Phát triển hai nhạc đề thành câu nhạc và đoạn nhạc

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Cách Sáng Tác Nhạc Qua Dòng Nhạc Phạm Duy (Trang 111)

D- Phát triển nhạc đề thành câu nhạc

F Phát triển hai nhạc đề thành câu nhạc và đoạn nhạc

Nhắc lại, ở phần B, khi bàn đến một đoạn nhạc gồm có hai nhạc đề, ta thấy chúng có rất nhiều các tương tác rất thú vị. Chúng ta hãy tìm hiểu tiếp vài thí dụ khác.

Trong nhạc khúc Mùa Thu Chết, hai nhạc đềta ngắt đimột cụm hoa thạch thảo đến khoảng giữa bài đã hoán chuyển chỗ cho nhau, cùng với ca từ đã được thêm thắt như mùa thu đã chết, đã chết rồi. Toàn bộđoạn nhạc chỉ là những lặp lại của “đã chết” và “nhớ cho”. Trong một tiểu luận trước, tôi có nói đến vấn đề lặp lại như là một dạng của sự nhấn mạnh, đoạn này cũng là một thí dụ cho kỹ thuật đó.

Kế tiếp, chúng ta hãy xem một thí dụ dài hơn về cách ông đã để hai nhạc đề tương tác với nhau ra sao. Trong Tiếng Sáo Thiên Thai, hai nhạc đề “Xuân tươi” và “Êm êm cánh xuân nồng” tung hứng và đối đáp nhau, tạo nên một tiên cảnh trên trần thế.

Nhạc đề 1: Xuân tươi,

Nhạc đề 2: êm êm ánh xuân nồng,

Phát triển nhạc đề 2: nâng niu sáo bên rừng, Phát triển nhạc đề 2: dăm ba chú Kim Đồng.

(nhạc ngh ngơi để nghe tiếng sáo của chú Kim Đồng)

Hát lại với biến thể của nhạc đề 1: (Hò xang xê) tiếng sáo, Phát triển nhạc đề 2: nhẹ nhàng lướt cỏ nắng,

Phát triển nhạc đề 2: nhạc lòng đưa hiu hắt, Phát triển nhạc đề 2: và buồn xa, buồn vắng, Hát lại nhạc đề 1: mênh mông,

Hát lại nhạc đề 1: là buồn.

Bạn để ý thấy có sự giảm tốc độ trong đoạn hai, sau nhẹ nhàng lướt cỏ nắng

nhạc lòng đưa hiu hắt là những câu nhạc năm chữ, thì nhạc đã được làm chậm lại (kỹ thuật E-6) với một câu nhạc cũng năm chữ, nhưng phần lời là 3+2: buồn xa, buồn vắngđể kết thúc là hai chữ mênh mônglà buồn.

Vừa rồi là những thí dụ về cách tạo một câu nhạc với một hay hai nhạc đề, sau đây tôi mời bạn tìm hiểu tiếp về cách phát triển từ câu thành một đoạn nhạc.

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Cách Sáng Tác Nhạc Qua Dòng Nhạc Phạm Duy (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)