Quản lý việc xây dựng trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Từ Liêm (Trang 26)

- Các yếu tố về kinh tế XH

1.2.3. Quản lý việc xây dựng trường Trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia

Để đạt được các tiêu chí theo 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn QG qui định tại qui chế công nhận trường trung học đạt chuẩn, người cán bộ QL trong đó bao gồm cả hiệu trưởng cần tập trung vào QL chủ yếu đó là: QL

tổ chức nhà trường; QL hoạt động giảng dạy của GV; QL hoạt động học của học sinh; QL hoạt động GD toàn diện; QL việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QL, GV, NV; QL cơ sở vật chất nhà trường; QL XH hoá GD.

1.2.3.1. Nội dung Quản lý trường Trung học cơ sở và việc Quản lý xây dựng trường chuẩn Quốc gia

GD trung học cơ sở là một bậc trong GD phổ thông. Trường trung học cơ sở (trước đây gọi là trường phổ thống cấp II) gồm 4 lớp 6, 7, 8, 9 tiếp nhận học sinh từ 11 đến 15 tuổi vào học. GD trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của GD tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông. Nhiệm vụ của trường là cung cấp hệ thống kiến thức tương đối toàn diện về tự nhiên và XH, để học sinh có thể tiếp tục học ở trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động [35].

QL trường học phổ thông THCS là hoạt động của các cơ quan QL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, học sinh và các lực lượng GD khác cũng như huy động tối đa các nguồn lực GD để nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường. Nội dung QL nhà trường phổ thông tập trung chính vào các mặt sau: QL tổ chức nhà trường; QL hoạt động giảng dạy của GV; QL hoạt động học của học sinh; QL hoạt động GD toàn diện; QL việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QL, GV, NV; QL cơ sở vật chất nhà trường; QL XH hoá GD.

* QL tổ chức nhà trƣờng theo chuẩn QG

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ hành chính và các hội đồng theo qui định trường chuẩn QG. Căn cứ vào số CBQL, GV và NV hiện có, vào đầu năm học hiệu trưởng ra quyết định thành lập các tổ chuyên môn và tổ hành chính, bố trí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng sinh hoạt chuyên môn với các tổ chuyên môn để thường xuyên chỉ đạo sát sao về chuyên môn; Căn cứ theo qui định của Luật GD năm 2005 và điều lệ trường THCS, hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng – Kỷ luật…Bầu tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn phải là những người có uy tín và năng lực chuyên môn tốt, việc này hiệu trưởng xây dựng tiêu chuẩn tổ trưởng, tổ phó là người có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt và để đảm

bảo công khai dân chủ việc bầu tổ trưởng tổ phó chuyên môn cần phải làm đúng các bước bầu cử, hiệu trưởng căn cứ kết quả bầu cử để ra quyết định cử tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

- Cử đủ số người của tổ hành chính theo qui định của trường chuẩn QG. Cử đủ số NV hành chính bao gồm : Kế toán, văn thư, thủ quĩ, thiết bị, thí nghiệm, thư viện và NV y tế học đường theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT- BNV ngày 23/08/2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ [16].

- Duy trì đủ khối lớp, mỗi lớp không quá 45 học sinh, trường không quá 45 lớp; Xây dựng trường phát triển qui mô, số lớp, số học sinh toàn trường theo yêu cầu nhà trường đạt chuẩn QG trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm tuyển sinh đúng theo KH và chỉ tiêu được giao theo yêu cầu trường chuẩn QG.

- Kiện toàn tổ chức lớp học, hiệu trưởng chỉ đạo GV tiến hành bầu lớp trưởng lớp phó, tổ trưởng, tổ phó và duy trì thời gian làm các chức vụ trên của học sinh theo yêu cầu trường chuẩn QG, theo học kỳ của năm học.

* QL hoạt động giảng dạy của GV theo chuẩn QG

- QL nề nếp hoạt động tổ chuyên môn theo chuẩn QG

Tổ chuyên môn là đầu mối trung tâm để triển khai hoạt động dạy - học và GD toàn diện của nhà trường. Để đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG, hoạt động của tổ chuyên môn phải đưa vào nề nếp và tập trung vào các biện pháp QL chủ yếu như: KH hoá hoạt động của tổ chuyên môn trong cả năm học, phân công chuẩn bị chuyên đề sinh hoạt chuyên môn nâng cao chất lương và hiệu quả dạy – học, tổ chức dự giờ nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy, đề xuất cho GV viên học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và học tập theo trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, đề xuất các biện pháp khen thưởng, kỷ luật GV hàng năm.

- QL hồ sơ sổ sách của GV theo chuẩn QG

Hồ sơ chuyên môn của GV là công cụ, phương tiện quan trọng giúp GV thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của GV trong giờ lên lớp. Kết quả của việc lãnh đạo, tổ chức và điều khiển quá trình dạy – học trên lớp phụ thuộc khá lớn vào chất lượng hồ sơ chuyên môn của mỗi GV. Hồ sơ chuyên môn của mỗi GV phản ánh quá trình QL của hiệu trưởng và thanh tra viên của phòng GD&ĐT một cách khách quan, giúp hiệu trưởng và chuyên viên phòng GD&ĐT nắm vững tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng nhà trường.

Hiệu trưởng cần xây dựng qui định nội dung và hướng dẫn yêu cầu cụ thể của từng loại hồ sơ, đảm bảo có đầy đủ các loại hồ sơ của GV theo qui định tại Điều lệ trường THCS [8]. Thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong chuyên môn nghiệp vụ.

- QL việc phân công giảng dạy và xếp thời khoá biểu nhằm nâng cao chất lượng GD theo chuẩn QG

Phân công đúng khả năng của mỗi GV sẽ đem lại kết quả tốt, ngược lại sẽ phát sinh tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến hoạt động chung của nhà trường. QL việc xếp thời khoá biểu đảm bảo đủ tất cả các môn học và các hoạt động GD theo qui định của bộ GD&ĐT, bố trí hợp lý, khoa học gọn giờ cho GV lên lớp và đảm bảo sức khoẻ, phù hợp tâm sinh lý học sinh.

- QL giờ lên lớp của GV nhằm nâng cao chất lượng GD theo chuẩn QG. Giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học, giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng dạy học trong nhà trường, trong đó GV là người quyết định. Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp của GV, hiệu trưởng phải xây dựng được nề nếp giờ lên lớp tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: duy trì ra vào lớp đúng giờ, bố trí dạy thay kịp thời khi có GV nghỉ, KH hoá thanh tra giờ dạy của GV, kiểm tra định kỳ và đột xuất sổ ghi đầu bài các lớp và vở ghi của học sinh để kịp thời sửa chữa các khuyết điểm.

- QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo yêu cầu trường chuẩn. Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành, một khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy – học. QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nhằm tác động trực tiếp GV để họ thực hiện đầy đủ và khoa học quá trình kiểm tra, đánh giá trên cơ sở đảm bảo tính khách quan công bằng nhằm thúc đẩy quá trình học tập của HS và quá trình giảng dạy của GV ngày càng tiến bộ đáp ứng ngày càng đầy đủ và vững chắc các yêu cầu trường chuẩn QG.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phải được thực hiện theo phương châm dạy thực chất, thi thực chất. Cần lập ra những mẫu báo cáo thống kê để thu thập chính xác số liệu về tình hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, tổng hợp hàng tháng, hàng tuần, thường xuyên kiểm tra hệ thống sổ ghi điểm cá nhân và sổ điểm chính kết hợp với tổ chức chấm lại một số bài kiểm tra của HS để điều chỉnh uốn nắn kịp thời.

- QL việc GV thực hiện quy chế chuyên môn theo yêu cầu trường chuẩn. Tăng cường chỉ đạo giám sát việc GV thường xuyên nghiên cứu văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, thực hiện nội quy nhà trường về nề nếp dạy học và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của nhà trường.

- Tăng cường QL việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của GV nhằm nâng cao chất lượng GD theo chuẩn QG.

Đổi mới phương pháp không phải thay cái cũ bằng cái mới mà nó là sự kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc sáng tạo hệ thống phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời khắc phục cách dạy học lạc hậu truyền thụ một chiều; tạo điều kiện cho người học hoạt động tích cực độc lập chủ động và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và các giá trị XH.

Đổi mới phương pháp dạy học là phải tăng cường vận dụng linh hoạt những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật công nghệ tin học và được tổ chức một cách có hệ thống mang tính khả thi cao thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy – học.

Để đáp ứng được các yêu cầu trên, hiệu trưởng phải tăng cường QL việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của GV, tập trung vào các vấn đề chủ yếu như tổ chức học tập các văn bản chỉ đạo của cấp trên về đổi mới GD phổ thông, tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, dạy thử nghiệm, dạy học tại các phòng học bộ môn, tổ chức học ngoại ngữ, tin học cho GV, tổ chức các hội nghị chuyên đề tổng kết rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy – học.

* QL hoạt động học sinh theo chuẩn QG

- QL việc rèn luyện, ý thức thái độ, động cơ học tập của học sinh trường chuẩn QG Xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho HS, trang bị cho HS lý tưởng: Học để trở thành người lao động có ích cho XH, sẵn sàng phục vụ cho tổ quốc và học cho chính bản thân mình. Vì vậy mỗi học sinh phải xác định “Học thực chất, thi thực chất”, học để biết, học để làm và học để cùng chung sống. Nhà trường xây dựng nội qui học tập để cụ thể hoá các yêu cầu về nhiệm vụ học tập của học sinh được qui định tại Điều lệ trường phổ thông THCS [8] và rèn luyện cho HS tính tự giác thực hiện nội qui. Phải có sự thống nhất yêu cầu

và biện pháp GD tinh thần, thái độ học tập của HS trong tất cả các hoạt động học tập, hoạt động GD trong nhà trường.

- QL việc đổi mới phương pháp học của HS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông THCS

Đây là một trong các yêu cầu đặt ra đối với trường chuẩn trong bối cảnh thực hiện đổi mới GD THCS. Phát triển năng lực tự học tập của mỗi cá nhân học sinh, thực hiện dạy học theo các phương pháp hiện đại, phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo với sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển thích hợp của GV nhằm góp phần hình thành phương pháp dạy học phù hợp nhất và nhu cầu tự học, hứng thú học tập tạo niềm tin và niềm vui trong học tập.

Vì vậy, tổ chức học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng để GV nắm vững các phương pháp dạy học tích cực, quán triệt trách nhiệm của mỗi GV với việc hướng dẫn phương pháp học cho HS. Có KH chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả việc GD phương pháp học cho HS.

QL xây dựng nề nếp học của học sinh theo chuẩn QG

- Xây dựng nề nếp học tập của học sinh đảm bảo hoạt động học diễn ra theo trình tự, có tổ chức, có KH mang tính chất hành chính – sư phạm trong nhà trường, xoá bỏ nề nếp lạc hậu, xây dựng nề nếp mới cần thiết cho việc nâng cao chất lượng học tập của HS.

- Việc theo dõi, kiểm tra đánh giá, nhận xét tình hình thực hiện nề nếp phải được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ. Càn phát huy vai trò tự quản của HS để ổn định nề nếp học tập thường xuyên, liên tục đem lại bầu không khí thuận lợi, nghiêm túc, người dạy và người học luôn làm việc một cách chuẩn mực.

- QL việc GV rèn luyện kỹ năng tự giác đánh giá của HS trường chuẩn QG. Đây là một trong những nội dung thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Để phát huy vai trò tích cực, chủ động của HS, GV cần hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh các học của mình. Trong các giờ lên lớp, GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình hoặc nhận xét góp ý bài làm của bạn.

- QL hoạt động học của HS khá, giỏi và HS yếu nhằm đảm bảo yêu cầu trường chuẩn QG.

Kết quả xếp loại về học lực của HS có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhà trường có đạt chuẩn QG về chất lượng GD hay không. Đối với đối tượng HS khá giỏi và yếu kém, hiệu trưởng cần thông quan GV chủ nhiệm và GV bộ môn khuyến khích HS khá, giỏi xây dựng động cơ phấn đấu liên tục trong cả khoá học giữ vững kết quả học lực khá, giỏi.

- Phối hợp các lực lượng GD để QL hoạt động học của HS

- Hoạt động học tập của HS diễn ra trong phạm vi không gian và thời gian rất rộng. Hiệu trưởng cần tổ chức phối hợp tốt giữa các GV với tổ chức đoàn, đội và các tổ chức khác để phát huy tính tích cực tự quản của HS, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ HS để tạo điều kiện về CSVC và thời gian góp phần nâng cao hiệu quả QL học tập của HS ở trường cũng như ở nhà.

* QL hoạt động GD toàn diện của HS trƣờng chuẩn QG

- QL hoạt động GD tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật cho HS đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG.

- QL hoạt động GD tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật cho HS đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG là những tác động có mục đích, có KH, có hệ thống của hiệu trưởng đến tập thể GV, HS và những lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia phối hợp vào các hoạt động của nhà trường đảm bảo chất lượng GD đạt được các tiêu chí của trường chuẩn QG.

- QL hoạt động ngoài giờ lên lớp đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG QL hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có KH của hiệu trưởng đối với tập thể GV và những lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tổ chức chỉ đạo hoạt động GD ngoài giờ lên lớp theo những quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu về chất lượng GD của trường chuẩn QG.

- Hoạt động GD thể chất, GD môi trường trong nhà trường THCS là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu GD&ĐT, đồng thời là một mặt GD toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra một lớp người: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở, kêu gọi việc GD thể chất thường xuyên liên tục trong các nhà trường và toàn XH bởi lẽ “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc giữ gìn cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Từ Liêm (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)