D- Phát triển nhạc đề thành câu nhạc
b) Chuyển cung từ một hợp âm trụ (pivot chord modulation)
Tôi dùng lại thí dụ đã bàn đến trong bài viết Tìm Hiểu Nghệ Thuật Sáng Tác Nhạc Qua Nhạc Phẩm ‘Nghìn Trùng Xa Cách’ Của Nhạc Sĩ Phạm Duy, trong đó một nét nhạc như sau:
Sở dĩ chuyển cung này xảy ra được là vì cuối câu đầu, đáng lẽ nhạc sĩ dùng hợp âm V7, tức là G7, nhưng ông khéo léo dùng Gm, như thấy trong hình sau:
Sau khi thính giảđã nghe quen tai Gm rồi, thì ông mới chuyển qua bực I của thang âm mới là Bb. Trong tiến trình chuyển cung vừa rồi, Gm được gọi là hợp âm trụ (pivot chord), vì nó vừa là bực V thứ của thang âm Cm, mà cũng vừa là bậc VI thứ của thang âm mới Bb.
Sau đây là ghi nhận về một tác phẩm cũng có rất nhiều chuyển cung khác, đó là nhạc khúc Còn Gì Nữa Đâu, có tiết tấu chính như sau:
Khởi đầu bằng một cung đi lên G thứ:
qua đoạn hai giai điệu trở thành thang âm trưởng tương ứng là Bb trưởng.
và tiếp tục làm một chuyển cung ngoạn mục nữa sang Do thứ,
trước khi trở lại cung G thứ, cho trọn một vòng than thở!
Ngoài việc sử dụng đầy đủ 7 nốt nhạc và các biến thể lên xuống của chúng, cũng như ở hai cung thứ và trưởng, hai nốt phụ là Mi thường và Si thường cũng được nhắc đi nhắc lại kỹ lưỡng, chứ không chỉ dùng như hai nốt tạm. Nếu nghe đi nghe lại, bạn sẽ thấy câu “còn gì nữa đâu” được lặp đi lặp lại tới mức như thôi miên người nghe, hay nói khác đi câu đó như là một lời kinh.
Viết về nhạc thuật của bài hát này cùng thể loại nhạc tình cảm (trong quyển “Ngàn Lời Ca”), nhạc sĩ có nhận xét:
“Nhưng trong hạnh phúc của nhạc tình đã thấy le lói sự khổđau rồi. Bởi vì tôi tự biết không giữ được cuộc tình này cũng như không đủ can đảm đểđi theo nó, cho nên tôi có những bài như Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời, với hoa phủ đầy người, em sẽ lên xe hoa! Xe hoa ởđây là xe tang hay là xe cưới? Chỉ biết rằng em sẽ qua cầu, em phải xa anh! Rồi còn gì nữa đâu? Còn gì nữa đâu mà chờđón nhau? Mà tưởng nhớ nhau? Mà oán trách nhau? Mà phải khóc nhau? Mà gọi mãi nhau??? Dù phải đợi mười năm sau mới chia tay với người tình, bài CÒN GÌ NỮA ÐÂU được soạn ra ngay trong lúc này. Về phương diện
nhạc thuật, bài này có những biến chuyển quanh co, khuất khuỷu của một nhạc đềđau khổ.”
Nói thêm về chuyển cung trong thang âm ngũ cung
Như chúng ta đã biết, nếu chỉ sử dụng một thang âm ngũ cung mà thôi thì nhạc của chúng ta dù hay cách mấy cũng chỉ nằm trong năm nốt nhạc, có thể nói là rất gò bó. Kỹ thuật chuyển cung cho ta chuyển từ một ngũ cung này sang một ngũ cung khác tương đối dễ dàng, do đó cho phép ta sử dụng thêm một hoặc nhiều nốt của thang âm mới, và ta cũng có thể chuyển ngược lại thang âm cũ lúc cuối đoạn. Bảng sau đây cho ta các chuyển cung có thể xảy ra ở thang âm ngũ cung C. Theo bảng này, trong ngũ cung C ta có thể chuyển qua các ngũ cung D, F, G và A. Thí dụ, muốn chuyển từ ngũ cung C sang D, ta chỉ cần viết một câu nhạc hay sử dụng hợp âm có những nốt Re, Mi và La, là những nốt chung của hai thang âm, thì câu kế tiếp ta có thể bắt đầu dùng hai nốt Fa# và Si, là hai nốt chỉ có trong ngũ cung D mà không có trong ngũ cung C. Khi trở về lại ngũ cung C cũng vậy, lại chỉ dùng Re, Mi và La một chặp, rồi dùng nốt hai nốt còn lại nếu cần (Sol và Do.)
Rất dễ dàng để xây dựng một bảng như trên cho bất cứ thang âm nào bạn muốn. Trước tiên nhìn bảng 1 thang âm, rồi lấy ra thang âm chủ. Lấy năm nốt của thang âm chủ đó rồi so sánh từng nốt với từng nốt đầu của 12 thang âm rồi lựa ra năm cái cùng tên. Năm thang âm đó là những thang âm ta có thể dùng để chuyển cung.