XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Một phần của tài liệu Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 28)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 vẫn giữ nguyên các quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

1.3. XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1.3.1. Khái niệm và phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

* Khái niệm

Khi các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý diễn ra trên thực tế, các quốc gia đã nhận thấy hậu quả nghiêm trọng do các hành vi đó gây ra. Kể từ đó song song với việc ghi nhận, quy định về chỉ dẫn địa lý thì pháp luật các quốc gia cũng đã xây dựng các phương thức chống lại các hành vi xâm phạm.

Công ước Paris đã quy định các nước thành viên phải có công cụ pháp lý để ngăn chặn hành vi xâm phạm và quyền yêu cầu Tòa án xử lý hành vi xâm phạm. còn Hiệp định TRIPs quy định các nước thành viên phải có biện pháp để chống lại hành vi xâm phạm. Thông qua các quy định đó có thể rút ra

khái niệm về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là việc sử

dụng các công cụ, biện pháp mà pháp luật cho phép để chống lại hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Các công cụ, biện pháp chống lại hành vi xâm phạm sẽ do pháp luật các nước thành viên quy định nhưng không trái với các quy định trong Hiệp định TRIPs.

Dựa trên cơ sở quy định của Hiệp định TRIPs, Việt Nam cũng đã xây dựng biện pháp ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ thì xử lý hành vi xâm phạm được hiểu là việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy xử lý hành vi xâm phạm cụ thể ở đây là việc xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Pháp luật Việt Nam hiện hành không chỉ đưa ra các quy định về việc xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý mà con trao quyền cho chủ sở hữu hợp pháp lựa chọn các phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Một điểm đặc biệt là pháp luật về sở hữu trí tuệ còn ghi nhận và quy định về "quyền tự bảo vệ" của chủ sở hữu hợp pháp khi nhận thấy có hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

* Phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Nếu căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý thì có thể chia thành hai phương thức:

- Phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý do chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý thực hiện (quyền tự bảo vệ).

- Phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, gồm: xử lý hành vi xâm phạm

quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự; xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp hình sự; xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp hành chính; biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Trên đây là các biện pháp bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Mọi hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý đều bị xử lý nghiêm minh, kịp thời ngăn chặn hành vi xâm phạm, khắc phục hậu quả để tránh gây thiệt hại cho chủ sở hữu và người tiêu dùng trong xã hội. Khi có hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý việc lựa chọn biện pháp để xử lý căn cứ vào hai yếu tố:

- Sự lựa chọn của người bị xâm hại;

- Tính chất, mức độ xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

* Bản chất của các phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Bản chất của hai phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý, gồm: phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý do chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý thực hiện và phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện là khác nhau

- Bản chất phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý do chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý thực hiện là việc các cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật có quyền đối với chỉ dẫn địa lý tự mình thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm. Phương thứ này là hoàn toàn do ý chí chủ quan của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý lựa chọn các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Phương thức này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền dân

sự của con người. Các bên (bên bị xâm phạm và bên thực hiện hành vi xâm phạm) hoàn toàn có quyền thỏa thuận để giải quyết vụ việc.

- Bản chất phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện là do ý chí của nhà nước (thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thực hiện các biện pháp nhằm xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Tòa án, Hải quan… sẽ tuân theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Khi hành vi xâm phạm do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý thì các bên trong vụ việc phải tuân theo phán quyết, quyết định của cơ quan đó.

1.3.2. Ý nghĩa của việc xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý ngày càng có ý nghĩa quan trọng và trở nên cấp thiết đối với nền kinh tế Việt Nam. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý nói riêng. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia trên thế giới ngày càng ý thức được tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý. Việc quy định các biện pháp chống lại những hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý đang trở thành vấn đề được quan tâm, giải quyết. Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa trực tiếp đến nhà sản xuất, người tiêu dùng và sự phát triển của xã hội.

* Ý nghĩa của vấn đề xử lý hành vi xâm phạm đối với nhà sản xuất

Có thể khẳng định vấn đề xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà sản xuất. Bởi không ai khác

chính họ là người phải gánh chịu thiệt hại trực tiếp và nặng nề do hành vi xâm phạm gây ra.

Thứ nhất: Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là

biện pháp để các nhà sản xuất chống lại các hành vi xâm phạm và cạnh tranh không lành mạnh. Xử lý hành vi xâm phạm là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để ngăn chặn và giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý cũng là biện pháp để răn đe, phòng ngừa những hành vi xâm phạm gây tổn hại đến danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý mà những người sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp pháp mà dày công tạo dựng.

Thứ hai: Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý sẽ

làm tăng giá trị sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Khi sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ sẽ mang giá trị kinh tế cao hơn các sản phẩm thông thường. Khi các hành vi xâm phạm bị loại bỏ người tiêu dùng sẽ yên tâm khi lựa chọn và sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm có nguồn gốc, chất lượng bảo đảm.

Thứ ba: Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý sẽ tạo

ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ được những hàng hóa giả mạo, tạo dựng uy tín đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cho người tiêu dùng.

* Ý nghĩa của vấn đề xử lý hành vi xâm phạm đối với người tiêu dùng

Hiện nay hàng giả mạo chỉ dẫn địa lý đang lưu hành trên thị trường rất nhiều gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nổi tiếng giá bán rất cao thường là đối tượng của hành vi xâm phạm. Người tiêu dùng luôn mong muốn mua được sản phẩm đúng chất lượng tương ứng với giá trị mà họ chi trả. Khi hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bị ngăn chặn kịp thời, xử lý có hiệu

quả sẽ tạo tâm lý yên tâm cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm sẽ không còn quan tâm đến vấn đề hàng thật, hàng giả nữa mà chỉ quan tâm đến uy tín, chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đó cũng là yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và an toàn.

* Ý nghĩa của việc xử lý hành vi xâm phạm đối với xã hội.

Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý triệt để sẽ xác lập một trật tự trong xã hội, ngăn ngừa mặt tiêu cực, thúc đẩy mặt tích cực phát triển. Ngoài ra nó còn góp phần giữ gìn và phát huy các làng nghề truyền thống ở Việt Nam không bị mai một bởi các hành vi vi phạm pháp luật.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định cụ thể về phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Nếu căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý thì có các phương thức:

- Quyền tự bảo vệ do chủ sở hữu hợp pháp hoặc cá nhân, tổ chức bị xâm phạm thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

So với các văn bản pháp luật trước đây thì quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý trong Luật Sở hữu trí tuệ có nhiều điểm mới:

- Về chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm:

+ Nghị định số 54/2000/NĐ-CP: chỉ quy định hai chủ thể sau có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý: Chủ sở hữu quyền đối với chỉ dẫn địa lý; người tiêu dùng.

+ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: Quy định ba chủ thể sau có quyền yêu cầu: Chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý hoặc những người phát hiện ra hành vi xâm phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội để bảo vệ lợi ích của chính mình và của xã hội; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009: giữ nguyên quy định về chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm.

Như vậy Luật Sở hữu trí tuệ đã mở rộng hơn các chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Đây cũng là quy định phù hợp. Trên thực tế khi hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý xảy ra không chi gây ảnh hưởng đến chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý hay người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức, cá nhân khác bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra như: các Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý… Đặc biệt pháp luật quy định bất kỳ người nào phát hiện ra hành vi xâm phạm cũng có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm. Quy định giúp cho việc phát hiện hành vi xâm phạm một cách tối đa, hạn chế hành vi xâm phạm có thể diễn ra nhiều và trong thời gian dài. Thông qua đó tác động vào người dân ý thức tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể và bảo vệ trật tự xã hội.

- Về phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý: + Nghị định số 54/2000/NĐ-CP: Chỉ quy định phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện (xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự, xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp hành chính, xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp hình sự).

+ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: Quy định có ba phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý: Biện pháp tự bảo vệ; phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện (xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự; xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp hành chính; xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với

chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp hình sự); biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009: giữ nguyên quy định về các phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

So với Nghị định số 54/2000/NĐ-CP thì Luật Sở hữu trí tuệ quy định các phương thức xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý phù hợp và đầy đủ hơn. Lần đầu tiên Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định về biện pháp tự bảo vệ. Đây là một quy định hết sức hợp lý bởi quyền sở hữu trí tuệ cũng là một loại quyền tài sản. Vì vậy khi có hành vi xâm phạm xảy ra thì chủ thể có quyền sẽ có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hơn nữa chỉ có chủ thể có

Một phần của tài liệu Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)