0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG

Một phần của tài liệu XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 75 -75 )

NAM HIỆN HÀNH VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Thực trạng về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý hiện nay là do một phần các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý còn nhiều bất cập và chưa phù hợp với thực tiễn.

- Đối với quy định về phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý:

+ Quyền tự bảo vệ: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã quy định về chủ thể thực hiện quyền tự bảo vệ, các biện pháp thực hiện quyền tự bảo vệ nhưng pháp luật lại không quy định về chế tài buộc người thực hiện hành vi xâm phạm phải thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Theo quy định hiện nay thì người thực hiện quyền tự bảo vệ chỉ trông chờ vào sự thiện chí hợp tác của bên thực hiện hành vi xâm phạm mà không có bất kỳ biện pháp nào để buộc họ phải thực hiện theo yêu cầu của mình. Trên thực tế trong trường hợp này người thực hiện hành vi xâm phạm luôn lờ đi yêu cầu của chủ thể thực hiện quyền tự bảo vệ. Bởi họ biết rằng nếu không thực hiện họ cũng không phải chịu chế tài nào cả. Chính quy định chưa chặt chẽ này đã khiến cho quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý không thực sự hiệu quả. Phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp tự bảo vệ đúng ra phải là biện pháp được chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý lựa chọn áp dụng đầu tiên, phổ biến nhất nhưng trên thực tế đây lại là biện pháp không được áp dụng nhiều trên thực tế. Ý nghĩa trong quy định của pháp luật về quyền tự bảo vệ là muốn trao quyền quyết định tối cao cho chủ thể quyền đối với chỉ dẫn đại lý để họ có thể tự mình thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi có hành vi xâm phạm. Tuy nhiên do có sự thiếu sót trong quy định của pháp luật nên đa phần các chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý không thể thực hiện được biện pháp này. Quyền tự bảo vệ vẫn chỉ là biện pháp quy định trong luật.

+ Phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự

Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự cũng còn một số điểm bất cập, chưa phù hợp.

Thứ nhất: Quy định về cơ hội kinh doanh (quy định tại Khoản 1 Điều 204

Luật Sở hữu trí tuệ)

Vấn đề này rất khó để có thể xác định được cụ thể nguyên đơn đã mất bao nhiêu cơ hội kinh doanh, lợi nhuận thu được từ các cơ hội kinh doanh bị mất đó như thế nào? Cơ hội kinh doanh là giá trị vật chất ẩn, không thể quy

cụ thể ra bằng tiền. Cơ hội kinh doanh còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý nên không thể khẳng định việc xâm phạm đã làm mất hoàn toàn cơ hội kinh doanh và buộc người thực hiện hành vi xâm phạm phải bồi thường toàn bộ giá trị vật chất tương ứng với cơ hội kinh doanh đó. Cơ hội kinh doanh còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển, sự quảng bá đến người tiêu dùng. Nếu chủ thể có quyền không làm tố những vấn đề đó thì cơ hội kinh doanh cũng tự mất đi chứ không chỉ vì có hành vi xâm phạm thì cơ hội kinh doanh mới bị mất.

Thứ hai: Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự còn rắc rối và

chưa thật sự hiệu quả. Thời gian giả quyết theo thủ tục tố tụng dân sự lâu, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của chủ thể có quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Ngoài ra còn một số lý do dẫn đến tình trạng biện pháp dân sự chưa được áp dụng phổ biến, như: chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý ngại đưa vấn đề ra công khai; ngại bị coi là phải ra tòa; không có khả năng trả lệ phí hoặc do lệ phí đắt hơn cách giải quyết khác; cho rằng tòa án thiếu những chuyên gia cần thiết để giải quyết vấn đề rõ ràng, sát đúng; bảo vệ bí mật thương trường và kinh doanh; có thể sử dụng các hình thức khác thích hợp và hiệu quả hơn.

+ Phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp hành chính:

Đây là biện pháp được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý phổ biến nhất. Đồng thời cũng là biện pháp được chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý yêu cầu áp dụng nhiều nhất bởi trình tự, thủ tục rõ ràng hơn, nhanh hơn các biện pháp khác và đặc biệt là hiệu quả hơn. Tuy nhiên biện pháp này vẫn tồn tại một số điểm chưa phù hợp. Văn bản pháp luật quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện

pháp hành chính mới nhất là Nghị định số 97/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ra đời nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008. Theo Nghị định số 97/2010/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền thì mức phạt tiền được quy định cụ thể bằng một số tiền xác định dựa trên giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được. Quy định như vậy tạo nên sự cứng nhắc trong quá trình áp dụng, việc áp dụng để xử phạt sẽ gặp khó khăn bởi trên thực tế có nhiều trường hợp không xác định được chính xác giá trị hàng hóa vi phạm.

Trên đây là những bất cập trong quy định của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Nhằm nâng cao vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và giá trị kinh tế của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ thì việc sửa đổi, bổ sung những quy định này là thật sự cần thiết.

Một phần của tài liệu XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 75 -75 )

×