Quản lý hoạt động dạy của giáo viên bộ môn Toán

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường Trung học phổ thông Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 51)

Công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên được bắt đầu từ việc phân tích nhu cầu môn học, quan tâm đến vấn đề thực hiện nề nếp chuyên môn, chỉ đạo hoạt động dạy học đúng chương trình, kế hoạch. Quản lý sát sao việc thực thi của GV trước và khi lên lớp: soạn bài, xác định mục tiêu, nội dung bài học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra- đánh giá, môi

trường dạy học, kế hoạch dạy học cho phù hợp với đối tượng, đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

2.4.1.1. Quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV

Việc lập kế hoạch công tác của GV là khâu có tính chất tiền đề, định hướng cho toàn bộ quá trình giảng dạy của GV, đồng thời làm cơ sở cho việc quản lý GV. Hàng năm, vào đầu năm học nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chủ đề năm học, tình hình thực tế của đơn vị về nguồn lực, tài lực để xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá nhân GV xây dựng kế hoạch để thực hiện trong năm học.

Bảng 2.10: Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của GV T T Nội dung Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Xây dựng kế hoạch tổ bộ môn 35 40 29 24 32 24 4 12 2 Xây dựng kế hoạch cá nhân 55 48 36 40 9 12 0 0 3 Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của tổ, cá nhân

0 0 80 76 20 24 0 0

4

Sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra để đánh giá xếp loại công chức và xét thi đua.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy, việc xây dựng kế hoạch đã và thường xuyên được quan tâm, có tới 35% CBQL, 40% GV đánh giá tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại 4% CBQL, 12% GV được đánh giá việc thực hiện ở mức yếu. Một số nhà quản lý và GV chưa thật chú trọng tới việc lập kế hoạch, chưa xác định tầm quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch. Đó là căn cứ để CBQL và GV soi vào đó để thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học. Ngoài ra, những nội dung khác đa số CBQL và GV đều có sự thống nhất nhau với nhau về mức độ đánh giá.

2.4.1.2.Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp

Theo quy định của Bộ về nhiệm vụ của GV, là GV đứng lớp phải chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án đúng theo phân phối chương trình, nội dung môn học đúng, đủ mới được lên lớp giảng bài cho học sinh. Trong hoạt động QL chuyên môn, việc quản lý công tác soạn giảng, chuẩn bị lên lớp của GV là một việc thường xuyên và bắt buộc. Thực tế trong khi giảng dạy đại đa số các GV có lương tâm nghề nghiệp soạn giảng đúng, đủ theo yêu cầu, bên cạnh đó vẫn còn một số ít GV soạn giảng mang tính chống đối, giáo án chỉ là hình thức để CBQL kiểm tra, chứ không có chất lượng.

Bảng 2.11: Thực trạng QL nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV

TT Nội dung Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1

QL soạn bài, chuẩn bị bài

lên lớp theo chuẩn KTKN 12 9 34 38 39 36 15 17

2 CBQL lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất giáo án của GV 55 60 30 16 15 24 0 0 3

Bồi dưỡng phương pháp

KTKN 4

Sử dụng kết quả kiểm tra

để đánh giá, xếp loại GV 25 29 42 50 28 11 5 10

Nhà trường đã xác định khâu kiểm tra việc soạn giảng giáo án của giáo viên là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học trong nhà trường. Tuy nhiên, mức độ thực hiện ở loại tốt và khá chưa được nhiều, mức độ thực hiện trung bình còn tương đối cao. Mức độ kiểm tra định kỳ đã được quan tâm, nhưng việc bồi dưỡng phương pháp soạn giảng để giảm bớt % trung bình thì còn gặp nhiều hạn chế (CBQL đánh giá 2% tốt, GV- 6% tốt), nội dung quản lý này chưa được quan tâm thường xuyên và có hiệu quả như mong muốn.

2.4.1.3. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

Chương trình giảng dạy là văn bản pháp quy của Bộ, ngành. Trên cơ sở đó các trường lên kế hoạch cho các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo viên cụ thể hóa kế hoạch trong sổ báo giảng của cá nhân. GV thực hiện đúng, đủ chương trình, không được cắt xén, dồn ép. Người quản lý có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chương trình GV thông qua lịch báo giảng, sổ đầu bài, nhằm tạo điều kiện phù hợp cho GV trong quá trình thực hiện chương trình giảng dạy cũng như giám sát chặt chẽ hoạt động này.

Bảng 2.12: Thực trạng quản lý việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy của GV Toán TT Nội dung Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL G V 1 Chỉ đạo tổ bộ môn chi tiết

hóa kế hoạch và các qui định thực hiện chương trình giảng

dạy Toán

2 Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình của GV qua lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài

5 8 8 12 33 42 30 38

3 Quản lý nề nếp lên lớp của

GV Toán 12 7 24 17 38 45 26 31

4 Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá sếp loại thi đua GV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 12 45 38 35 37 11 13

Dựa trên chương trình của Bộ, Sở, tổ bộ môn đã xây dựng chương trình cụ thể cho từng phân môn (kể cả chương trình tự chọn). Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy các ý kiến đánh giá giữa GV và CBQL về việc theo dõi thực hiện chương trình của GV Toán là thường xuyên. Tuy nhiên, đánh giá ở mức độ tốt, khá về việc thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chương trình chưa được cao. Những nội dung về thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV Toán , phần lớn CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình là nhiều. Như vây, các cấp lãnh đạo của nhà trường phải quan tâm hơn nữa trong công tác QL và đưa ra những biện pháp khả thi để GV có thể thực hiện được tốt nhất.

2.4.1.4. Quản lý cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy

Bảng 2.13: Thực trạng quản lý hoạt động cải tiến nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy của GV Toán

TT Nội dung Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu CB QL G V CB QL G V CB QL G V CB QL G V

1 Bồi dưỡng năng lực giảng dạy

cho GV theo tinh thần đổi mới 14 18 35 50 40 20 11 19

2 Nâng cao ý thức trách nhiệm của GV trong trong công tác đổi mới PPDH

19 38 11 12 60 42 10 8

3 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy

28 31 26 17 36 45 10 7

4 Tổ chức dự giờ thường xuyên, đột xuất và đánh giá sau dự giờ

16 16 43 36 30 34 11 14

5 Tổ chức các buổi ngoại khóa, hội thảo, câu lạc bộ yêu thích văn học về đổi mới PPDH Toán

6 4 31 30 57 62 6 4

Kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy các nội dung quản lý ở mức độ tốt, còn khiêm tốn, chủ yếu tập trung ở mức độ khá và trung bình. Có thể đánh giá công tác quản lý hoạt động cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy còn một số hạn chế:

Một số giáo viên có tuổi đời cao chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chưa đầu tư sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học thiết yếu cho bộ môn, chưa phát huy được hết thế mạnh về kinh nghiệm trong giảng dạy của

bản thân, chủ yếu còn đọc chép, chưa tạo điều kiện cho HS chủ động, sáng tạo, tích cực chiếm lĩnh tri thức.

Để sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực, GV phải luôn năng động, cập nhật thông tin, biết ứng dụng công nghệ thông tin, thu thập, tạo lập các phương tiện dạy học phù hợp với từng phân môn để thu hút sự yêu thích môn học. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng năng lực sử dụng PP, phương tiện dạy học đối với GV chưa được thường xuyên và hiệu quả.

Hàng năm, nhà trường tổ chức dạy học thao giảng phương pháp đối với từng môn học, để các thành viên trong tổ bộ môn có điều kiện trao đổi, thảo luận để đưa ra những phương pháp hữu ích nhất trong từng môn học. Môn Toán tổ chức được 2 tiết/ năm (thao giảng phương pháp). Như vậy, việc thao giảng trao đổi kinh nghiệm để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nhiều. Nhà trường chưa tổ chức được thường xuyên, một số GV còn ỷ lại, chưa có ý thức, tâm huyết với nghề. Đặc biệt, một số GV trẻ chưa thực sự tâm huyết với nghề và yêu nghề. Đó chính là những tồn tại trong hoạt động quản lý cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá giờ dạy của môn Toán .

2.4.1.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS

Đánh giá là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học, giúp học sinh phát hiện, khẳng định được quá trình học tập của mình và giúp GV thấy được những ưu điểm, nhược điểm của mình trong dạy học để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học, tìm phương pháp tối ưu nhất, phù hợp với đối tượng học sinh để chất lượng dạy học không ngừng nâng cao, đáp ứng được nhu cầu xã hội và mục tiêu giáo dục.

Tổ Toán thường xuyên được nhà trường chỉ đạo đến với mọi thành viên về cách thức thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cụ thể, nhà trường chỉ dạo GV thực hiện việc kiểm tra đủ số bài theo quy định của chương trình, nội dung kiểm tra phải đáp ứng được chuẩn kiến thức kỹ năng

của môn học, phải phân loại được học sinh. Chấm bài, trả bài nghiêm túc, đúng quy định, phải chính xác, khách quan, công bằng trong các đợt kiểm tra, thi học kỳ, xét lên lớp.

Bảng 2.14: Thực trạng QL hoạt động KT - ĐG kết quả học tập của HS

TT Nội dung Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Bồi dưỡng nâng cao năng lực

đổi mới phương pháp ra đề, hình thức, kiểm tra, đánh giá

34 30 45 50 21 20 0 0 2 Thanh tra, kiểm tra việc ra đề

kiểm tra, chấm trả bài đúng quy chế

51 45 30 35 17 15 2 5 3 Tổ chức kiểm tra sổ điểm, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học bạ theo định kỳ, đột xuất 30 31 26 21 36 41 8 7 4 Thu thập thông tin qua kiểm

tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học

30 27 43 36 16 23 11 14 5 Sử dụng kết quả thực hiện đổi

với kiểm tra đánh giá để xếp loại giáo viên

25 28 31 30 38 38 6 4

Trong bảng 2.14, về mức độ đổi mới KT – ĐG hầu hết các ý kiến của CBQL và GV đều tập trung đánh giá ở mức độ khá trở lên. Tuy nhiên, kiểm tra sổ điểm, học bạ theo định kỳ, đột xuất chưa được tốt, vẫn còn 8%- CBQL; 7% GV đánh giá yếu. Với việc chú ý đổi mới KT – ĐG và sự chỉ đạo sát sao của Ngành, nhà trường đã yêu cầu tổ bộ môn Toán nói riêng và các tổ bộ môn khác, xây dựng ngân hàng đề thông minh, và thành lập tổ cốt cán ra đề, thẩm

định đề để kiểm tra cho từng khối lớp. Việc làm này đã giúp được GV có ý thức bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, còn có những hạn chế không tránh khỏi, đó là:

Một số ít GV nhận thức chưa đầy đủ việc ra đề KT- ĐG theo tinh thần đổi mới, nên việc KT – ĐG còn mang nặng tính hình thức, kiểm tra mới ở mức độ ghi nhớ kiến thức rập khuôn, máy móc, chưa tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính tích cực, sáng tạo.

Còn một số GV khi trả bài kiểm tra chưa tập trung chữa lỗi cho HS, chỉ nhận xét chung chung. Điều này dẫn đến HS yếu về năng lực trình bày, lập luận chưa chặt chẽ, nhiều tình huống sai về bản chất toán học mặc dù các em tư duy đúng và chính sác. Như vây, việc đổi mới KT – ĐG kết quả học tập của HS đòi hỏi các nhà QL, GV phải nhận thức sâu sắc, phải có trách nhiệm, phải thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo việc KT – ĐG phải chuẩn kiến thức kỹ năng, phải phân loại được đối tượng học sinh, đảm bảo sự công bằng, chính xác, tránh những tiêu cực trong thi cử, kiểm tra, tránh mắc bệnh thành tích trong giáo dục (Thực hiê ̣n Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; cuộc vận động "Hai không” của ngành với 4 nội dung: chống tiêu cực trong thi cử, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không có hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp).

2.4.1.6. Quản lý việc thực hiện hồ sơ chuyên môn

Bảng 2.15: Thực trạng quản lý thực hiện quy định hồ sơ chuyên môn của GV T T Nội dung Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Chỉ đạo kế hoạch, nội dung

sinh hoạt của tổ chuyên môn 28 30 47 52 25 18 0 0 2 Đề ra những quy định cụ thể

lượng, nội dung, hình thức..) 3 Chỉ đạo tổ bộ môn kiểm tra

định kỳ, đột xuất về hồ sơ của GV

67 57 20 15 13 28 0 0 4 Nhận xét cụ thể, yêu cầu điều

chỉnh sau kiểm tra 34 29 34 37 32 34 0 0 5 Sử dụng kết quả kiểm tra để

xếp loại công chức, thi đua cho GV

30 28 35 39 35 33 0 0

Theo điều lệ của trường trung học quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt theo định kỳ 1 tháng 2 lần (2 tuần/ 1 lần). Trong thực tế, nhà trường vẫn sinh hoạt đều đặn theo quy định. Tuy nhiên, nhiều buổi sinh hoạt của tổ cũng chưa thật hiệu quả. Các buổi sinh hoạt chưa chuyên sâu, còn chờ đợi sự chỉ đạo của cấp trên, chưa chú trọng tới đặc thù của bộ môn, chưa xây dựng được nội dung sinh hoạt đa dạng, hấp dẫn. Tổ Toán trong mấy năm qua chưa chú trọng tới việc tổ chức các buổi ngoại khóa, câu lạc bộ yêu thích toán học ...Vì vậy, có thể đánh giá các mức độ thực hiện của các nội dung ở bảng 2.15 tương đối sát với thực tế của tổ, không còn hiện tượng yếu. Tuy nhiên, sinh hoạt tổ chưa làm nổi bật được đặc trưng bộ môn, chưa phát huy được hết tiềm lực của các thành viên trong tổ, dẫn đến việc yêu thích bộ môn Toán đối với học sinh trong nhà trường chưa được nhiều.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường Trung học phổ thông Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 51)