2.1.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Ân Thi.
Ân Thi là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hưng Yên. Phía Bắc giáp huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào, phía Nam giáp huyện Phù Cừ và Tiên Lữ, phía Tây giáp huyện Kim Động và Khoái Châu, phía Đông giáp huyện Bình Giang và Thanh Miện của tỉnh Hải Dương.
Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 128,7 km2
. Dân số toàn huyện là 132.094 người (Niên giám năm 2012). Mạng lưới giao thông hiện nay khá thuận tiện, trên địa bàn có Quốc lộ 38, Tỉnh lộ 199, Tỉnh lộ 200... Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua 5 xã phía Bắc của huyện và đường nối đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang được triển khai, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014. Xung quanh huyện có hệ thống sông Bắc Hưng Hải, sông Cửu Yên và sông Điện Biên bao bọc. Đây là hệ thống sông vô cùng quan trọng đảm bảo điều tiết nước cho toàn bộ diện tích lúa và hoa màu hằng năm của huyện, giúp Ân Thi luôn đứng đầu về sản lúa và lương thực so với các huyện trong tỉnh.
Về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nhưng điều kiện và tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội còn có nhiều khó khăn, nhất là hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên, bằng sự đoàn kết nhất trí, vượt qua khó khăn thử thách, Đảng bộ và nhân dân Ân Thi đã chủ động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng - an ninh được củng cố, đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ trong Đảng và nhân dân được mở rộng, công tác cải cách hành chính, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng có chuyển biến tích cực, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển kinh tế xã hội.
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,5%. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 51%; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng : 19%; Dịch vụ - Thương mại: 30%. Thu nhập bình quân đầu người đạt
40
27 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách 5 năm qua đạt trên 172,3 tỷ đồng, tổng chi ngân sách khoảng 1.200 tỷ đồng. Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều khởi sắc, đặc biệt sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tỷ lệ học sinh đỗ vào Đại học, Cao đẳng hàng năm xếp ở tốp dẫn đầu trong tỉnh.
Cùng với việc tập trung phát triển KT-XH, huyện cũng đã chú trọng tới việc giải quyết các vấn đề xã hội như: Công tác đền ơn, đáp nghĩa; thực hiện các chính sách xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 10 % (theo tiêu chí mới). Đến năm 2012 toàn huyện có 84% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 82% làng, khu phố đạt danh hiệu làng, khu phố văn hoá; 90% cơ quan đơn vị văn hóa; dạy nghề phổ thông cho học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT; hằng năm tạo việc làm mới và thu nhập ổn định cho trên 3.000 lao động. Công tác xã hội hoá giáo dục và khuyến học được phát triển đồng bộ. Cơ sở vật chất các ngành học, bậc học được quan tâm và đầu tư. Tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng ngày một tăng, đến nay: Mầm non đạt 44%, Tiểu học đạt 81,3 %, THCS đạt 88,8 %. Toàn huyện hiện có 23 trường đạt chuẩn quốc gia
(Mầm non: 04, Tiểu học: 10, THCS: 07, THPT: 02)
Hệ thống chính trị và các đoàn thể nhân dân được củng cố vững chắc, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh toàn xã hội quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện nhà ngày càng giầu đẹp và phát triển bền vững.