Biết cách làm bài nhạc nghỉ ngơ

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Cách Sáng Tác Nhạc Qua Dòng Nhạc Phạm Duy (Trang 105)

D- Phát triển nhạc đề thành câu nhạc

13 Biết cách làm bài nhạc nghỉ ngơ

Những cách vừa nói ở trên dùng để làm bài nhạc dài hơn hoặc ngắn đi, rồi thay đổi cao độ những nốt nhạc. Lắm khi không làm gì cả cũng là một hình thúc làm đấy bạn ạ! Sau một hồi cho cung nhạc lên bổng xuống trầm, phải cho nhạc được nghỉ ngơi, để tạo nên sự tương phản và làm tăng giá trị câu nhạc trước lên, thay vì cứ chuyển hết từ kỹ thuật nọ sang kỹ thuật kia. Tôi nghĩ cách này giống như cách người thiết kế một bức poster. Không phải chỗ nào cũng dán thật nhiều hình vào, mà ta phải thiết kế sao cho có chỗ trống để poster được cân đối.

Ngay trong phần mởđầu Anh Đi Trên Đường Cái Quan của Trường Ca Con Đường Cái Quan, khi cô cắt cỏ nhắn nhủ anh lữ khách: “dừng chân đứng lại”, lời ca cũng được dừng chân đứng lại hai trường canh (sau khi hát xong chữý) để cho tiếng sáo phụ họa, mời mọc anh đứng lại, để xem cô em đây than

những gì.

14 – Kết thúc nhạc đề, câu nhạc, hay đoạn nhạc theo lối “nam” hay “nữ”

Nhưđã trình bày ở phần nhạc đề, khi xem xét một nhạc đề, ta nên xem các phân đoạn của câu nhạc kết thúc ở nhịp nào. Trong bài Đừng Xa Nhau, những chữ cuối như “đi”, “hoa”, “thơ”, kỳ đều kết thúc ở nhịp thứ hai, cũng là nhịp yếu. Sách tây phương gọi loại kết này là “kết nữ” (feminine), để tương phản với lối “kết nam” (masculine), thường hay xảy ra ở nhịp 1.

Trong câu nhạc “đường em có đi …”, vì nhịp mạnh nhấn vào chữ “em” rồi tiếp theo là chữ “có đi”, ta cảm thấy “em” đi nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn, chứ không có vẻ gì là đi nhạc quân hành, nhạc chào cờ, như nhạc trong chung khúc Việt Nam! Việt Nam! cả.

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Cách Sáng Tác Nhạc Qua Dòng Nhạc Phạm Duy (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)