0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2013- 2020 (Trang 115 -115 )

Để khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Ân Thi trong quá nghiên cứu, tôi đã tiến hành xin ý kiến bằng phiếu hỏi đối với 60 đồng chí CBQL liên quan trực tiếp đến công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục, gồm lãnh đạo và chuyên viên Ban Tổ chức Huyện uỷ, phòng Nội vụ huyện; lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện.

107

Bảng số 3.3: Kết quả khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Đơn vị tính: % STT Tên biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với việc phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học. Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Ân Thi

95% 5% 0% 95% 5% 0%

2

Xem xét lại cơ cấu và rà soát, đánh giá đội ngũ CBQL các trường tiểu học trong toàn huyện trên cơ sở xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường tiểu học phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và của huyện Ân Thi nói riêng

92% 8% 0% 95% 5% 0%

3

Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường tiểu học theo nguyên tắc vừa động, vừa mở.

92% 8% 0% 87% 13% 0%

4

Gắn kết giữa quy hoạch với đào tạo bồi dưỡng, khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học

90% 10% 0% 86% 14% 0%

5

Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn cán bộ quản lý nhà trường tiểu học

100

% 0% 0% 91% 9% 0%

6

Đổi mới chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật của Nhà nước và của địa phương đối với đội ngũ CBQL trường tiểu học

98% 2% 0% 92% 8% 0%

Trên cơ sở khảo nghiệm tác giả nhận thấy các biện pháp đề xuất để phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học trên địa bàn huyện Ân Thi đã được đa số các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên: Ban Tổ chức Huyện uỷ, phòng Nội vụ huyện; phòng Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa

108

bàn huyện đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Mặc dù vậy, thực tế có thể khẳng định rằng: Các biện pháp này đã được các ngành chức năng, các nhà QLGD triển khai thực hiện, song vì thiếu cơ sở lí luận; việc phối hợp giữa các biện pháp chưa đồng bộ; cách thức thực hiện chưa khoa học, chưa đúng quy trình, chưa triệt để... dẫn đến hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục của địa phương nói chung và phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học của huyện Ân Thi nói riêng chưa thực sự có hiệu quả. Hy vọng với sự đồng thuận cao của các phòng, ngành chức năng và các CBQL trường tiểu học trong huyện những biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học mà tác giả đề xuất sẽ là cơ sở để việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Ân Thi nói riêng trong giai đoạn 2013-2020 sẽ đem lại hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường tiểu học trong huyện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chương trình giáo dục.

TIỂU KÉT CHƢƠNG 3

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học có mục tiêu rất quan trọng, nhằm tạo sự chủ động về nguồn CBQL khi thực hiện việc bổ nhiệm, luân chuyển CBQL các trường tiểu học theo quy định của Điều lệ trường tiểu học. Đồng thời có kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lí đội ngũ CBQL đảm bảo đủ số lượng, chất lượng ngày càng cao, đồng bộ cơ cấu về giới, về độ tuổi, về chuyên môn, cũng như việc tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ CBQL trường tiểu học phát huy tốt nhất khả năng, sở trường, tâm huyết với công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Muốn đạt được mục tiêu đó, trong quá trình triển khai các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học cần bám sát các nguyên tắc chỉ đạo, làm tốt khâu dự báo trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến quy hoạch phát triển giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đề xuất nêu trên; trên cơ sở thực tiễn của địa phương có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp nhằm đi đến kết quả là xây dựng được kế hoạch phát triển CBQL trường tiểu học huyện Ân Thi giai đoạn 2013-2020 vừa chi tiết và có tính khả thi cao.

109

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên, có thể nói rằng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn “Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trƣờng tiểu học huyện Ân Thi, tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2013 - 2020” đã được thực hiện.

Qua kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về lí luận

Phần nghiên cứu lí luận đã làm rõ một số khái niệm về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí trường học và các khái niệm liên quan trên cơ sở các quan điểm của các tác giả trong nước và nước ngoài. Đặc biệt đã làm rõ vai trò của CBQL trường tiểu học, xác định mục đích, nội dung và xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học.

Để thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học, trước hết cần phải thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ, năng lực của từng CBQL từ đó đối chiếu với các tiêu chuẩn đã được xây dựng có kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng hợp lý; Bên cạnh đó cần làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo nguồn CBQL sao cho phù hợp với quy mô phát triển trường, lớp để đảm bảo luôn cung cấp những CBQL có đầy đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, về năng lực, về trình độ... khi có nhu cầu; một yếu tố không thể thiếu đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL là có được những chế độ, chính sách đãi ngộ xứng đáng để động viên đội ngũ CBQL các nhà trường luôn yêu tâm công tác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.

Luận văn cũng đã đề cập đến những nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Ân Thi giai đoạn 2013-2020 để từ đó đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch với mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành cụ thể.

1.2. Về thực tiễn

Thông qua khảo sát, thống kê thực trạng, luận văn đã phân tích và làm rõ tình hình giáo dục tiểu học của huyện Ân Thi giai đoạn 2008-2013, nhất là thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học của huyện thời gian

110

vừa qua. Chỉ ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện.

Tác giả đã thông qua các kênh thông tin nhất là qua các số liệu thống kê và qua kết quả tổng hợp phiếu hỏi, từ đó đã đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện Ân Thi đến 2020 dựa trên cơ sở khoa học và những điều kiện thực tiễn của huyện. Đề ra 6 biện pháp thực hiện công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013-2020. Các biện pháp đề xuất đã được kiểm chứng là có tính cần thiết và tính khả thi cao.

2. Một số khuyến nghị

Qua khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thực hiện công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học và thực trạng công tác phát triển CBQL trường tiểu học của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, tôi xin đề xuất một số kiến nghị với các cấp quản lí giáo dục như sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trên cơ sở những quy định về chuẩn Hiệu trưởng các trường tiểu học, Bộ GD&ĐT cần xây dựng và ban hành những tiêu chuẩn cụ thể hơn đối với CBQL nói chung và CBQL trường tiểu học nói riêng, để từ đó các cấp quản lí, các địa phương thuận lợi trong việc lựa chọn người đưa vào diện quy hoạch cũng như thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển CBQL các trường tiểu học.

Tham mưu với Chính phủ và phối hợp các Bộ liên ngành đề ra các chế độ, chính sách phù hợp, đãi ngộ thoả đáng đối với CBQL giáo dục các cấp.

2.2. Đối với UBND tỉnh Hưng Yên

Tăng cường đầu tư ngân sách cho phát triển giáo dục tiểu học, đặc biệt là cơ sở vật chất và đầu tư xây dựng trường tiểu học theo hướng đạt chuẩn quốc gia...

Triển khai thực hiện các Đề án phát triển giáo dục nói chung và đề án phát triển giáo dục tiểu học của tỉnh nói riêng đến 2015, định hướng tới 2020. Có cơ chế chính sách phù hợp, quan tâm đến chế độ chính sách của đội ngũ CBQL trường tiểu học. Tạo điều kiện về kinh phí để động viên CBQL trường học tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lí.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên

111

đội ngũ CBQL trường tiểu học. Đồng thời căn cứ vào điều kiện và tình hình cụ thể của từng huyện, thành phố để kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CBQL tạo thế chủ động khi bổ nhiệm, thuyên chuyển.

Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu về giáo dục và đào tạo, triển khai thực hiện kịp thời các chế độ chính sách đối với CBQL trường học. Giao chỉ tiêu, kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí cho CBQL trường Tiểu học. Khuyến khích CBQL trường tiểu học đi học Đại học, Thạc sĩ và nghiệp vụ quản lí nhà nước, lí luận chính trị.

2.4. Đối với UBND huyện Ân Thi

Xây dựng kế hoạch phát triển CBQL trường học các cấp học nói chung và CBQL trường tiểu học nói riêng để tạo sự chủ động về nguồn cán bộ quản lí khi thực hiện việc đề bạt, thuyên chuyển CBQL các trường tiểu học theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

Thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL giữa các trường tiểu học đảm bảo không quá 2 nhiệm kì ở một trường.

Tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí, động viên các CBQL trẻ, có hướng phát triển đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lí nhà nước, lí luận chính trị.

Thực hiện kịp thời các chế độ chính sách đối với CBQL trường học, có những quy chế khen thưởng, nâng lương sớm đối với những CBQL có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

2.5. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi

Tham mưu cho UBND huyện, Sở GD&ĐT thực hiện, triển khai các đề án phát triển giáo dục trên địa bàn huyện.

Phối hợp với các phòng, ban, ngành triển khai thực hiện các chế độ chính sách, các chủ trương của Đảng và nhà nước về GD&ĐT. Tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm đối với CBQL các trường học trong huyện, đề nghị với các cấp khen thưởng, khích lệ các CBQL giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đề xuất với huyện, Sở GD&ĐT tạo điều kiện và mở các lớp bồi dưỡng cho CBQL trường tiểu học về kiến thức tin học, ngoại ngữ, quản lí tài chính, quản lí nhà nước và bồi dưỡng về lí luận chính trị.

112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Afanaxev (1979), Con người trong quản lý trường học, tập 2, Nxb KHXH. 2. Aunapu (1994), Quản lí là gì?, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

3. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

4. Đặng Quốc Bảo, Tập bài giảng:Những vấn đề cơ bản về quản lí giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình hành động của ngành Giáo dục và

Đào tạo thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khoá IX về chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường Tiểu học

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2006), Thông tư 35/2006/TTLB- BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

9. Các Mác (1959), Tư bản, quyển 1, tập 2. Nxb Sự thật, Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương Khoa học quản lý.

Nxb ĐHQG HN, 2010.

11. Chính phủ, Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2004-2010, Hà Nội, tháng 11 năm 2004. 12. Nguyễn Bá Dƣơng (1999), Tâm lí học quản lí dành cho người lãnh đạo,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành TƯ Đảng khoá VIII.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành TƯ Đảng khoá IX.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

113

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Minh Đào (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

21. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề quản lý và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

23. Lê Ngọc Hùng (2009),Xã hội học giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lí nhà nước về giáo dục, Nxb Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

25. Trần Kiểm (2003), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường, Đại học Sư phạm Hà Nội.

27. Kon Đa Cốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường CBQLTW1, Hà Nội.

28. Đặng Bá Lãm (1998), Các quan điểm phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH ở nước ta, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Giáo trình giảng dạy môn Quản lý nguồn nhân lực trong Giáo dục. Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. Luật Giáo dục và các quy định pháp luật mới nhất đối với ngành Giáo dục và Đào tạo (2005),Nxb Lao động xã hội.

31. Paul Hersey và Ken Blanc Hard (1995), Quản lí nguồn nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2013- 2020 (Trang 115 -115 )

×