Ân Thi là một huyện thuần nông, kinh tế chậm phát triển, nhưng thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua sự nghiệp giáo dục của huyện đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng. Hệ thống trường lớp phát triển, 100% các xã, thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học và THCS.
Năm 1994, huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, năm 2000 được công nhận đạt chuẩn vể phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và năm 2001 được công nhận đạt chuẩn phổ cập
41
giáo dục THCS. Quy mô trường, lớp tương đối ổn định; các cấp học ngày càng được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đội ngũ giáo viên từng bước chuẩn hoá, đội ngũ CBQL cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Công tác xã hội hoá giáo dục được quan tâm.
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, hàng năm huy động trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ đạt 40,2%, mẫu giáo đạt 86%; Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt 100%; Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,8%; học sinh THCS tốt nghiệp vào học THPT là 83%; học sinh tốt nghiệp THPT đạt trên 98%. Năm học 2012- 2013 toàn huyện có 72 trường học và trung tâm, trong đó có trường 4 trường THPT; 22 trường THCS; 21 trường tiểu học; 23 trường mầm non, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Dạy nghề. 100% các xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện đã thường xuyên mở các lớp bổ túc văn hoá để toàn dân được học tập nâng cao trình độ dân trí, từng bước thực hiện phổ cập giáo dục THPT. Tỷ lệ huy động người trong độ tuổi đi học bậc THPT đạt trên 80%.
Có thể khẳng định từ năm 2008 đến năm 2013 sự nghiệp giáo dục của huyện Ân Thi nói chung và của cấp tiểu học nói riêng đã có những phát triển khá toàn diện về nhiều mặt.
2.1.2.1. Quy mô giáo dục tiểu học
Huyện Ân Thi có tổng số 21 đơn vị hành chính trong đó có 20 xã và 01 thị trấn. Sau năm 1995, các trường liên xã, liên cấp đã được chia tách. Hiện nay, tương ứng với 21 đơn vị hành chính của huyện có 21 trường tiểu học.
Cùng với sự phát triển toàn diện của mạng lưới giáo dục huyện Ân Thi nói chung, mạng lưới các trường tiểu học được phân bố hợp lý và rộng khắp trên địa bàn huyện. Sự phân bố như vậy tạo điều kiện cho học sinh trong huyện không phải đi học xa, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Về quy mô trường, lớp, học sinh ở bậc tiểu học huyện Ân Thi qua 5 năm học vừa qua, chúng ta có bảng tổng hợp sau:
42
Bảng số 2.1: Quy mô trƣờng, lớp, học sinh ở bậc tiểu học huyện Ân Thi từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013 Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Tổng số Trong đó Tổng Số Trong đó Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 2008-2009 21 297 64 60 59 55 59 8222 1599 1636 1740 1487 1760 2009-2010 21 296 64 59 60 59 54 8048 1636 1550 1625 1763 1474 2010-2011 21 299 59 60 60 60 60 8030 1583 1584 1532 1610 1721 2011-2012 21 297 63 58 60 56 60 7832 1622 1540 1574 1518 1578 2012-2013 21 296 66 61 58 57 54 7915 1705 1597 1538 1567 1508
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi)
Căn cứ kết quả thống kê về quy mô trường, lớp các trường tiểu học trong những năm qua, chúng ta thấy số lượng học sinh tiểu học tương đối ổn định, tăng cao nhất vào năm học 2008-2009 (8.222 học sinh). Đến năm học 2012- 2013 số lượng học sinh tiểu học giữ ở mức gần 8.000 em.
Vì số học sinh tương đối ổn định nên quy mô số lớp tiểu học cũng khá ổn định. Năm học 2008-2009 toàn huyện có 297 lớp, cao nhất trong giai đoạn này là năm học 2010-2011 có 299 lớp, đến năm học 2012-1013 chỉ còn lại 296 lớp. Như vậy từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013 số lớp học đã giảm 03 lớp.
Việc tăng, giảm số lớp hàng năm ở cấp tiểu học có thể không chịu sự tác động của việc tăng hay giảm số học sinh. Vì đặc thù của bậc học, có những thôn ở xa khu tập trung nên học sinh lớp 1 phải học ở cơ sở lẻ (gọi là lớp chân tre) để đỡ phải đi lại, do vậy có lớp chỉ có khoảng 15 đến 20 em, dẫn đến việc có thể tổng học sinh nhiều nhưng số lớp lại ít hơn hoặc ngược lại. Như năm học 2008-2009 có 8.222 học sinh nhưng chỉ có 297 lớp, còn năm học 2010- 2011 có 8.030 học sinh thì lại có 299 lớp.
Sự biến động về quy mô trường, lớp và số học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến động về dân số trong độ tuổi từ 6 đến 10, đồng thời phụ thuộc vào tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, việc duy trì sĩ số và tỉ lệ học sinh lên lớp.
43
Theo thống kê của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi, về dân số trong tuổi từ 6 đến 10 tuổi và số lượng học sinh tiểu học qua các năm từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013 như sau:
Bảng số 2.2: Dân số trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi và số lƣợng học sinh tiểu học huyện Ân Thi từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013
Năm học Dân số trong độ
tuổi từ 6 - 10 Số học sinh Tiểu học Tỷ lệ học sinh Tiểu học/DS trong độ tuổi (%) 2008-2009 8.245 8.222 99,72% 2009-2010 8.038 8.021 99,79% 2010-2011 8.049 8.030 99,76% 2011-2012 7.841 7.832 99,89% 2012-2013 7.921 7.915 99,92%
(Nguồn: Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi)
Căn cứ số liệu thống kê tại Bảng 2.2, chúng ta nhận thấy tỷ lệ học sinh được huy động đến trường học bậc học tiểu học ở huyện Ân Thi hàng năm đều đạt gần 100%. Cao nhất năm học 2012-2013 đạt 99,92% và thấp nhất năm học 2008-2009 đạt 99,72%. Tỉ lệ nhỏ còn lại không được đến trường đều là các cháu khuyết tật, thiểu năng trí tuệ... Mặc dù, hàng năm phòng GD&ĐT huyện đều chỉ đạo các trường tiểu học phải huy động tối đa các cháu trong độ tuổi đến trường, song hầu hết các em vì lý do sức khoẻ đã không thể học tập được, dẫn đến vẫn còn một tỉ lệ nhỏ các cháu không được đến trường để hoà nhập. Nhưng với tỉ lệ huy động đó đã thể hiện việc huy động học sinh trong độ tuổi đến trường và công tác phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đã được ngành giáo dục làm rất hiệu quả. Đồng thời qua số liệu thống kê chúng ta cũng nhận thấy dân số trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi của huyện Ân Thi từ năm 2008 đến năm 2013 khá ổn định và có xu hướng giảm nhẹ. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển dân số của huyện trong những năm qua.
Với sự phát triển dân số tự nhiên trên địa bàn huyện luôn ổn định ở mức dưới 1% và việc huy động học sinh trong độ tuổi đến trường được ngành giáo dục huyện chỉ đạo và các trường thực hiện khá tốt, nên quy mô trường, lớp cấp tiểu học của huyện Ân Thi trong những năm qua tương đối ổn định.
44
Để phản ánh thực trạng quy mô trường, lớp, học sinh bậc học tiểu học năm học 2012 - 2013 trên địa bàn huyện Ân Thi có bảng sau:
Bảng 2.3: Số lớp, số học sinh các trƣờng tiểu học của huyện Ân Thi Năm học 2012-2013 STT Tên trƣờng Số lớp Số học sinh Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Khối 1 Khối 2 Khố i 3 Khối 4 Khối 5 Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 1 Tiểu học Phù Ủng 16 4 3 3 3 3 512 114 107 101 99 91 2 Tiểu học Bãi Sậy 16 4 3 3 3 3 486 116 90 103 87 90 3 Tiểu học Bắc Sơn 15 3 3 3 3 3 441 75 95 87 100 84 4 Tiểu học Đào Dương 17 4 4 3 3 3 514 107 107 103 97 100 5 Tiểu học Vân Du 15 3 3 3 3 3 437 100 82 87 85 83 6 Tiểu học Xuân Trúc 16 4 4 3 3 2 464 105 113 96 82 68 7 Tiểu học Quảng Lãng 16 3 4 3 3 3 397 80 81 71 84 81 8 Tiểu học Đặng Lễ 15 3 3 3 3 3 396 75 79 82 88 72 9 Tiểu học Cẩm Ninh 11 2 2 3 2 2 242 53 45 43 46 55 10 Tiểu học Nguyễn Trãi 13 3 3 2 3 2 317 67 66 55 68 61 11 Tiểu học H.T. Mậu 16 4 3 3 3 3 434 96 90 78 87 83 12 Tiểu học Hồng Vân 11 3 2 2 2 2 259 61 41 52 53 52 13 Tiểu học Hồng Quang 13 2 2 3 3 3 330 60 59 70 63 78 14 Tiểu học Hạ Lễ 11 3 2 2 2 2 228 57 46 46 45 34 15 Tiểu học Tiền Phong 11 3 2 2 2 2 260 61 41 42 54 62 16 Tiểu học Đa Lộc 11 2 3 2 2 2 292 53 67 54 55 63 17 Tiểu học Văn Nhuệ 10 2 2 2 2 2 280 65 57 43 66 49 18 Tiểu học H.H. Thám 15 3 3 3 3 3 402 89 82 74 71 86 19 Tiểu học Tân Phúc 11 3 2 2 2 2 279 71 57 51 54 46 20 Tiểu học Quang Vinh 16 3 3 4 3 3 345 69 67 77 60 72 21 Tiểu học TT Ân Thi 21 5 5 4 4 3 600 131 125 123 123 98
Tổng cộng: 296 66 61 58 57 54 7915 1705 1597 1538 1567 1508
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi)
Qua bảng tổng hợp thống kê số lớp và học sinh theo từng trường tiểu học của huyện Ân Thi chúng ta nhận thấy:
Hầu hết các trường tiểu học trong huyện đều có quy mô nhỏ: Có 01 trường chỉ có 10 lớp; có 6 trường có 11 lớp; có 02 trường có 13 lớp; có 4 trường có 15
45
lớp; có 06 trường có 16 lớp; có 01 trường có 17 lớp và trường lớn nhất có 21 lớp là trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi, nơi tập trung đông dân cư nhất huyện.
Nếu phân loại trường theo quy định tại Thông tư số 35/2006/TTLT - BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ thì 20/21 trường tiểu học trong huyện là trường hạng 3 (dưới 18 lớp), duy nhất trường Tiểu học thị trấn Ân Thi là trường hạng 2.
2.1.2.2. Chất lượng giáo dục tiểu học
Trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo huyện Ân Thi đã tích cực chỉ đạo để củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bậc Tiểu học nói riêng. Tăng cường chỉ đạo hoạt động thanh tra giáo dục, thường xuyên tổ chức thăm lớp dự giờ, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tích cực chỉ đạo hoạt động đoàn đội trong nhà trường. Vì vậy kết quả học tập và kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh ngày một chất lượng hơn.
* Về kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh và tỷ lệ học sinh lên lớp, lưu ban, bỏ học, hoàn thành chương trình tiểu học từ năm học 2008- 2009 đến năm học 2012 - 2013 được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng số 2.4: Kết quả xếp loại Giáo dục - Hạnh kiểm của học sinh tiểu học huyện Ân Thi
Năm học
Tổng số học sinh
Hạnh kiểm Xếp loại giáo dục Hoàn thành đầy đủ Chưa HTĐĐ Giỏi Khá TB Yếu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2008-2009 8.222 8176 99,44 46 0,56 2267 27,6 3415 41,5 2216 27,0 324 3,9 2009-2010 8.021 7980 99,49 41 0,51 2316 28,9 3375 42,1 2172 27,1 158 2,0 2010-2011 8.030 7995 99,56 35 0,44 2384 29,7 3402 42,4 2036 25,4 208 2,6 2011-2012 7.832 7797 99,55 35 0,45 2331 29,8 3316 42,3 1978 25,3 207 2,6 2012-2013 7.915 7892 99,71 23 0,29 2375 30,0 3412 43,1 1997 25,2 131 1,7
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi)
Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự chỉ đạo sâu sát của ngành giáo dục và đào tạo, giáo dục tiểu học của huyện Ân Thi đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Chất lượng giáo dục tiểu học ngày càng được
46
củng cố và nâng cao. Qua bảng tổng hợp kết quả hạnh kiểm và xếp loại giáo dục của học sinh tiểu học trong 5 năm cho thấy, chất lượng giáo dục cấp tiểu học của huyện tương đối ổn định và phát triển vững chắc. Số lượng học sinh xếp loại hạnh kiểm ở mức hoàn thành đầy đủ gần như chiếm 100%; số học sinh đạt học lực giỏi và khá chiếm tỉ lệ cao và ngày càng tăng.
Do đặc thù cấp tiểu học nhiều năm nay không tổ chức thi học sinh giỏi cấp huyện, song ở các cuộc thi do Bộ GD&ĐT tổ chức như: Violympic Tiếng Anh, Giải toán qua mạng internet... hàng năm đều có nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Bảng số 2.5: Tỷ lệ học sinh lên lớp, lƣu ban, bỏ học và hoàn thành chƣơng trình tiểu học
Năm học
Tổng số Học sinh
Lên lớp Lưu ban Bỏ học Công nhận hoàn thành CT TH Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2008-2009 8.222 8.157 99,21 65 0,79 0 0 1751/1758 99,6 % 2009-2010 8.021 7.989 99,60 32 0,4 0 0 1474/1475 99,9 % 2010-2011 8.030 7.990 99,50 40 0,5 0 0 1722/1723 99,9 % 2011-2012 7.832 7.791 99,48 41 0,52 0 0 1569/1573 99,7 % 2012-2013 7.915 7.872 99,46 43 0,54 0 0 1509/1509 100 %
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ân Thi)
Qua bảng thống kê cho thấy: 5 năm vừa qua cấp học không có học sinh bỏ học; số học sinh lưu ban vẫn còn song chiếm tỉ lệ thấp; tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học đạt cao, hàng năm đầu đạt trên 99,5 %, năm học 2012-2013 đạt 100%. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tiếp tục được duy trì và được củng cố vững chắc. Toàn huyện có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi với các tiêu chuẩn đều đạt ở mức cao; trong đó có 3/21 xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật cho học sinh tiểu học luôn được nhà trường, gia đình và toàn xã hội quan tâm. Vì vậy ý thức tổ chức kỷ luật học sinh ngày càng được nâng lên.
47
2.1.2.3. Tình hình đầu tư kinh phí cho giáo dục tiểu học
Để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục cần đến nhiều nguồn lực, đó là nhân lực, tài lực và vật lực. Trong những năm qua, các cấp tỉnh, huyện và địa phương đã có nhiều quan tâm, đầu tư kinh phí cho giáo dục và đào tạo, thực sự coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”.
Chúng ta có bảng thống kê tình hình đầu tư nguồn kinh phí từ Ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Ân Thi giai đoạn 2008 - 2013 như sau:
Bảng số 2.6: Thống kê nguồn kinh phí đầu tƣ cho giáo dục tiểu học giai đoạn 2008 - 2013 Đơn vị: Triệu đồng Năm học Tổng kinh phí đầu tư Trong đó Chi xây dựng mới Chi sửa chữa Chi mua sắm trang thiết bị dạy học Chi các hoạt động chuyên môn Chi lương phụ cấp, BHXH, BHYT 2008-2009 24.030 4.624 832 462 1.382 16.730 2009-2010 25.206 2.972 399 389 904 20.542 2010-2011 30.809 1.150 1.508 1.492 1.757 24.902 2011-2012 46.784 4.460 1.788 1.972 13.359 25.205 2012-2013 43.452 1.150 1.820 1.500 11.257 27.725 Tổng 5 năm 170.281 14.755 5.948 5.815 28.659 115.104
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Ân Thi)
Nhận xét: Qua bảng thống kê số liệu trên chúng ta thấy việc đầu tư cho