Phát triển nhiều câu nhạc thành một đoạn nhạc

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Cách Sáng Tác Nhạc Qua Dòng Nhạc Phạm Duy (Trang 113)

D- Phát triển nhạc đề thành câu nhạc

GPhát triển nhiều câu nhạc thành một đoạn nhạc

Giáo sư Pat Pattison của trường đại học âm nhạc Berklee có một giải thích trong quyển Song writing: Essential Guide to Lyric Form and Structure

[B-3] rất khoa học và chặt chẽ về cách xây dựng sườn của một câu nhạc, một đoạn nhạc, thậm chí cả một bài nhạc. Công thức rất đơn giản:

1. Nêu lên cấu trúc chính A

2. Nhắc lại cấu trúc chính A

3. Tạo một biến thể của cấu trúc B

4. Trở về cấu trúc ban đầu A

Theo ông, câu thứ hai lặp lại cấu trúc của câu đầu như là một hình thức tạo một “chiến khu” (home base). Khi phát triển câu thứ ba, ta phải chuyển dịch ra xa chiến khu, tạo một căng thẳng nội tại: đi đến một nơi không an toàn, không biết rõ. Câu thứ tư trở về chiến khu là một cách giải quyết êm đẹp, tựa như người thân về nhà được tay bắt mặt mừng.

Ta hãy xem một vài thí dụ. Trước hết là nhạc khúc Đường Em Đi. Ta thấy câu đầu tiên đã minh chứng rõ ràng cho khái niệm “chiến khu”. Nốt nhạc bắt đầu từ chiến khu Si, cuối câu khi trở về nhà với chữ kỳ cũng là nốt Si.

A: Đường em có đi A: hằng đêm gót hoa B: nở những đóa thơ A: ôi dị kỳ Kế tiếp là thí dụ về cấu trúc AABA cho một đoạn nhạc với nhạc phẩm Đừng Xa Nhau.

Đoạn A: Đừng xa nhau, đừng quên nhau, đừng rẽ khúc tình nghèo

Nhắc lại Đoạn A: Đừng chia nhau nỗi vui niềm đau.

Tạo một biến thể B: Đừng buông mau, đừng dứt áo, đừng thoát giấc mộng đầu,

Trở vềĐoạn A: Dù cho đêm có không bền lâu.

Khi so sánh nhạc đề và hai nốt cuối, bạn sẽ thấy sự trở lại của hai nốt La Re.

Khi tiến đến soạn một bài nhạc, với khái niệm này trên thực tế ta để ca sĩ hát hai lần phiên khúc cho người nghe quen tai, song sau đó hát điệp khúc cho lạ tai, rồi lại trở về phiên khúc, do đó chẳng có gì khác hơn là cấu trúc AABA -

được thấy rất nhiều trong nhạc nhẹ Việt Nam lẫn thế giới. Để làm thí dụ, hãy thử xem một bản nhạc có cấu trúc các câu trong đoạn, lẫn các đoạn trong một bài, là nhạc phẩm Hẹn Hò.

Đoạn A

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Cách Sáng Tác Nhạc Qua Dòng Nhạc Phạm Duy (Trang 113)