Cà chua là loại rau quả có giá trị dinh dƣỡng rất cao. Cà chua đứng vị trí thứ 16 trong số các rau quả về nguồn cung cấp vitamin A, đứng thứ 13 trong số các rau quả về nguồn cung cấp vitamin C và một số lƣợng đáng kể lycopen, β – caroten, Mg, Fe, P, K, Riboflavin, Folacin, Na, và Thiamin. Vitamin C trong cà chua khi nấu chín vẫn
25
giữ đƣợc phần lớn khối lƣợng, chỉ bị tổn hao ít, do trong cà chua có mặt các acid citric và acid malic tạo ra môi trƣờng có tác dụng tránh tổn hao vitamin C.
Trái cà chua đƣợc sử dụng với nhiều mục đích, có thể ăn tƣơi trực tiếp hoặc dùng trong chế biến các món xào nấu.. Cà chua là nguyên liệu quan trọng trong chế biến đồ hộp thịt cá, sản xuất nƣớc uống cà chua, làm mứt, làm salad…
Tác dụng chữa bệnh của cà chua: Do chứa nhiều thành phần chống oxy hóa nhƣ Lycopen, Vitamin C, β- caroten…nên cà chua có tác dụng làm giảm tích tụ huyết khối do đó làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch và đột qụy.
Theo y học hiện đại, cà chua có thể dùng để chữa bệnh rối loạn chuyển hóa muối, viêm gan, xơ gan, béo phì, có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa, tăng cƣờng sự tiết dịch của dạ dày và quá trình lọc máu, làm chậm quá trình lão hóa, có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thƣ [40].
Theo đông y, cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống khát nƣớc, thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt [40].
Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe, ngƣợc lại, có ý kiến cho rằng, trong một số trƣờng hợp, cà chua có thể có tác động bất lợi nhƣ đối với những ngƣời bị sỏi thận, bệnh gút. Tuy nhiên khi so sánh với một số loài rau khác thì cà chua có chứa ít purin hơn cà rốt, khoai tây và bắp cả, có chứa ít acid oxalic hơn củ cải, dƣa leo và rau diếp [36].