Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên bộ môn Toán

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường Trung học phổ thông Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 41)

2.3.1.1. Tinh thần trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp

Giảng dạy ở hệ THPT vừa có những thuận lợi vừa gặp những khó khăn nhất định. HS THPT (từ 15 đến 18), tâm sinh lý HS đang phát triển, nên có nhiều khi vừa dạy vừa dỗ, nhiều HS còn ham chơi chưa xác định được mục đích, động cơ học tập. Đặc biệt HS vùng nông thôn, mức độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế. Một bộ phận HS và phụ huynh coi nhẹ việc học tập. Vì vậy, GV THPT giảng dạy ở nông thôn không những chỉ truyền đạt kiến thức môn học mà còn chú trọng tới việc giáo dục kỹ năng sống cho HS. Đặc biệt đối với GV Toán, ngoài giảng dạy kiến thức cơ bản còn phải hết sức chú trọng tới việc giáo dục ý thức đạo đức, tính chính xác, tính kỉ luật cao. Giáo viên thực sự tâm huyết và say nghề, gần gũi với HS là điểm sáng, điểm tựa cho HS để HS thực sự yêu thầy, hàng ngày mong muốn được đến trường. Giữa thầy và trò luôn thân thiện với nhau, tạo động lực thúc đẩy cho việc dạy và học. Xác định vị trí, môi trường mình dạy, nhiều năm qua đội ngũ GV trong nhà trường đã thực sự có tâm với nghề, mỗi thầy giáo, cô giáo đã và đang trở thành tấm gương tự học và sáng tạo. Kết quả khảo sát cho thấy 74% GV tự hài lòng với tinh thần trách nhiệm của mình, về phía HS đánh giá 65% GV có thái độ, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, còn 35% GV Toán có tinh thần trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp ở mức độ khá, trung bình, không có GV thiếu trách nhiệm trong giảng dạy. Như vây, tinh thần trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp của GV toán trong nhà trường tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu người học.

2.3.1.2. Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy môn Toán của GV

Nội dung hoạt động

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB Yếu Rất yếu

Soạn bài, chuẩn bị kỹ bài

giảng trước khi lên lớp 45 45 39 15 14 32 2 8 0 0 Cập nhật, mở rộng bài

giảng với những kiến thức mới 37 14 45 34 15 27 3 25 0 0 Sử dụng phương tiện dạy học tích cực đúng với đặc thù bộ môn 28 30 45 55 27 10 0 5 0 0 Thường xuyên thay đổi

PP giảng dạy để phù hợp với nội dung bài giảng và đối tượng HS

44 46 22 22 34 24 0 8 0 0

Yêu cầu, hướng dẫn, kiểm tra việc học và làm tập ở nhà bài, đọc và tìm hiểu kiến thức mới.

75 80 20 13 5 2 0 5 0 0

Chấm bài, sửa lỗi: cách trình bày, cách lập luận và trình bày lời giải một bài tập toán.

45 50 40 30 15 20 0 0 0 0

Bồi dưỡng HS năng khiếu thường xuyên

40 38 15 20 35 25 10 16 0 1

Qua bảng khảo sát, ta thấy đa số GV đã chú trọng tới chất lượng bài soạn, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá và đi sâu tổ chức thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp

dạy học đúng với đặc trưng của bộ môn. GV đã quan tâm sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và kiểm tra đánh giá. Công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu học toán được quan tâm thường xuyên. Những năm chưa thay sách giáo khoa, một bộ phận giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức, đa phần là truyền thụ một chiều (GV giảng, học sinh nắm kiến thức thụ động ), từ khi thay sách, GV đã tích cực đổi mới phương pháp: tích cực, sáng tạo, GV chỉ là người giúp HS lĩnh hội tri thức, chứ không nhồi nhét kiến thức. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở trên cho thấy (Bảng 2.6) việc cập nhật, mở rộng bài giảng với những kiến thức mới còn hạn chế (GV- 37% tốt, HS - 14% tốt). Số GV mở rộng kiến thức cho HS chưa nhiều, một phần do HS chưa đủ trình độ cập nhật thêm thông tin mới nên GV không dám bổ sung vào bài dạy, mặt khác do trình độ, năng lực của GV còn hạn chế, chưa thật đầu tư vào chuyên môn. Việc sử dụng phương tiện dạy học tích cực đúng với đặc thù của bộ môn được HS đánh giá ở mức độ trung bình, yếu còn 5%, là phản ánh đúng thực tế, vì môn Toán trong nhà trường THPT được chia làm các phân môn. Nhiều GV chưa đầu tư vào 2 phân môn Hình học và giải tích đối với HS là vô cùng khó khăn. Mặc dù GV đã chú trọng tới việc chữa lỗi cho HS, hướng dẫn học sinh cách trình bày một bài toán sao cho lời giải ngắn gọn, chính xác và đúng đăc thù bộ môn, (GV- 85% khá, tốt; HS - 80% khá, tốt), con số này chứng tỏ dạy toán là phải đầu tư chữa phương pháp cho học sinh, để uốn nắn kịp thời giúp HS tư duy và trình bày đúng, đánh giá đúng sai về lời giải của mình. Toán học là bộ môn có đặc thù riêng, vì vậy, khi giảng dạy cần phải chú ý tới phát triển năng lực tư duy logic - hiểu vấn đề-cần sử dụng kiến thức nào cho viêc giải quyết bài toán đó. Học toán trong nhà trường vừa mang những nét phổ quát của hoạt động trí tuệ nói chung, lại có những nét đặc thù bởi tính định hướng của môn học (theo thống kê của bảng 2.6, việc đọc - hiểu nội dung bài giảng đối với GV- 5% trung bình, yếu; HS đánh giá còn 7% yếu).

Với số liệu đó, chứng minh một điều còn tồn tại: một số GV chưa tập trung nghiên cứu chuyên môn, nâng cao năng lực sư phạm, đòi hỏi phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ và đưa ra phương pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học.

2.3.1.3.Thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Toán học là môn học có đặc thù riêng, để dạy toán thành công GV phải hết sức chú trọng tới đặc thù của các phân môn trong bộ môn để có những phương pháp đúng, phù hợp với môn học và người học. Sử dụng phương pháp phải gắn với hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng bài, từng phân môn cụ thể của môn học. Hàng năm, tổ bộ môn thường tổ chức dự giờ thao giảng phương pháp để thống nhất chung trong tổ. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, với năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn của từng cá nhân khác nhau, nên hiệu quả chưa được đồng đều. Một số GV chưa đổi mới được phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới của Bộ (từ khi thay sách giáo khoa). Những GV có thâm niên nghề lâu năm chưa áp dụng được phương pháp tích cực, tổ chức cho HS học nhóm, vẫn còn tình trạng nhồi nhét kiến thức, giáo viên giảng bài và truyền thụ kiến thức một chiều, học sinh chỉ biết ghi chép thụ động, chưa tổ chức hướng dẫn HS tự chiếm lĩnh tri thức trên cơ sở GV hướng dẫn, gợi mở, nêu vấn đề. Còn GV trẻ về tuổi nghề lại thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm truyền đạt, có những mảng kiến thức giáo viên truyền thụ không rõ ràng, dẫn đến việc học sinh khó nắm bắt mặc dù nội dung kiến thức lại rất đơn giản. (tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin tương đối tốt, bởi chính trong trường sư phạm các thầy cô cũng được trang bị kiến thức tin học bài bản dù chuyên ngành đào tạo không phải là tin học).

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng PP và HTTCDH môn Toán STT Các PP và HT TCDH Mức độ thực hiện (%) Thƣờng

xuyên Đôi khi Không

bao giờ GV HS GV HS GV HS 1. Thuyết trình của GV 49 32 36 60 15 8 2. Vấn đáp giữa GV và HS, HS và GV 90 95 10 5 0 0 3. Tổ chức làm việc theo nhóm, thảo luận 25 30 46 25 29 45 4. Tổ chức câu lạc bộ yêu thích toán học 0 0 0 0 0 0 5. Hướng dẫn cách tự đọc tài liệu, tự tìm hiểu kiến thức thông qua các loại sách tham khảo

85 80 15 20 0 0

6.

Các PP và HTTC dạy học khác: Luyện tập, ôn tập,

luyện tập theo chuyên đề 75 85 25 15 0 0

Theo bảng khảo sát 2.7, về các phương pháp, HTTCDH đã được áp dụng đại đa số ý kiến của GV và HS đều tương đồng, tương đối thống nhất. Song, riêng phần tổ chức câu lạc bộ yêu thích toán học, tổ bộ môn chưa làm được . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức hoạt động nhóm, thảo luận chưa được đồng bộ giữa các GV trong tổ, còn hạn chế ở một số GV có nghiệp vụ sư phạm trung bình, một số

chức thảo luận HS không chịu trình bày, còn rụt rè không dám phát biểu trước tập thể. Một số HS khi trình bày không rõ ràng mạch lạc, ấp úng làm ảnh hưởng về thời gian, ảnh hưởng tới lượng kiến thức trong 1 tiết học (chỉ được 45 phút), với những lý do đó, GV e ngại không thực hiện thảo luận nhóm, càng làm ảnh hưởng đến tính sáng tạo, năng động của HS. Điều đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của bộ môn nói riêng và nhà trường nói chung. Do vậy, hầu hết các GV và các nhà QL, kể cả HS đều thống nhất ý kiến: tăng cường thảo luận nhóm để HS có khả năng phát huy được tính tự chủ, sáng tạo lĩnh hội kiến thức tránh dập khuôn, máy móc.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường Trung học phổ thông Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 41)