Tôi nghĩ, âm nhạc cũng hệt như hội họa, muốn viết nhạc ta cần có chất liệu. Trong hội họa, bạn có hàng triệu màu sắc khác nhau để chọn. Nhưng như bạn thấy, trong các tác phẩm của các danh họa nổi tiếng như Salvador Dalí,
Vincent Van Gogh, Pablo Picasso, v.v. họ đều giới hạn lại số màu sắc căn bản của họ, và làm việc trên căn bản đó. Nói cho cùng, mọi màu sắc đều là những biến đổi khác nhau từ ba màu căn bản là đỏ, xanh lá cây và xanh đậm, tức là trong cái đa dạng là một tổ chức rất chặt chẽ và khoa học. Nếu ta không biết giới hạn số màu sắc ta sẽ dùng, bức tranh của ta sẽ không có cá tính và nội dung.
Các gam màu sử dụng của các họa sĩđều khác nhau, từ Vincent Van Gogh, Pablo Picasso, đến Salvador Dalí
Về phần âm nhạc, hãy khoan bàn về các yếu tố khác làm thành bản nhạc như tiết tấu, hòa âm, ca từ, cách chia đoạn (phiên khúc, điệp khúc), nét nhạc, v.v. ta hãy bàn về điều căn bản nhất. Ta muốn bao nhiêu nốt nhạc khác nhau hiện
ra trong một khúc đoạn? Cũng giống như một gia đình nhiều con, không biết cu tí, cu tèo hay cô con gái rượu đang làm gì, có càng nhiều nốt nhạc ta càng khó cai quản, do đó khi soạn nhạc rất dễđi vào tình trạng lan man, lạc đề. Tuy âm nhạc có các thang âm (scales) khác nhau: aeolian scale, dorian scale, harmonic và melodic minor scales, v.v., các thang âm này bị bế tắc ở chỗ chúng chỉđưa ra các nốt tạo thành thang âm, chứ không đưa ra một phương pháp phát triển giai điệu dựa theo các thang âm đó.
Thang âm ngũ cung thì ngược lại. Vì xây dựng trên nền tảng họa âm, không những ngũ cung có đầy đủ các quãng 2, 3 thứ & trưởng, 4, 5, 6 và 7 thứ, thang âm còn cung cấp một phương pháp xây dựng giai điệu với rất nhiều khả năng biến đổi khác nhau, từ câu nhạc này sang câu nhạc khác.
Thực vậy, sau mỗi câu nhạc, thí dụ như "Còn đâu em ơi ..." trong nhạc phẩm Hoa Rụng Ven Sông, ta có những khả năng (possibilities) để viết câu kế (trong cùng thang âm) như sau:
5 dạng thể của ngũ cung + 4 dạng thể của tứ cung + 3 dạng thể của tam cung + 2 dạng thể của nhị cung = 14 khả năng.
(Xem phần 1 để thấy hết các thể và thểđảo với thí dụ từ ngũ cung Do Re Fa Sol La [F/Dm])
Trên đây ta chỉ nói đến các biến thể của cùng một thang âm. Nếu ta tính thêm 4 thang âm họ hàng khác (như trong hình 2 chẳng hạn, với thang âm C/Am ta có D/Bm, F/Dm, G/Em và A/#Fm) ta có thể tạo ra tổng cộng: 14 x 5 = 70 khả năng biến đổi! Đó là ta chưa kể việc kết hợp nhuần nhuyễn thất cung tây phương để chuyển mạch lạc từ ngũ cung qua thất cung và quay về lại ngũ cung (Xem [2].)
Sau đây ta hãy tìm hiểu cách sáng tác nhạc theo thang âm ngũ cung qua vài nhạc phẩm của ns Phạm Duy.