Với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nhƣ Công ty OLECO, phƣơng pháp quản trị rủi ro cần đƣợc phân loại theo những tiêu thức chủ yếu nhƣ: Quan điểm tiếp cận rủi ro, động lực của con ngƣời trong hoạt động sản xuất kinh doanh, căn cứ tiên lƣợng rủi ro và cách ứng phó với rủi ro...
1.2.7.1. Theo quan điểm tiếp cận rủi ro : Có 2 phƣơng pháp là quản trị rủi ro chủ động và phƣơng pháp quản trị rủi ro thụ động.
Phương pháp chủ động: Là phƣơng pháp quản trị rủi ro thông qua các chƣơng trình, chính sách của doanh nghiệp nhằm phòng ngừa những rủi ro ngay từ khi chúng còn tiềm ẩn. Các chính sách QTRR thực hiện vừa giúp doanh nghiệp né tránh rủi ro, giới hạn tác động rủi ro trong phạm vi có thể chấp nhận đƣợc, từ đó giúp doanh nghiệp tránh đƣợc các rắc rối và khó khăn, đồng thời có thể biến các rủi ro thành cơ hội và làm tăng giá trị doanh nghiệp.
Phương pháp thụ động: Là phƣơng pháp QTRR thông qua các biện pháp đối phó, khắc phục những hậu quả sau khi rủi ro đã xảy ra. Tât nhiên khi rủi ro đã xảy ra, tổn thất đã rõ ràng, các giải pháp khắc phục sẽ khó có đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
1.2.7.2. Theo động lực của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Có các phƣơng pháp quản trị là phƣơng pháp hành chính, phƣơng pháp kinh tế và phƣơng pháp giáo dục.
Phương pháp hành chính: Là phƣơng pháp quản trị rủi ro nhờ sử dụng quyền lực của ngƣời quản trị đối với ngƣời thực hiện. Trong phƣơng pháp này nhà quản trị đƣa ra những quyết định, mệnh lệnh buộc những ngƣời cấp dƣới phải thực hiện để đề phòng hoặc hạn chế rủi ro bất luận ngƣời đó có nhận thức đƣợc rủi ro hay có đồng ý với giải pháp của nhà quản trị đƣa ra hay không. Ví dụ nhƣ các quy định về an toàn, các nội quy trong doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ hay các quy định trong thanh toán đối với các doanh nghiệp mỏ - một số doanh nghiệp trực thuộc và quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ khi xuất bán hàng hoá bắt buộc phải thanh toán tiền ngay để tránh các rủi ro mất khả năng thanh toán từ phía khách hàng.
20
Phƣơng pháp hành chính có ƣu điểm là quyết định ứng xử với rủi ro nhanh chóng đƣợc thực hiện và thực hiện chính xác. Nếu không thực hiện đúng thì ngƣời thực hiện phải chịu kỉ luật và nếu xảy ra rủi ro thì mức độ kỷ luật sẽ còn nặng hơn.
Tuy nhiên, phƣơng pháp hành chính chỉ thực sự có tác dụng nếu quyết định mệnh lệnh của nhà quản trị là có cơ sở khoa học. Trái lại nó đƣợc gọi là phƣơng pháp hành chính quan liêu.
Phương pháp kinh tế: Là phƣơng pháp quản trị rủi ro trên cơ sở sử dụng động lực kinh tế của ngƣời lao động. Trong phƣơng pháp này ngƣời quản trị thay vì sử dụng quyền lực đƣa ra những quyết định mệnh lệnh trực tiếp để ngƣời lao động phải ứng xử ra sao trớc các nguy cơ phát sinh rủi ro thì đƣa ra các mục tiêu về an toàn. Ví dụ nhƣ an toàn về lao động, an toàn về máy móc thiết bị và có chế độ khuyến khích vật chất khi bảo đảm các mục tiêu đó. Ngƣời lao động vì lợi ích kinh tế sẽ phải tự vạch ra cách hành động ứng xử sao cho bảo đảm mục tiêu an toàn.
Phƣơng pháp kinh tế có tính chất gián tiếp nhng các mục tiêu an toàn và mức thƣởng phải đƣợc thiết lập có cơ sở.
Phương pháp giáo dục: Là phƣơng pháp quản trị rủi ro trên cơ sở sử dụng động lực nhận thức của ngƣời lao động. Trong phƣơng pháp này, thay vì ngƣời quản trị sử dụng quyền lực đƣa ra những mệnh lệnh, chỉ thị trực tiếp nêu yêu cầu cụ thể nào đó cho ngƣời lao động ứng xử trƣớc các nguy cơ rủi ro thì ngƣời quản trị tạo điều kiện, tổ chức đào tạo, hỗ trợ để ngƣời lao động nhận thức đƣợc các dạng rủi ro, nguyên nhân và giải pháp để họ tự biết phải ứng xử cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày tuỳ thuộc vào vị trí của mình.
Cũng nhƣ phƣơng pháp kinh tế, phƣơng pháp giáo dục có mang tính gián tiếp nhng đƣợc sử dụng tích cực thì có tác dụng rất to lớn.
Thực tiễn chứng tỏ rằng nhiều rủi ro rất nặng nề chỉ vì ngƣời lao động thiếu ý thức giáo dục về kỷ luật lao động, thiếu đƣợc đào tạo về kỹ thuật an toàn.
Trong quản trị kinh doanh nói chung ngƣời ta không đề cao quá một phƣơng pháp nào mà phải sử dụng phối hợp cả 3 phƣơng pháp mới hy vọng tận dụng đƣợc tất cả các ƣu điểm của cả 3 phƣơng pháp. Sự phối hợp có thể thực hiện trong nhiều
21
quyết định hoặc chỉ ở một quyết định. Tuy nhiên, trong quản trị rủi ro phƣơng pháp giáo dục theo tác giả cần phải đƣợc nhấn mạnh, trong giáo dục cần đào tạo cho ng- ƣời lao động cả 2 mặt: chuyên môn nghề nghiệp và đạo đức ngƣời lao động mới. Trong đạo đức cần lấy việc chấp hành các chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật nhà nƣớc, kỷ luật lao động, ham muốn học hỏi để làm giàu cho doanh nghiệp và bản thân v.v... là những tiêu chí giáo dục. Hàng năm, các doanh nghiệp vẫn có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho các nhà quản trị và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, cả đào tạo chuyên môn lẫn an toàn lao động và các vấn đề có liên quan. Điều này giúp cho ngƣời lao động luôn có điều kiện nâng cao trình độ và đ- ƣợc củng cố, nâng cao ý thức an toàn, phòng tránh và giảm thiểu đƣợc các rủi ro trong quá trình sản xuất.
1.2.7.3. Theo cách đối phó với rủi ro: Có các phƣơng pháp quản trị là phƣơng pháp né tránh rủi ro, san sẻ rủi ro, phƣơng pháp đa dạng hoá, phƣơng pháp mua bảo hiểm Phương pháp né tránh rủi ro: Là phƣơng pháp quản trị rủi ro bằng cách hoàn toàn từ bỏ hoặc bỏ qua các hoạt động sẽ phát sinh rủi ro. Bằng cách này, các rủi ro sẽ hoàn toàn không xuất hiện. Dạng quản trị rủi ro này có thể đƣợc áp dụng đối với các hoạt động sản xuất gây nguy hại tới môi trƣờng, sức khoẻ, có thể bị phản đối trên diện rộng. Đối với một số dự án hay hoạt động sản xuất mà chi phí dành cho bảo vệ và phục hồi môi trƣờng quá lớn khiến hiệu quả kinh tế không cao, doanh nghiệp cũng chọn cách từ bỏ dự án để tránh thiệt hại về kinh tế.
Phương pháp san sẻ rủi ro: Là phƣơng pháp quản trị rủi ro dựa trên sự liên kết góp vốn giữa các chủ thể kinh doanh khác nhau khi sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó để nếu nhƣ có rủi ro thì thiệt hại rủi ro sẽ đƣợc san sẻ cho các đối tác. Đây là cách đối phó với rủi ro khá phổ biến khi rủi ro không đƣợc tiên lƣợng đầy đủ.
Phương pháp đa dạng hoá: Là phƣơng pháp ứng phó với rủi ro dựa trên sự đa dạng hoá mặt hàng, đa dạng hoá thị trƣờng để lấy lợi nhuận của mặt hàng này, thị trƣờng này bù đắp cho thua lỗ thiệt hại ở mặt hàng kia, thị trƣờng kia. Đây cũng là cách đối phó với rủi ro khá hữu hiệu Muốn giảm thiểu rủi ro do đa dạng hoá sản
22
phẩm và đa dạng hoá thị trƣờng không hợp lý, doanh nghiệp cần phải phân tích rõ các điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng nhƣ các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài. Điều này cũng giống nhƣ những bƣớc đi đầu tiên để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh hoặc chiến lƣợc marketing của doanh nghiệp. Khi có đƣợc các chiến lƣợc đúng đắn, đáng tin cậy, độ rủi ro sẽ thấp đi và doanh nghiệp có cơ hội tận dụng các nguồn lực để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, bảo toàn vốn và kinh doanh có lãi.
Phương pháp mua dịch vụ bảo hiểm: Là phƣơng pháp ứng phó với rủi ro bằng cách mua dịch vụ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm. Trên thị trƣờng bảo hiểm hiện nay đã có nhiều loại dịch vụ bảo hiểm nhƣ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể v.v... Trong từng loại hình còn có thể có những hình thức bảo hiểm chi tiết hơn nhƣ bảo hiểm máy móc thiết bị toàn bộ hay từng phần v.v...
Thực chất của phƣơng pháp mua bảo hiểm là giảm bớt thiệt hại rủi ro bằng cách trả trƣớc cho công ty bảo hiểm một số tiền nhỏ hơn nhiều so với số tiền mà công ty bảo hiểm sẽ chi ra để bù đắp cho những thiệt hại rủi ro của đối tƣợng đƣợc bảo hiểm. Rủi ro không phải đến với mọi đối tƣợng và đồng thời nên công ty bảo hiểm luôn luôn giữ một nguồn quỹ bảo hiểm lớn hơn nhiều lần so với nhu cầu một dịch vụ bảo hiểm phải thực hiện. Công ty bảo hiểm luôn luôn có một lƣợng tiền nhàn rỗi đủ sức trang trải các rủi ro xảy ra và kiếm lợi từ đồng tiền nhàn rỗi đó nhƣ cho ngân hàng vay, tái bảo hiểm v.v...
Mua bảo hiểm rõ ràng là một hình thức ứng phó với rủi ro có thể áp dụng trong những trƣờng hợp xác suất rủi ro tƣơng đối lớn. Theo quy định của nhà nƣớc, các doanh nghiệp và công nhân viên nhà nƣớc bắt buộc mua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, một số mua bảo hiểm thân thể và bảo hiểm ô tô xe máy. Trong các doanh nghiệp, để phòng tránh thiệt hại do rủi ro phát sinh, việc mua bảo hiểm ở mức nào, cho những hình thức nào cần phải đƣợc đánh giá theo các tiêu chí kinh tế với từng trƣờng hợp cụ thể. Ngƣời dân và cả các doanh nghiệp Việt Nam chƣa có thói quen mua bảo hiểm - cả bảo hiểm nhân thọ lẫn bảo hiểm phi nhân thọ - hoặc coi bảo hiểm là một công cụ giảm thiểu thiệt hại từ rủi ro. Bảo hiểm không giúp doanh
23
nghiệp hoặc thành viên của doanh nghiệp phòng tránh hoàn toàn đƣợc các rủi ro phát sinh, nhƣng giúp họ có thể bù đắp đƣợc (dù một phần) thiệt hại khi rủi ro đó xảy ra.
Các doanh nghiệp cần nhận thức rằng các rủi ro dù phát sinh ở giai đoạn nào trong quá trình quản trị, hay trong những điều kiện nào, ở phạm vi nào cũng đều rất đa dạng về loại hình, phức tạp về nguyên nhân và mức độ thiệt hại là khác nhau. Vì thế, rất khó để đề ra một phƣơng pháp chung áp dụng cho doanh nghiệp (nói chung) mà các nhà quản trị cần tuỳ theo các điều kiện cụ thể để áp dụng. Khi tiến hành lựa chọn các phƣơng pháp quản trị rủi ro, nhất thiết các doanh nghiệp và những nhà quản trị cần phải tiến hành cân đối các yếu tố của quá trình quản trị để chọn ra những phƣơng pháp phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp, với tình hình của ngành và của nền kinh tế, với các quy định của luật pháp, với thông lệ quốc tế v.v...
Đối với bất kì doanh nghiệp nào, quản trị rủi ro phải là một phần không thể tách rời trong chiến lƣợc của doanh nghiệp và định hƣớng theo những mục tiêu của doanh nghiệp. Không chỉ có các nhà lãnh đạo hay các nhà quản trị, mọi nhân viên trong doanh nghiệp cần nhận thức đƣợc việc xử lý các cơ hội và rủi ro là nhiệm vụ và thẩm quyền của mỗi ngƣời. Quản trị rủi ro cũng không quy định cách thức ứng xử, xử lý đối với rủi ro trong từng trƣờng hợp cụ thể. Điều này có nghĩa là với cùng một dạng rủi ro, doanh nghiệp có thể có nhiều biện pháp linh hoạt trong quản trị rủi ro để có thể giảm thiểu tác hại của nó. Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tất cả thành viên của doanh nghiệp cần quan sát thƣờng xuyên và xử lý các điểm rủi ro, và do đó, tất cả các nhân viên cần đóng góp các kiến thức, các kinh nghiệm của mình để cải thiện quản trị rủi ro, mặc dù đây là một chức năng quản trị chuyên sâu.
Để quá trình quản trị rủi ro đƣợc hiệu quả, doanh nghiệp cần đề ra một hệ thống giám sát rủi ro. Điều này không phải là mới mà đã đƣợc thực hiện từ lâu ở các doanh nghiệp. Bởi về thực chất, hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch, chiến lƣợc cùng với hệ thống kiểm tra chính là cách để doanh nghiệp theo dõi các trục trặc, sự cố phát sinh, đối chiếu giữa khả năng thực hiện mục tiêu và kết quả thực hiện mục tiêu.
24
Ngoài ra, trong các doanh nghiệp còn có các bộ phận kiểm tra, thanh tra, các văn bản quy định, quy trình, quy chế v.v... là những tài liệu để giám sát, theo dõi khả năng phát sinh rủi ro.