0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 69 -69 )

NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM

Đây là một thực trạng tồn tại rất phổ biến ở Việt Nam. Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý diễn ra ngày một nhiều bất chấp các quy định của pháp luật. Đó cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm ở nước ta. Điều đó phần nào lý giải tại sao một đất nước có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là hàng nông sản rất dồi dào như Việt Nam lại không nâng cao được giá trị kinh tế đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thì danh tiếng, uy tín là quan trọng hàng đầu và mang tính chất quyết định đối với giá trị kinh tế của sản phẩm. Tuy nhiên do ở nước ta hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý diễn ra quá nhiều gây ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng, uy tín của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ. Nó gây mất niềm tin trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Mặc dù có khi người tiêu dùng biết sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ đó có chất lượng đặc thù và rất tốt nhưng họ vẫn có thể không lựa chọn bởi họ rất sợ mua phải sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý không được pháp luật bảo hộ, hay đó chính là sản phẩm làm giả chỉ dẫn địa lý. Ví dụ điển hình về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý: Theo thông tin từ Hiệp hội nước mắm Phú Quốc thì số lượng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý là nước mắm Phú quốc lưu hành trên thị trường mỗi năm khoảng 180 đến 200 triệu lít nhưng số lượng nước mắm

mang chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc được pháp luật bảo hộ chỉ khoảng 10 đến 12 triệu lít mỗi năm. Như vậy số lượng nước mắm Phú quốc bị làm giả gấp hai mươi lần số lượng nước mắm Phú Quốc mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ. Người tiêu dùng không khỏi giật mình với tình trạng này.

Những hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý điển hình: - Sản xuất hàng hóa không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý mặc dù sản phẩm đó có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực mang địa lý mang chỉ dẫn địa lý. Hành vi này tồn tại rất nhiều trên thực tế. Những người thực hiện hành vi xâm phạm đã lợi dụng nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý để sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng bán ra thị trường kiếm lợi nhuận. Khi sản phẩm này đưa ra thị trường sẽ khiến người tiêu dùng rất khó để phân biệt hàng thật, hàng giả. Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề này là do chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu của nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Như vậy mọi cá nhân, tổ chức tại địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ đều có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên thực tế thì sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đáp ứng được các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù thì chỉ có một số lượng nhất định, còn lại là các sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chuẩn đó nhưng vẫn được lưu hành trên thị trường. Đây là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý rất khó kiểm soát và khó phát hiện. Bởi việc quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật là giao cho các cơ quan, tổ chức - là đại diện cho những người sản xuất tại địa phương để quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý. Các cơ quan, tổ chức đó là:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý

Quy định này chưa thực sự phù hợp với thực tiễn vì vấn đề quản lý chỉ dẫn địa lý phải do cơ quan chuyên trách đảm nhiệm. Khi đó việc quản lý mới thực sự hiệu quả. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải được kiểm tra, giám định xem có đáp ứng được yêu cầu về tính chất, chất, chất lượng đặc thù hay không. Để làm được việc này thì phải có chuyên gia trong lĩnh vực giám định sở hữu trí tuệ. Vì vậy cần phải có cơ quan chuyên trách, hiểu biết về chỉ dẫn địa lý để quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý. Quy định như hiện nay không đảm bảo kiểm soát được các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý. Lợi dụng việc quản lý còn lỏng lẻo này, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý kém chất lượng bán ra thị trường tiêu thụ.

Ví dụ như trường hợp nước mắm Phú Quốc: Theo thông tin từ Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc thì nước mắm mang chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc trên thị trường chủ yếu là hàng giả hoặc nước muối pha với tính chất. Số lượng nước mắm giả này chiếm đến gần 90% trên thị trường. Một con số quá lớn về hàng giả, hàng kém chất lượng đang lưu hành trên thị trường. Số lượng hàng giả ấy chiếm một tỷ lệ lớn là do cá nhân, tổ chức ở khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ lạm dụng xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Một thực trạng bất cập nhất là cho đến nay chưa có một tổ chức, cá nhân nào sản xuất ra nước mắm Phú Quốc giả bị xử lý. Những người này họ coi chỉ dẫn địa lý là tài sản chung, ai cũng có quyền sử dụng nên cứ vô tư sản xuất và gắn chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ lên hàng hóa cho dù hàng hóa đó không đáp ứng được tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù phải có.

- Hành vi cố ý sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý.

Trên thực tế hành vi này diễn ra rất phổ biến. Người thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý dùng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ gắn

lên hàng hóa của mình nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý để bán hàng hóa với giá cao. Việc làm giả hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ này diễn ra ở mọi nơi nên việc kiểm soát là vô cùng khó khăn. Trên thị trường tràn ngập các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ nhưng số lượng sản phẩm thật chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nổi tiếng thường bị xâm phạm như: Nước mắm Phú Quốc, Cà phê Buôn Ma Thuật, Chè san tuyết Mộc Châu… Đặc biệt thời gian gần đây chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma thuật bị xâm phạm rất nhiều. Thậm chí người thực hiện hành vi xâm phạm đã sử dụng hạt đậu nành và hóa chất độc hại làm nguyên liệu sản xuất ra cà phê giả rồi gắn chỉ dẫn địa lý là Cà phê Buôn Ma thuật bán ra thị trường. Khi sản phẩm này bán ra thị trường người tiêu dùng sẽ không thể phân biệt được thật, giả.

- Hành vi sử dụng bất kỳ một dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý nhằm đánh lừa người tiêu dùng về nguồn gốc của sản phẩm. Nếu người tiêu dùng không để ý sẽ nhầm lẫn trong việc lựa chọn sản phẩm. Người thực hiện hành vi xâm phạm sử dụng một hoặc một số dấu hiệu tương tự hoặc trùng với chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ. Hành vi xâm phạm chủ yếu dưới dạng như:

+ Sử dụng từ ngữ mập mờ về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm

Ví dụ: sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ là Nước mắm Phú Quốc.

Sản phẩm xâm phạm thường thể hiện dưới dạng mập mờ về nguồn gốc, xuất xứ như: Nước mắm thơm ngon Phú Quốc, đặc sản số một Phú Quốc, nước mắm mang hương vị Phú Quốc…

+ Sử dụng hình ảnh, biểu tượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ gắn lên hàng hóa giả mạo.

Ví dụ như cà phê được sản xuất tại cơ sở ở Hà nội nhưng lại in biểu tượng G7 (G7 là biểu tượng của cà phê Trung Nguyên) lên bao bì sản phẩm của mình. Việc dùng biểu tượng G7 cho cùng loại sản phẩm là cà phê sẽ làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn.

Trên thực tế hành vi này còn được người thực hiện hành vi xâm phạm sử dụng nhiều cho các sản phẩm là trái cây. Các trái cây lưu hành trên thị trường không rõ nguồn gốc, xuất xứ từ đâu nhưng đều được dán nhãn là trái cây mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ. Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng người bán hàng đã biến nó thanh các loại trái cây đặc sản của Mỹ, Việt Nam và bán với giá cao. Ví dụ: Nho có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được dán chỉ dẫn địa lý là Nho Mỹ hoặc Nho Bình Thuận - Việt Nam. Đây là hành vi gây tổn hại nghiệm trọng cho danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ.

- Chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang, rượu mạnh: Có thể nói đây là chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ ở cấp độ cao hơn hẳn các chỉ dẫn địa lý khác. Bất cứ hành vi nào sử dụng chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang, rượu mạnh mà không có nguồn gốc, xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ thì đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Mặc dù được pháp luật bảo hộ cao như vậy nhưng chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang, rượu mạnh vẫn bị xâm phạm một cách công khai thách thức chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý và người tiêu dùng trong xã hội.

Trên thực tế các dạng hành vi sau thường được các cá nhân, tổ chức sử dụng xâm phạm chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang, rượu mạnh:

Sản xuất sản phẩm Rượu vang ở Hà Nội nhưng lại dán chỉ dẫn địa lý là Vang Đà Lạt.

Sản xuất sản phẩm Rượu vang ở Bình Dương nhưng lại ghi thông tin trên sản phẩm là Rượu vang kiểu Thăng Long.

Trên thị trường hiện nay tràn ngập các sản phẩm rượu vang, rượu mạnh mang chỉ dẫn địa lý không được pháp luật bảo hộ. Thậm chí là các chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang, rượu mạnh nổi tiếng trên thế giới cũng bị xâm phạm. Đặc biệt là người thực hiện hành vi xâm phạm ngày một tinh vi trong việc sản xuất rượu vang, rượu mạnh xâm phạm chỉ dẫn địa lý. Họ thường dùng các vỏ chai rượu vang, rượu mạnh thật nhưng rượu bên trong là rượ giả, rượu lém chất lượng. Do đó người tiêu dùng rất khó phát hiện ra đâu là rượu vang, rượu mạnh mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ, đâu là rượu vang, rượu mạnh xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam và Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam thì tỉ lệ rượu vang, rượu mạnh mang chỉ dẫn địa lý không được pháp luật bảo hộ có chiều hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao: năm 2009 là 9,1%, năm 2010 là 6,6% và năm 2012 chỉ còn 4,4%. Con số 44% vẫn khiến người tiêu dùng lo lắng khi lựa chọn sản phẩm là rượu vang, rượu mạnh.

Chính hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý, làm cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ không nâng được giá trị kinh tế nổi trội trên thị trường. Quan trọng hơn cả là giá trị của chỉ dẫn địa lý sẽ bị mất đi do hành vi xâm phạm gây ra. Việt Nam hiện nay có rất nhiều sản phẩm được xếp vào loại "đặc sản" nhưng với tình trạng xâm phạm, sử dụng chỉ dẫn địa lý bừa bãi như thế này thì các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó sẽ không còn danh tiếng, uy tín trên thị trường nữa. Mục tiêu xây dựng, bảo hộ, quản lý chỉ dẫn địa lý nhằm phát triển nền kinh tế sẽ không còn ý nghĩa thực tiễn.

Đặc biệt trong thời gian gần đây hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà nó đã mở rộng ra phạm vi quốc tế. Ví dụ điển hình là chỉ dẫn địa lý "Nước mắm Phú Quốc" và "Cà phê Buôn Ma Thuật" đã bị xâm phạm một cách công khai. Sản phẩm mang

chỉ dẫn địa lý "Nước mắm Phú Quốc" được bày bán công khai tại các nước Hoa Kỳ, Thái Lan và các nước ở Châu Âu. Trong khi đó sản phẩm mang chỉ dẫn nước mắm Phú Quốc đã tồn tại ở Việt Nam và nổi tiếng trên toàn thế giới hàng trăm năm nay. Tình trạng này cũng diễn ra với chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuật". thậm chí ở Trung Quốc có doanh nghiệp bê nguyên chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuật" làm nhãn hiệu cho sản phẩm cà phê được sản xuất tại Trung Quốc và đã được cơ quan có thẩm quyền ở Trung Quốc cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền. Vấn đề này xuất phát từ việc Việt Nam chậm đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài dẫn đến thực trạng các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam mất vào tay người nước ngoài và khó cỏ thể lấy lại được. Khi chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đã bị đăng ký dưới dạng nhãn hiệu hay tên thương mại ở nước khác thì chỉ dẫn địa lý của Việt Nam không thể được đăng ký bảo hộ ở nước đó nữa. Đây là một loại tài sản quốc gia mà để mất thì vô cùng đáng tiếc.

Một phần của tài liệu XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 69 -69 )

×