Lập phương án kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình Nhập khẩu thép của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội (Trang 29)

1.1.106. Sau khi đã tiến hành nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường quốc tế doanh nghiệp đã nắm được tình hình thực tế của thị trường và bán thân doanh nghiệp trên cơ sở đó lập ra phương án kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình. Đê đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp cần lập ra phương án tối ưu nhất để đạt được trạng thái mong muốn.

1.1.107. Công việc cần làm trong khâu này là:

1.1.108. + Phân tích đánh giá tình hình thị trường và nhà cung ứng nước ngoài. Mục tiêu của bước này là thông qua so sánh nhiều thị trường nhà cung ứng để chọn ra một số nhà cưng ứng hấp dẫn đối với doanh nghiệp. Trước hết đê tiết kiệm thời gian và chi phí cần giới hạn việc đánh giá bằng cách loại bỏ ngay một số thị trường hiển nhân là không hấp dẫn đối với doanh nghiệp vì nhiều nguyên nhân thuộc về bản thân sản phẩm cũng là tiêu chuẩn loại bỏ ngay một số thị trường cung ứng.

1.1.109. Sau khi loại bỏ những thị trường cung ứng hoàn toàn không có triển vọng, các nhà cung ứng còn lại được đánh giá một cách khái quát theo những khía cạnh sau:

- Mòi trường chính trị

- Môi trường kinh tể - môi trường văn hoá

- Môi trường cạnh tranh

1.1.110. * Phân tích khả năng của doanh nghiệp

1.1.111. Đứng trước đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần thiết lập được bản đánh giá tương đổi về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Một mặt doanh nghiệp có năng lực nào vượt trội, tình trạng hiện tại hoặc tiềm năng của doanh nghiệp như thể nào, nguồn lực mà doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh có thể huy động từ bản thân hoặc từ nguồn nào khác bên ngoài doanh nghiệp.

* Sau khi phân tích khả năng nhà cung ứng và khả năng doanh nghiệp bước tiếp theo là lựa chọn mặt hàng nhập khấu phù họp với điều kiện kinh doanh. Mật hảng này phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đề ra mả hai bên thoả thuận: giá cả, chất lượng, bao bì đóng gói...

- Địa điểm và thời gian giao dịch

- Tên công ty đại diện giao dịch

- Khối lượng và giá cả giao dịch

- Hình thức giao hàng và phương thức thanh toán

* Xác định thị trường tiêu thụ sản phâm

1.1.112. Thị trường là tổng thế luôn gồm một số lượng rất lớn các khách hàng với những nhu cầu đặc tính mua và khả năng tài chính rất khác nhau vì vậy doanh nghiệp cần xác định đoạn thị trường đế tiêu thụ sản phấm sao cho có hiệu quả nhất cần chú ý các điểm sau:

- Khách hàng mà doanh nghiệp nhằm vào phải rõ ràng cụ thế

- Phải đo lường được có nghĩa là quy mô và hiệu quả của thị trường phải đo lường được tính khả thi,

- Doanh nghiệp phải nhận biết và phục vụ đoạn thị trường đẫ phân chia theo tiêu thức nhất định.

* Xác định giá giao dịch

1.1.113. Giá cả hàng hoá nhập khâu do hai bên tự thoả thuận. Nhưng bên nhập khẩu phải căn cứ vào các yếu tố sau đây để đưa ra mức giá tối thiểu nhằm tối đa hoá lợi ích:

- Phân tích giá hàng hoá cùng chủng loại trên thị trường trong nước và quốc tế tại thời điểm hiện tại hoặc giá cả có thế tham khảo của đoi thú cạnh tranh đã nhập về.

- Giá phải đảm bảo được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra như: mục tiêu lợi nhuận đạt được sau khi trừ các khoản chi phí, thuế...

* Đánh giá hiệu quả mang lại và khắc phục những hạn chế làm giảm hiệu quả kinh doanh

1.1.114. Hàng hoá nhập về kinh doanh trên thị trường kết quả thu được có thể lỗ hoặc lãi do cỏ nhiều yếu tố phát sinh trong quá trình kinh doanh. Sau khi tiêu thụ hàng hoá cuối kỳ cần tổng kết đánh giá hiệu quả kinh doanh, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đế đề ra các biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình Nhập khẩu thép của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội (Trang 29)