Thực trạng hoạt động học môn Toán của học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường Trung học phổ thông Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 47)

Trong quá trình đào tạo, HS không chỉ đơn thuần là đối tượng học mà còn là chủ thể của đào tạo. Vì vậy, khi nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn Toán, chúng ta không thể không tìm hiểu về người học.

- Vềkiến thức nền: Đa số học sinh đã có những kiến thức cơ bản, qua điều tra, khảo sát chất lượng đầu năm (2012- 2013) thu được kết quả như sau: 85% HS trên trung bình; 15% HS dưới trung bình.

- Về hứng thú học: 70% học sinh có hứng thú học bộ môn Toán

- Về phong cách học: Gần 45% học sinh thích hoạt động nhóm; 15% học sinh thích tự suy nghĩ;

40% học sinh thích nghe giảng và có ý kiến phát biểu. Nhìn chung, các em mong muốn được kết hợp các loại phong cách học đa dạng, phong phú phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Điều này xuất phát từ thực tế, không có một phương pháp nào là vạn năng, mà cái cốt lõi người dạy và người học phải biết kết hợp thành thạo các phương pháp để chiếm lĩnh kiến thức một cách có hiệu quả nhất.

Trình độ đầu vào của hoc sinh đầu cấp (tuyển sinh vào lớp 10) so với mặt bằng toàn tỉnh là còn thấp ( tốp các trường có điểm thấp nhất), nhiều năm điểm chuẩn đầu vào không đạt ngưỡng trung bình là đỗ, chưa kể một số em

thuộc diện ưu tiên thì điểm đầu vào còn rất thấp. Như vây, việc thi tuyển sinh vào 10 ở trường THPT của huyện vùng nông thôn chưa thực sự được tuyển chọn).

Do đầu vào quá thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học, người dạy và người học gặp rất nhiều khó khăn, cho nên khi tìm hiểu về thực trạng hoạt động dạy học môn Toán tác giả tập trung tìm hiểu những thực trạng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của HS: mục đích, động cơ học tập; Ý thức, thái độ học tập; phương pháp và kết quả học tập của HS.

2.3.2.1. Mục đích, động cơ học tập

Qua điều tra HS các khối lớp, đa số HS đều xác định được mục đích và động cơ học tập, tuy nhiên trong quá trình học mức độ nhận thức của từng cá nhân HS lại khác nhau. Theo kết quả khảo sát ở phụ lục 3, tác giả xem xét động cơ học tập của HS theo 3 nhóm đối tượng tương đương với 3 khối lớp 10, 11, 12 trong một cấp học như sau:

Nhóm 1- Khối lớp 12: Là những HS cuối cấp chuẩn bị tốt nghiệp THPT, chủ yếu xác định thi chuyên nghiệp khối A. Đa số HS có thái độ học tập tốt, môn Toán có vị trí quan trọng trong cuộc sống và trong thi cử. Kết quả trên trung bình môn Toán : 71,67 tốt nghiệp – 79,16%, năm học 2009- 2010. Mục đích học tập của HS cuối cấp tương đối tốt, chịu khó đầu tư thời gian vào học hơn các lớp khác (70% HS có hứng thú học bộ môn Toán và tham gia thi khối A vào các trường chuyên nghiệp).

Nhóm 2- Khối 11: Là HS giữa cấp học, khi điều tra về mức độ thực hiện các hoạt động học tập môn Toán có 52% HS dành thời gian chuyên sâu về môn Toán (phụ lục 3): mức độ thực hiện các hoạt động học tập của nhóm này chưa được tốt, chưa đồng đều, vì vậy có thể đánh giá mục đích, động cơ học tập của các em chưa thật tốt, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học.

Nhóm 3 - Khối 10: Là những HS vừa mới tốt nghiệp trung học cơ sở, thi tuyển sinh đầu cấp. Theo bảng điều tra phụ lục 2, câu hỏi 1 khi được hỏi về

điểm thi đầu vào môn Toán (số liệu điều tra năm học 2012 – 2013) thì có rất nhiều em điểm toán đạt dưới 5 điểm, cụ thể có 178 HS/ 414 HS. Đa số HS chưa biết cách học toán , lập luận một bài toán, chưa hiểu sâu và đúng kiến thức cơ bản, tư duy lôgíc còn yếu dẫn đến chán nản trong học toán, động cơ học còn yếu.

Như vậy, xét theo 3 nhóm trên thì mục đích, động cơ học tập môn Toán của các nhóm tương đối khác nhau. Điều đó, gây nhiều khó khăn trong quá trình dạy học, đòi hỏi người thầy không những chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giúp HS có được niềm tin, động cơ học tập đúng đắn, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

2.3.2.2. Ý thức, thái độ học tập

Hầu hết HS đều có ý thức, thái độ học tập, nhưng trong thực tế nhận thức chưa chuyển biến thành hành động. Kết quả khảo sát cho thấy 25% ý kiến GV cho rằng ý thức, thái độ học tập của HS ở mức tốt, 30% ở mức khá, còn 27% ở mức yếu. Trong quá trình học vẫn còn HS bỏ học với nhiều lý do khác nhau: chán học, hoàn cảnh gia đình, mải chơi…đa số HS bỏ học ở các giờ học Toán, HS cho rằng những môn học này không quan trọng, khó và khô khan. Nhìn chung, ý thức, thái độ học tập của HS không mấy thuận lợi cho công tác đào tạo.

2.3.2.3. Phương pháp học tập của học sinh

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các HĐHT môn Toán

Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu Rất

yếu

1. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp 20 25 25 20 10 2. Chăm chú nghe và ghi chép lại toàn bộ bài

giảng 55 30 12 3 0

3. Tham gia các hoạt động trên lớp: Trả lời câu

thảo luận....

4. Học bài và làm bài tập về nhà theo vở ghi, tài

liệu tham khảo, chuẩn bị bài trước khi đến lớp 28 36 17 15 4 5. Chủ động phát hiện và sáng tạo, tìm tòi

những kiến thức mới để học 6 15 12 49 18

6. Tham khảo tài liệu học hỏi thêm kiến thức 12 35 20 24 9 7. Hệ thống hóa kiến thức, tóm tắt kiến thức

trước và sau bài học… 14 25 16 35 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Tổ chức việc tự học, học tập theo nhóm.... 5 15 43 30 7 Từ khi thay đổi sách giáo khoa khối THPT (2006 - 2007), người học không chỉ đơn thuần thu nhận kiến thức từ sách vở mà điều quan trọng là họ phải biết cách tự học, tự nghiên cứu. Theo kết quả điều tra (bảng 2.8) phương pháp học của HS chưa cao, mức độ thực hiện các hoạt động học tập của HS ở 8 nội dung còn trên dưới 40% được đánh giá yếu và rất yếu. Riêng đối với bộ môn Toán nếu HS không tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp để học bài mới thì việc dạy và học bài mới của GV và HS sẽ không thành công. Kết quả khảo sát cho thấy còn có 36% HS chưa đầu tư, thậm chí còn không làm bài tập và học bài cũ trước khi đến lớp (bảng 2.8). Hệ thống hóa kiến thức, tóm tắt kiến thức trọng tâm các phần đã được học…là một trong các khâu quan trọng để dẫn đến sự thành công trong phương pháp học Toán . Việc thuyết trình, thảo luận để lấy thông tin hai chiều thì cả GV và HS đều thống nhất ý kiến rằng hầu hết HS mới chỉ thực hiện ở mức trung bình. Trong một lớp học chỉ có vài HS tham gia nhiệt tình các hoạt động học, còn lại đa số HS đều do GV chỉ định rồi miễn cưỡng tham gia, gây mất thời gian trong tiết dạy, làm không khí lớp căng thẳng, ảnh hưởng tới quá trình dạy học.

Hầu hết các HS khi được hỏi về việc tham khảo tài liệu học hỏi thêm kiến thức chỉ đạt mức độ trung bình, thậm chí yếu và rất yếu. Trong thực tế GV không kiểm soát được việc tự học của HS. Qua kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng phương pháp học tập của HS còn nhiều hạn chế, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình dạy học.

2.3.2.4. Kết quả học tập của học sinh

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát học tập của HS năm học 2012 – 2013

Số

TT Khối Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém TB

trở lên 01 K.10 288 10,40 % 30% 53,5% 6,1% 0% 93,9% 02 K.11 291 10,73 % 28,6% 51,47 % 9,2% 0% 90,8% 03 K.12 269 10,37 % 24,12 % 58,37 % 7,14% 0% 92,86 % 04 Tốt nghiệp 269 +17 (tư do) =286 (273/286) 12(4,4 0%) 41(15, 02%) 207 (75,82 %) 13 (4,58 %) 95,42 % 05 T. trường 848 10,50 % 27,48 % 52,54 % 7,48% 0% 92,52 % 06 Toán 848 12.75 25.64 40,29 18,34 2,98 78,68

Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ HS trên trung bình ở mức độ khá. Tỷ lệ khá, giỏi chưa thật sự cao, trước thực trạng đó nhà quản lý, GV, HS phải xem xét đánh giá việc thực hiện các khâu của quá trình dạy học để từng bước điều chỉnh nâng cao hiệu quả trong công tác dạy và học.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trƣờng THPT Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên

2.4.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên bộ môn Toán

Công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên được bắt đầu từ việc phân tích nhu cầu môn học, quan tâm đến vấn đề thực hiện nề nếp chuyên môn, chỉ đạo hoạt động dạy học đúng chương trình, kế hoạch. Quản lý sát sao việc thực thi của GV trước và khi lên lớp: soạn bài, xác định mục tiêu, nội dung bài học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra- đánh giá, môi

trường dạy học, kế hoạch dạy học cho phù hợp với đối tượng, đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

2.4.1.1. Quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV

Việc lập kế hoạch công tác của GV là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình giảng dạy của GV, đồng thời làm cơ sở cho việc quản lý GV. Hàng năm, vào đầu năm học nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chủ đề năm học, tình hình thực tế của đơn vị về nguồn lực, tài lực để xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá nhân GV xây dựng kế hoạch để thực hiện trong năm học.

Bảng 2.10: Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của GV T T Nội dung Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Xây dựng kế hoạch tổ bộ môn 35 40 29 24 32 24 4 12 2 Xây dựng kế hoạch cá nhân 55 48 36 40 9 12 0 0 3 Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của tổ, cá nhân

0 0 80 76 20 24 0 0

4

Sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra để đánh giá xếp loại công chức và xét thi đua.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy, việc xây dựng kế hoạch đã và thường xuyên được quan tâm, có tới 35% CBQL, 40% GV đánh giá tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại 4% CBQL, 12% GV được đánh giá việc thực hiện ở mức yếu. Một số nhà quản lý và GV chưa thật chú trọng tới việc lập kế hoạch, chưa xác định tầm quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch. Đó là căn cứ để CBQL và GV soi vào đó để thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học. Ngoài ra, những nội dung khác đa số CBQL và GV đều có sự thống nhất nhau với nhau về mức độ đánh giá.

2.4.1.2.Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp

Theo quy định của Bộ về nhiệm vụ của GV, là GV đứng lớp phải chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án đúng theo phân phối chương trình, nội dung môn học đúng, đủ mới được lên lớp giảng bài cho học sinh. Trong hoạt động QL chuyên môn, việc quản lý công tác soạn giảng, chuẩn bị lên lớp của GV là một việc thường xuyên và bắt buộc. Thực tế trong khi giảng dạy đại đa số các GV có lương tâm nghề nghiệp soạn giảng đúng, đủ theo yêu cầu, bên cạnh đó vẫn còn một số ít GV soạn giảng mang tính chống đối, giáo án chỉ là hình thức để CBQL kiểm tra, chứ không có chất lượng.

Bảng 2.11: Thực trạng QL nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV

TT Nội dung Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1

QL soạn bài, chuẩn bị bài

lên lớp theo chuẩn KTKN 12 9 34 38 39 36 15 17

2 CBQL lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất giáo án của GV 55 60 30 16 15 24 0 0 3

Bồi dưỡng phương pháp

KTKN 4

Sử dụng kết quả kiểm tra

để đánh giá, xếp loại GV 25 29 42 50 28 11 5 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà trường đã xác định khâu kiểm tra việc soạn giảng giáo án của giáo viên là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học trong nhà trường. Tuy nhiên, mức độ thực hiện ở loại tốt và khá chưa được nhiều, mức độ thực hiện trung bình còn tương đối cao. Mức độ kiểm tra định kỳ đã được quan tâm, nhưng việc bồi dưỡng phương pháp soạn giảng để giảm bớt % trung bình thì còn gặp nhiều hạn chế (CBQL đánh giá 2% tốt, GV- 6% tốt), nội dung quản lý này chưa được quan tâm thường xuyên và có hiệu quả như mong muốn.

2.4.1.3. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

Chương trình giảng dạy là văn bản pháp quy của Bộ, ngành. Trên cơ sở đó các trường lên kế hoạch cho các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo viên cụ thể hóa kế hoạch trong sổ báo giảng của cá nhân. GV thực hiện đúng, đủ chương trình, không được cắt xén, dồn ép. Người quản lý có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chương trình GV thông qua lịch báo giảng, sổ đầu bài, nhằm tạo điều kiện phù hợp cho GV trong quá trình thực hiện chương trình giảng dạy cũng như giám sát chặt chẽ hoạt động này.

Bảng 2.12: Thực trạng quản lý việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy của GV Toán TT Nội dung Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL G V 1 Chỉ đạo tổ bộ môn chi tiết

hóa kế hoạch và các qui định thực hiện chương trình giảng

dạy Toán

2 Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình của GV qua lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài

5 8 8 12 33 42 30 38

3 Quản lý nề nếp lên lớp của

GV Toán 12 7 24 17 38 45 26 31

4 Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá sếp loại thi đua GV

9 12 45 38 35 37 11 13

Dựa trên chương trình của Bộ, Sở, tổ bộ môn đã xây dựng chương trình cụ thể cho từng phân môn (kể cả chương trình tự chọn). Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy các ý kiến đánh giá giữa GV và CBQL về việc theo dõi thực hiện chương trình của GV Toán là thường xuyên. Tuy nhiên, đánh giá ở mức độ tốt, khá về việc thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chương trình chưa được cao. Những nội dung về thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV Toán , phần lớn CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình là nhiều. Như vây, các cấp lãnh đạo của nhà trường phải quan tâm hơn nữa trong công tác QL và đưa ra những biện pháp khả thi để GV có thể thực hiện được tốt nhất.

2.4.1.4. Quản lý cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy

Bảng 2.13: Thực trạng quản lý hoạt động cải tiến nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy của GV Toán

TT Nội dung Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu CB QL G V CB QL G V CB QL G V CB QL G V

1 Bồi dưỡng năng lực giảng dạy

cho GV theo tinh thần đổi mới 14 18 35 50 40 20 11 19

2 Nâng cao ý thức trách nhiệm của GV trong trong công tác

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường Trung học phổ thông Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 47)