Bài học kinh nghiệm trong cho vay tiêu dùng đối với Ngân hàng thương mại Việt nam

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 29)

thương mại Việt nam

Hiện nay, các ngân hàng triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng khá rầm rộ, mở ra một kênh tín dụng mới và góp phần thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng của chính phủ. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả vốn vay và hạn chế rủi ro thì đó là điều không đơn giản.

Cho nên, xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn cho vay tiêu dùng của các ngân hàng trong và ngoài nước ta thời gian qua, có thể rút ra bài học cho Việt Nam trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng.

Thứ nhất, các ngân hàng nên đưa ra một chiến lược mở rộng cho vay tiêu dùng của riêng mình thông qua việc ban hành các chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt và những mục tiêu, định hướng cần đạt được và cách thức cần thực hiện nó như thế nào.

Thứ hai, để mở rộng cho vay tiêu dùng một cách hiệu quả thì các ngân hàng thương mại Việt Nam cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về các sản phẩm cho vay tiêu dùng ở những nước có nền tài chính ngân hàng phát triển. Bởi vì cho vay tiêu dùng ra đời và phát triển sôi động nhất là bắt nguồn từ các nước phát triển nên các nước này rất am hiểu về cho vay tiêu dùng. Từ đó đưa ra những loại hình cho vay tiêu dùng phù hợp với những đặc điểm, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

Thứ ba, ngân hàng nên thông thoáng hơn trong việc đưa ra các điều kiện cho vay đối với khách hàng và tạo điều kiện để ngày càng nhiều khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. “Thông thoáng” ở đây phải hiểu là phải đảm bảo quyền lợi của hai bên, khách hàng có nhu cầu vay thì được đáp ứng còn ngân hàng phải đảm bảo kinh doanh an toàn hiệu quả.

Thứ tư, việc tính toán lãi suất cho vay cũng phải được cân nhấc kỹ lưỡng để đưa ra được một cấu trúc lãi suất cạnh tranh nhất nhưng vẫn đảm bảo mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Thứ năm, như đã biết cho vay tiêu dùng mang lại khoản lợi nhuận rất lớn nhưng rủi ro lại khá cao. Đặc biệt đối với những khoản vay mà tài sản đảm bảo chính là tài sản hình thành từ vốn vay – những tài sản có biến động mạnh. Chẳng hạn như thị trường bất động sản, các ngân hàng cần phải cẩn trọng trong các khoản vay này, và cũng nên tìm hiểu nghiên cứu sự biến động của các thị trường

của các tài sản làm đảm bảo cũng như điều kiện cho vay phải được lựa chọn kỹ càng.

Thứ sáu, ngân hàng phải có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ thu nhập của khách hàng và nắm được quá trình làm việc, chỗ ở của khách hàng để quản lý khoản vay một cách hiệu quả, tránh tình trạng bị xù nợ, hoặc nợ có nguy cơ mất vốn tăng cao.

Thứ bảy, công nghệ hiện đại có thể giúp ngân hàng có thể thẩm định khách hàng một cách chính xác và nhanh nhất có thể, giúp rút ngắn thời gian, quy trình của việc cấp một khoản vay. Từ đó tiết kiệm được chi phí, quản lý khách hàng tốt hơn và tăng số lượng giải quyết các khoản vay, tạo điểu kiện cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng.

Thứ tám, các ngân hàng nên đầu tư để xây dựng, mở rộng mạng lưới các chi nhánh để có thể thu hút và tiếp nhận được nhiều yêu cầu của khách hàng cũng như tăng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Thứ chín, các Ngân hàng cần phải coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng làm việc cao để có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 29)