình khi phát hiện có hành vi xâm phạm.

Quyền tự bảo vệ là quyền tối cao trong quan hệ dân sự. Nó thể hiện tính tự quyết định của chủ thể có quyền trong việc lựa chọn phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Nếu quyền tự bảo vệ được sử dụng hiệu quả trên thực tế sẽ thể hiện đúng tính chất quan hệ dân sự của quyền sở hữu trí tuệ. Chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý cũng thực hiện được mong muốn của mình về việc xử lý hành vi xâm phạm. Không những thế nó còn kịp thời ngăn chặn hành vi xâm phạm vì chủ thể quyền đối với chỉ dẫn đại lý trực tiếp dùng các biện pháp theo quy định của pháp luật để yêu cầu người thực hiện hành vi xâm phạm chấm dứt ngay. Đó cũng là lý do tại sao pháp luật phải có quy định về chế tài áp dụng buộc người thực hiện hành vi xâm phạm phải tuân thủ quy định về quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Thứ ba: Làm rõ quy định về tổn thất cơ hội kinh doanh quy định tại

Điểm a Khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tổn thất cơ hội kinh doanh chứ không chỉ do hành vi xâm phạm gây nên. Vì vậy quy định của pháp luật cần làm rõ cơ hội kinh doanh nào bị tổn thất do hành vi xâm phạm gây ra. Trên thực tế nhiều khi cơ hội kinh doanh bị mất là do chính chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý chưa quan tâm đầy đủ đến việc chăm sóc khách hàng, việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng... Hơn nữa cơ hội kinh doanh là vấn

đề rất khó xác định và không ai có thể biết chính xác cơ hội kinh doanh của mình nhiều hay ít. Cơ hội kinh doanh còn phụ thuộc vào sự quan tâm, tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Theo tôi cơ hội kinh doanh là một yếu tố "động". Nó phụ thuộc vào cả chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý, người tiêu dùng và sự biến động của thị trường. Vì vậy tổn thất cơ hội kinh doanh có nên đưa vào quy định có pháp luật hay không? Nếu có thì xác định như thế nào? Dựa vào đâu để biết cơ hội kinh doanh bị tổn thất do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý? Đây là những vấn đề cần giải quyết.

Theo chúng tôi, nên đưa quy định về tổn thất cơ hội kinh doanh vào quy định của pháp luật nhưng quy định rõ là chỉ những cơ hội kinh doanh thực tế chắc chắn xảy ra và bị tổn thất là do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Thứ tư: Rút ngắn thời gian giải quyết khi áp dụng biện pháp dân sự để

xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Thời gian áp dụng giải quyết bằng biện pháp dân sự còn kéo dài. Điển hình như thời gian áp dụng biện pháp dân sự "buộc chấm dứt hành vi xâm phạm". Cũng với biện pháp này nếu áp dụng xử lý theo biện pháp hành chính thì thời gian rút ngắn hơn rất nhiều. Chính vì vậy hầu như chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý đều lựa chọn xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính.

Theo chúng tôi, pháp luật nên quy định rút ngắn thời gian áp dụng giải quyết bằng biện pháp dân sự. Để khẳng định việc xử lý hành vi xâm phạm được chú trọng giải quyết theo biện pháp dân sự. Bởi đây là biện pháp được ưu tiên áp dụng giải quyết trong tranh chấp về dân sự.

Thứ năm: Nên thay đổi quy định mức phạt tiền theo hướng dựa trên

giá trị hàng hóa bị xâm phạm.

Cách quy định khung cố định cho mức phạt như hiện nay là không hợp lý và hạn chế sự linh hoạt khi áp dụng. Theo chúng tôi quy định này nên

sử đổi là: mức phạt tiền được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được.

Quy định như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực thi có thể căn cứ trên thực tế vi phạm để áp dụng mức phạt tiền phù hợp. Mặt khác quy định này có tính răn đe cao vì người thực hiện hành vi xâm phạm có thể phải chịu chế tài lớn hơn gấp nhiều lần so với giá trị hàng hóa.

Thứ sáu: Không nên quy định quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý

hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Theo quy định của pháp luật hiện nay đã trao quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý cho quá nhiều cơ quan như: Tòa án, Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huyện đều có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Quy định như vậy dẫn đến sự chồng chéo trong việc phân định thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm. Đồng thời tạo ra bất cập là các cơ quan hay đổ lỗi cho nhau và không đề cao trách nhiệm của mình khi xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Theo chúng tôi, nên trao quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý cho các cơ quan chuyên biệt và có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực sở hữu công nghiệp như: Tòa án, Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Công an. Còn các cơ quan khác có trách nhiệm quản lý, phát hiện hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý kịp thời để báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Có như vậy mới nâng cao được tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

KẾT LUẬN

Trải qua hơn mười năm ghi nhận và quy định bảo hộ, chỉ dẫn địa lý đã dần phát triển và khẳng định được giá trị của mình đối với người tiêu dùng. Các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ lưu hành trên thị trường luôn bán với giá trị cao hơn các sản phẩm thông thường. Chỉ dẫn địa lý đang ngày càng thể hiện được vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Với một đất nước giàu tiềm năng về hàng hóa nông sản như Vệt Nam thì việc phát huy sự phát triển của chỉ dẫn địa lý là ưu tiên hàng đầu. Hơn nữa bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do nhu cầu hoàn thiện các chính sách pháp luật trong đó có pháp luật về sở hữu trí tuệ theo những cam kết quốc tế. Trong điều kiện phát triển giao lưu thương mại quốc tế, chỉ dẫn địa lý có thể xem như một yếu tố để nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa, khẳng định uy tín, danh tiếng của chỉ dẫn địa lý trên thị trường thế giới.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua thì vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã bộc lộ những điểm bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt là vấn đề xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý chưa thực sự hiệu quả và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý diễn ra ngày càng công khai, phổ biến. Ngay cả với những chỉ dẫn địa lý tồn tại từ rất lâu và nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới cũng bị xâm phạm một cách nghiêm trọng, như: Nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuật... Nguyên nhân xuất phát từ sự quy định chưa rõ ràng của pháp luật, mức độ xử lý còn nhẹ chưa thể hiện tính răn đe, phòng ngừa cao. Biện pháp xử phạt chủ yếu là biện pháp hành chính và rất ít có hành vi xâm phạm nào bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ thì trong những năm gần đây đã xử lý hàng trăm vụ liên quan đến việc xâm phạm

quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự thì trong đó chỉ có khoảng ba đến bốn vụ liên quan đến việc xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Có những năm không xử lý được một vụ nào liên quan đến việc xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý mặc dù hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý rất nhiều. Hàng hoá xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý tràn lan trên thị rấtờng. Đây là vấn đề gây bức xúc không chỉ cho chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý mà còn gây bức xúc cho người tiêu dùng trong xã hội. Điều này lý giải tại sao một đất nước có nhiều sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ưu việt như thế lại chưa phát huy hết được giá trị kinh tế trên thị trường. Sự phát triển của chỉ dẫn địa lý chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

Xuất phát từ thực trạng đó pháp luật cần có sửa đổi, bổ sung các quy định về vấn đề xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý nhằm giải quyết triệt để những bất cập còn tồn tại, xây dựng khung pháp lý phù hợp để bảo vệ quyền của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý, tạo môi trường lành mạnh cho chỉ dẫn địa lý phát triển, gây dựng niềm tin cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bảo đảm trật tự trong xã hội. Đó là một tất yếu, khách quan.

Một phần của tài liệu Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 82)