huyện cũng rất tốt, có tới 39/45 cán bộ quản lí (chiếm 86,7%) có trình độ lý luận chính trị trung cấp, chỉ còn 6/45 cán bộ quản lí (chiếm 13,3%) có trình độ lý luận chính trị sơ cấp. Để có được tỉ lệ CBQL giáo dục có trình độ lý luận chính trị trung cấp cao như vậy có thể khẳng định, lãnh đạo huyện Ân Thi đã rất quan tâm đến việc bồi dưỡng lý luận chính trị nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo cho đội ngũ CBQL giáo dục, do vậy hiện nay trong các tiêu chuẩn bổ nhiệm CBQL giáo dục đối với các nhà trường là phải có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên. Riêng số CBQL chưa có trình độ trung cấp lý luận chính trị của các nhà trường, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện đã có kế hoạch tham mưu với Huyện uỷ để tiếp tục được cử đi học trong những năm tiếp theo.
Về nghiệp vụ quản lý: Do có sự chỉ đạo từ UBND tỉnh, hàng năm trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên đều mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối với CBQL các nhà trường trong tỉnh. Phòng GD&ĐT huyện đã làm tốt việc lập kế hoạch và tham mưu với UBND huyện cử CBQL các trường đi học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, vì vậy 100% CBQL các trường tiểu học trong huyện đã được học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Đây là điều kiện thuận lợi để đội ngũ CBQL thực hiện tốt nhiệm vụ tại các nhà trường trên cơ sở các kiến thức có được từ các lớp bỗi dưỡng, từ đó tích luỹ kinh nghiệm, nghiệp vụ cho bản thân mỗi CBQL.
Trong những năm qua, Sở GD&ĐT Hưng Yên, phòng GD&ĐT Ân Thi đã phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn từ 3 đến 7 ngày cho cán bộ quản lí nói chung, cán bộ quản lí trường tiểu học nói riêng. Nội dung tập huấn về nghiệp vụ quản lí trường học: xây dựng kế hoạch, kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra giáo dục, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục; bồi dưỡng nghiệp vụ chủ tài khoản; bồi dưỡng kiến thức tin học căn bản....
Do cơ chế và chỉ tiêu về đối tượng đi học chương trình quản lí nhà nước của huyện, hàng năm chỉ dành từ 2 đến 3 chỉ tiêu đi học đối với trưởng, phó các phòng, ngành nên CBQL các trường nói chung và các trường tiểu học nói riêng đều chưa được học qua chương trình quản lí nhà nước.
55
Bảng số 2.11: Thống kê số lƣợng, độ tuổi, thâm niên công tác, thâm niên quản lý của CBQL các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Ân Thi
tính đến năm 2013
Chức danh
Tổng số
Độ tuổi Thâm niên
công tác Thâm niên quản lý Dưới 30 Từ 31 đến 40 Từ 40 đến 45 Từ 45 đến 50 Từ 50 đến 55 Dưới 10 năm Từ 10 đến 20 năm Trên 20 năm Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Từ 11 đến 20 năm Trên 20 năm Hiệu trưởng 21 0 4 11 4 2 0 19 2 0 4 17 0 Phó Hiệu trưởng 24 0 0 18 3 3 0 21 3 4 14 6 0 Cộng 45 0 4 29 7 5 0 40 5 4 18 23 0
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi)
Qua bảng thống kê chúng ta thấy: Tuổi đời của CBQL trường tiểu học hầu hết ở độ tuổi từ 40 đến 45; nhiều CBQL có thâm niên công tác cao, số CBQL có độ tuổi từ 45 tuổi trở lên là 41 người (chiếm 91,1%); 100% số CBQL có thâm niên công tác trên 10 năm và số CBQL có thâm niên quản lý trên 10 năm là 41 người, chiếm 91,1%. Đây cũng làm những điểm thuận lợi cho công tác quản lí, vì đội ngũ này có nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Tuy nhiên đây cũng là điểm đáng lưu ý về đội ngũ CBQL vì số người có độ tuổi cao chiếm phần đông, có nhiều hạn chế, và có những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận với những yêu cầu mới, đặc biệt là các yêu cầu về ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác quản lý. Bên cạnh đo, ở độ tuổi này nhiều CBQL không còn nhiệt huyết với công việc, như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả quản lý, chỉ đạo hoạt động trong nhà trường.
Qua thống kê cũng thấy rằng CBQL ở độ tuổi dưới 30 không có, CBQL độ tuổi 40 chỉ có 4/45 đồng chí, chiếm 8,9%. Như vậy công tác trẻ hoá CBQL là vấn đề cần phải được quan tâm, triển khai để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Vì CBQL trẻ sẽ nhanh nhạy nắm bắt yêu cầu đổi mới,
56
tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc cao, sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy rất cần thiết phải rà soát và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên có chuyên môn vững vàng có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết và nhiệt tình trong công tác, có năng lực quản lý để đưa và quy hoạch và đào tạo kế cận, nhằm trẻ hoá đội ngũ CBQL của cấp học.
2.1.2.3. Chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học
Để đánh giá tổng thể về phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL trường tiểu học trên địa bàn huyện Ân Thi, tác giả đã tiến hành gửi 170 phiếu trưng cầu ý kiến đối với 105 giáo viên của 21 trường tiểu học trên địa bàn huyện và 65 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Ban Tổ chức Huyện uỷ, phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT, CBQL các trường tiểu học trong huyện trên các góc độ:
- Vềphẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của CBQL trường tiểu học; - Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm;
- Về năng lực quản lý trường tiểu học;
- Về năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội; Kết quả đánh giá thu được cụ thể như sau:
* Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của CBQL trường tiểu học
Bảng số 2.12. Kết quả đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của CBQL trƣờng tiểu học huyện Ân Thi
TT
Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp của đội ngũ CBQL các
trƣờng tiểu học huyện Ân Thi
Tổng số phiếu Mức độ So sánh Tốt 4đ Khá 3đ TB 2đ Yếu 1đ TB/x Thứ bậc 1
Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường
170 159 9 2 0 3,9 1
2 Tích cực tham gia các hoạt động chính trị -
xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; 170 138 28 4 0 3,8 2 3
Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm.
57 4
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường;
170 132 34 4 0 3,8 2
5
Hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trường;
170 141 25 4 0 3,8 2
6 Không lợi dụng chức quyền vì mu ̣c đích
vụ lợi; 170 148 19 3 0 3,9 1
7
Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường
170 153 12 5 0 3,9 1
8
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục;
170 141 25 4 0 3,8 2
9 Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ
lượng, bao dung; 170 162 5 3 0 3,9 1 10 Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm 170 152 16 2 0 3,9 1 11 Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối
xử công bằng với học sinh; 170 156 11 3 0 3,9 1 12
Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên;
170 136 30 4 0 3,8 2
13 Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh; 170 146 20 4 0 3,8 2 14 Hợp tác với chính quyền địa phương và
cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh 170 129 38 3 0 3,7 3
15
Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường;
170 152 15 3 0 3,9 1
16
Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
58
Qua đánh giá của giáo viên đề phẩm chất đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Ân Thi hiện nay thì đa số các tiêu chí có điểm trung bình cao, đứng ở bậc 1, bậc 2. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng đội ngũ CBQL các trường tiểu học trong huyện đều có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tập thể cán bộ, giáo viên , nhân viên , học sinh và cộng đồng tín nhiệm ; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường ; không lợi dụng chức quyền vì mu ̣c đích vu ̣ lợi; có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý... và không có tiêu chí nào có phiếu đánh giá 0 điểm.
Mặc dù vậy có 2 tiêu chí là: Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh và tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đạt điểm thấp nhất 3,7, đứng ở bậc 3. Điều đó thể hiện công tác phối hợp giữa nhà trường và chính quyền địa phương, cộng đồng xã hội trong công tác giáo dục học sinh còn có phần hạn chế; bên cạnh đó công tác giúp đỡ giáo viên trong nhà trường được bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Đánh giá chung, thấy rằng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Ân Thi đại đa số đều có lập trường, tư tưởng vững vàng; thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao; thực hiện tốt quy chế dân chủ, có ý thức học tập bồi dưỡng chuyên môn, năng lực quản lý. Đại đa số CBQL có ý chí, nghị lực vượt khó, có lối sống trung thực thẳng thắn, tác phong gương mẫu, chuẩn mực, có uy tín với quần chúng được mọi người tin yêu.
59
Bảng số 2.13. Kết quả đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của CBQL trƣờng tiểu học huyện Ân Thi
TT
Tiêu chí về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của đội ngũ CBQL
các trƣờng tiểu học huyện Ân Thi
Tổng số phiếu Mức độ So sánh Tốt 4đ Khá 3đ TB 2đ Yếu 1đ TB/x Thứ bậc 1
Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên tiểu học;
170 170 0 0 0 4,00 1
2 Hiểu biết chương trình và kế hoạch
giáo dục ở tiểu học; 170 162 6 2 0 3,94 2
3
Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương;
170 156 9 5 0 3,89 3
4
Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học.
170 142 16 12 0 3,76 5
5
Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh;
170 148 14 8 0 3,82 4
6
Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học;
170 128 30 12 0 3,68 6
7
Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ phục vụ
cho hoạt động quản lý và giáo dục.
170 98 48 24 0 3,44 7
Như vậy, đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ CBQL các trường tiểu học, chúng ta thấy tiêu chí số 1 “Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên tiểu học” được xếp ở bậc 1 với điểm trung bình tuyệt đối là 4,0; Tiêu chí 2 “Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học” cũng được đánh giá cao, xếp ở vị trí thứ 2 với điểm trung bình là 3,94.
60
Những tiêu chí được đánh giá thấp, đó là tiêu chí thứ 4 “Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học” với điểm trung bình 3,76 xếp bậc thứ 5 và tiêu chí thứ 6 “Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học” có điểm trung bình thấp nhất là 3,68 và xếp bậc 7; riêng tiêu chí 7 về “ Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục” xếp loại thấp nhất, được 3,44 điểm bình quân, đã nói nên thực tế về mức độ hiểu biết kiến thức trên các lĩnh vực xã hội tác động đến nhà trường và trình độ và khả năng của đội ngũ CBQL các trường tiểu học về ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong việc phục vụ công tác quản lý, điều hành của đội ngũ CBQL là còn khá hạn chế.
* Về năng lực quản lý trường học.
Bảng số 2.14. Kết quả đánh giá về năng lực quản lý trƣờng học của CBQL trƣờng tiểu học huyện Ân Thi
TT
Tiêu chí về năng lực quản lý trƣờng học của đội ngũ CBQL các trƣờng tiểu học
huyện Ân Thi
Tổng số phiếu Mức độ So sánh Tốt 4đ Khá 3đ TB 2đ Yếu 1đ TB/x Thứ bậc
1 Hiểu biết nghiệp vụ quản lý. 170 160 6 4 0 3,92 2
2 Xây dựng và tổ chức thực hiện quy
hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường 170 136 25 9 0 3,75 7
3 Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo
viên, nhân viên nhà trường 170 156 12 2 0 3,91 3
4 Quản lý học sinh 170 146 18 6 0 3,82 5
5 Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục 170 142 25 3 0 3,82 5
6 Quản lý tài chính, tài sản nhà trường 170 152 15 3 0 3,88 4
7 Quản lý hành chính và hệ thống thông tin 170 128 30 12 0 3,68 8
8 Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất
lượng giáo dục 170 138 25 7 0 3,77 7
9 Thực hiện dân chủ trong hoạt động của
nhà trường 170 160 8 2 0 3,93 1
Qua kết quả khảo sát có thể thấy rõ về cơ bản đội ngũ CBQL các trường tiểu học đều hiểu biết nghiệp vụ quản lý, thực hiện tốt dân chủ trong các hoạt
61
động của nhà trường, quản lý bộ máy cán bộ, giáo viên hiệu quả... các tiêu chí này đều đạt điểm bình quân cao và xếp ở bậc 1,2,3.
Bên cạnh đó, tiêu chí 8 về “Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục” chỉ đạt 3,77 điểm bình quân và xếp thứ 7 cũng đã phần nào nói nên công tác kiểm tra các hoạt động của các trường còn hạn chế; công tác kiểm định chất lượng giáo dục cũng là một trong những yêu cầu mới của Bộ GD&ĐT nên công việc còn phải có nhiều cố gắng để hoàn thiện hơn nữa. Riêng tiêu chí “Quản lý hành chính và hệ thống thông tin” xếp thứ 9 và chỉ đạt bình quân 3,68 điểm, một lần nữa khẳng định việc quản lý chung của trường cũng như triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường tiểu học còn khá hạn chế. Đây là một yếu điểm lớn của các trường tiểu học trong huyện vì trình độ, khả năng ngoại ngữ và tin học của đội ngũ CBQL còn chưa đáp ứng