Quan điểm đề xuất hệ thống quản trị rủi ro:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động ( Công ty OLECO) (Trang 93)

Để đảm bảo hoạt động Quản trị rủi ro thực hiện đƣợc mục tiêu đã định, việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nâng cao nhận thức về rủi ro cũng nhƣ khả năng ứng phó với rủi ro một cách phù hợp trong toàn Công ty OLECO;

- Chính thức hóa quá trình quản trị rủi ro;

- Xây dụng qui trình quản trị rủi ro thống nhất trong Công ty ; - Minh bạch hóa các rủi ro;

- Đƣa quản trị rủi ro thành một phần chính thức trong hệ thống kiểm soát nội bộ chung. Để thiết lập hệ thống quản trị rủi ro, doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc xây dựng Chính sách quản trị rủi ro. Chính sách này sẽ xác định rõ phƣơng pháp tiếp cận đối với rủi ro và quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, chính sách quản trị rủi ro cũng qui định rõ trách nhiệm đối với quản trị rủi ro xuyên suốt doanh nghiệp, đối với: Ban Giám đốc; Các đơn vị trực thuộc; phòng ban; Bộ phận quản trị rủi ro (nếu có); Bộ phận Kiểm toán nội bộ - kiểm soát nội bộ. Việc triển khai hoạt động quản trị rủi ro cần gắn liền với Chiến lƣợc kinh doanh, Kế hoạch ngân sách hàng năm và các chu trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp.

Trong quá trình triển khai hoạt động quản trị rủi ro, Công ty OLECO cần đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị bố trí và sử dụng hợp lý các nguồn lực. Các nguồn lực cần thiết cho hoạt động quản trị rủi ro phải đƣợc thiết lập tại từng cấp quản lý và trong từng đơn vị. Kinh nghiệm từ thực tế cho thấy, để hệ thống quản trị rủi ro thực sự hoạt động, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Cam kết của Ban lãnh đạo cấp cao đối với hoạt động quản lý rủi ro;

- Phân công trách nhiệm rõ ràng trong doanh nghiệp đối với hoạt động quản trị rủi ro;

85

- Cần đảm bảo phân bổ hợp lý các nguồn lực cho họat động đào tạo và nâng cao nhận thức về rủi ro;

- Đặc biệt là việc thực thi, tuân thủ chính sách quản trị rủi ro;

- Đƣa việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro vào hệ thống tiêu chí đánh giá chất lƣợng thực hiện công việc của nhân viên .

Quản trị rủi ro chính là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát, đấy là quá trình xem xèt toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó. Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất.

Quản trị rủi ro, trong đó chủ yếu là việc định kỳ phân tích, đánh giá các khả năng tiềm ẩn là một công cụ hữu hiệu giúp cho tổ chức có khả năng chuẩn bị các biện pháp đối phó một cách chủ động. Đây cũng là một công cụ mang tính hệ thống tạo cho tổ chức một văn hóa phòng ngừa rủi ro có cân nhắc, qua đó, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Vì thế, nói đến quản trị rủi ro tức là nói đến việc quản trị chủ động, tích cực hơn là xử lý sự cố, thụ động.

Ý nghĩa lớn nhất của quản trị rủi ro là khai phá những rủi ro tiềm ẩn chƣa đƣợc nhận diện thành những rủi ro có thể nhận diện, song hành với việc phân tích và có giải pháp hợp lý để đối phó với những rủi ro ấy.

Quản trị rủi ro chính là quá trình xác định trƣớc các rủi ro có thể xảy ra trong tổ chức, phân tích, và có giải pháp phù hợp nhằm mục tiêu tăng cơ hội thành công và giảm thiệt hại. Đây là quy trình dành cho mọi tổ chức và công việc, không quan tâm đến quy mô, tính chất hay lĩnh vực. Việc quản trị rủi ro cần đƣợc thực hiện theo các quy trình có thứ tự, dùng các công cụ phù hợp, và có giải pháp hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động ( Công ty OLECO) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)