Sử dụng thang âm ngũ cung (pentatonic scale)

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Cách Sáng Tác Nhạc Qua Dòng Nhạc Phạm Duy (Trang 95)

D- Phát triển nhạc đề thành câu nhạc

3.Sử dụng thang âm ngũ cung (pentatonic scale)

Trong tiểu luận trước đây nhan đềTìm Hiểu Tinh Yếu Trong Nghệ Thuật Sáng Tác Nhạc Của Nhạc Sĩ Phạm Duy [D-2], tôi có bàn đến ngũ cung với những thí dụ lấy từ sách Đường Về Dân Ca cũng do nhạc sĩ Phạm Duy biên soạn. Theo tôi, nhạc viết với thang âm ngũ cung rất đặc sắc, vì nó không hẳn buồn như thang âm thứ, nó cũng không hẳn vui như thang âm trưởng. Vì

không có quãng 4 và quãng 7 trong thang âm, nhạc không có nhu cầu hóa giải cấp bách về chủ âm, mà cứ bay nhảy trong các thểđảo của ngũ cung. Một thang âm trưởng như C mà bị lấy mất đi hai nốt Fa và Si sẽ trở thành một thang âm C ngũ cung (C pentanonic scale.) Đó là tên gọi chính thức của thang âm. Trong bài Tìm Hiểu Tinh Yếu…, vì muốn mô tả mối liên hệ mật thiết giữa một thang âm trưởng và một thang âm thứ liên hệ, như C và Am, hay G và Em, tôi đặt tên thang âm là C/Am, hay G/Em. Hy vọng bạn đọc không bị rối mắt vì cách đặt tên ấy. Hình dưới đây minh họa tất cả mười hai thang âm ngũ cung.

Nhạc sĩ Phạm Duy sử dụng rất nhiều thang âm ngũ cung trong nhạc của ông, nên việc tìm tòi những kỹ thuật mà nhạc sĩ sử dụng rất bổ ích cho việc cảm thụ âm nhạc trong mỗi chúng ta.

Ba tiểu mục nhỏ vừa rồi kết thúc những điều căn bản tôi muốn nhắc lại để những bạn đọc chưa có dịp xem các tiểu luận khác về nhạc Phạm Duy của tôi được tỏ tường. Tôi có đăng ở cuối tiểu luận này chỗ đểđọc các tiểu luận ấy trên liên mạng. Sau đây mời độc giả xem tiếp các phương pháp tạo ra một đoạn

nhạc bằng cách thay đổi các câu nhạc. Một số các phương pháp đã đề cập ở phần phát triển nhạc đề thành câu nhạc, chẳng hạn như luyến láy, nếu muốn thì ta cũng tha hồ sử dụng tiếp trong thân bài của đoạn nhạc.

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Cách Sáng Tác Nhạc Qua Dòng Nhạc Phạm Duy (Trang 95)