0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN (Trang 85 -85 )

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, tác giả đã đưa ra những biện pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn, điều kiện nhà trường và có tính khả thi để thực hiện trong nhà trường. Các biện pháp đã đề xuất trên có mối quan hệ biện chứng, mật thiết, liên quan với nhau tạo thành một thể thống nhất

nhằm thúc đẩy nhau một cách tốt nhất trong công tác quản lý hoạt động dạy học, để chất lượng dạy học trong nhà trường ngày một nâng cao.

Chẳng hạn, trong công tác quản lý nếu nhà quản lý chỉ tập trung vào việc cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mà không chú ý tăng cường, đầu tư vào phương pháp học tập tích cực của học sinh thì giáo viên không thể phát huy được các phương pháp hiện đại để đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học. Ngoài sự nỗ lực của giáo viên và học sinh cần có sự ủng hộ thiết thực từ phía CBQL, từ nhận thức đến xây dựng và triển khai, thực thi kế hoạch. Tuy nhiên, nếu thiếu CSVC - thiết bị dạy học thì việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cũng khó trở thành hiện thực.

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để tiến hành đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở trên, tác giả đã tiến hành khảo sát 2 đối tượng chính: cán bộ giáo viên và học sinh trong trường bằng các phương pháp như: phỏng vấn, lập phiếu điều tra, phát phiếu và thu phiếu điều tra, xử lý dữ liệu, tác giả thu được kết quả theo bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

TT Các nhóm biện pháp Mức độ cần thiết % Tính khả thi % Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy Toán của đội ngũ giáo viên

1.1 Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ GV nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ

1.2 Quản lý kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình giảng dạy của GV

90 10 0 87 13 0

1.3 Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV

95 5 0 85 15 0

1.4 Quản lý việc cải tiến nội dung, phương pháp, HTTC dạy học và đánh giá giờ dạy

93,5 6,5 0 91 9 0

1.5 Đổi mới phương thức hoạt

động của tổ chuyên môn 75 25 0 88 12 0

1.6 Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

76 24 0 80 20 0

1.7 Quản lý thực hiện quy

định về hồ sơ chuyên môn 92,5 7,5 0 94,3 5,7 0 1.8 Tăng cường công tác

nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên

67 33 0 85 15 0

2. Nhóm biện pháp hoạt động học môn Toán của học sinh

2.1 Tăng cường giáo dục ý thức nghề nghiệp, động cơ và thái độ học tập môn Toán cho học sinh

82 18 0 100 0 0

học tập tích cực, sáng tạo môn Toán cho học sinh 2.3 Xây dựng những quy định

cụ thể về nề nếp học tập môn Toán ở nhà và trên lớp

69 31 0 91 9 0

2.4 Kiểm tra việc đọc sách và tài liệu tham khảo môn Toán của học sinh

55 45 0 84 16 0

2.5 Phối hợp với GVCN, GVBM, cán bộ lớp, Đoàn TN theo dõi nề nếp học tập môn Toán của học sinh

100 0 0 96 4 0

2.6 Giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy logic, kỹ năng lập luận, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng trình bày bài tập toán.

47 53 0 60 40 0

2.7 Tổ chức ngoại khóa, câu lạc bộ yêu thích toán học …

88 12 0 78 22 0

1.8 Khen thưởng, kỷ luật kịp thời HS về việc thực hiện nề nếp học tập môn Toán.

90 10 0 92 8 0

3. Nhóm biện pháp về đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học Toán

3.1 Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng có hiệu quả và bảo quản trang thiết bị dạy học Toán.

67 33 0 70 30 0

3.2 Củng cố và nâng cấp phòng

học bộ môn, phòng thư viện 62 38 0 80 20 0

Nhận xét:

Qua điều tra, thu thập ý kiến từ CBQL, GV và một số học sinh về mức độ cần thiết và tính khả thi của 3 nhóm biện pháp lớn và 18 biện pháp cụ thể, tác giả nhận thấy: Đa số các ý kiến tương đối thống nhất, các biện pháp cụ thể mà luận văn nêu ra đều mang tính cấp thiết và tính khả thi cao, tuy nhiên vẫn còn một số biện pháp giữa các tỷ lệ chưa được đồng bộ như: biện pháp 2.6 trong nhóm biện pháp “Tăng cường quản lý hoạt động học môn Toán của học sinh” có đánh giá thấp nhất nhưng vẫn ở mức cao. Không có nhóm biện pháp nào được đánh giá là không cần thiết và không khả thi.

Tóm lại, cả 3 nhóm biện pháp lớn, 18 biện pháp cụ thể đều được đa số các nhà quản lý, cán bộ giáo viên trong nhà trường nhất trí tán thành. Điều này cho thấy: những biện pháp trên đều được xác định là thiết thực, quan trọng trong hoạt động dạy học môn Toán trong nhà trường. Tác giả hy vọng rằng các biện pháp đã được đề xuất trong luận văn sẽ được áp dụng, phổ biến nhân rộng trong toàn trường để góp phần tích cực vào việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Toán tại trường THPT Mỹ Hào trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chƣơng 3

Ở chương 3, tác giả đã đề cập tới 3 nhóm biện pháp lớn, với 18 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT Mỹ Hào. Các biện pháp đều được cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi thực hiện các biện pháp, tuy mức độ cần thiết ở các biện pháp có sự chêch lệch, nhưng không chênh lệch cao. Do vậy, những biện pháp đã được đề xuất trên có tính khả thi trong thực tiễn hoạt động dạy học môn Toán của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường là việc làm thường xuyên và cần thiết của Ngành giáo dục ở tất cả các cấp học. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là nhiệm vụ cấp bách của người dạy, của cán bộ quản lý trong nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học là một yêu cầu thiết thực và có ý nghĩa chủ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Toán ở trường THPT Mỹ Hào có ý nghĩa thiết thực đối với công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và nhu cầu xã hội hiện nay của đất nước.

* Về lý luận

Luận văn nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống liên quan đến lý luận quản lý, quản lý nhà trường, quản lý dạy học, quản lý giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT Mỹ Hào. Công tác quản lý hoạt động dạy học cần đạt được nững tiêu chí nâng cao chất lượng toàn diện, đồng thời phải có sự đổi mới phù hợp với sự đổi mới chung của ngành giáo dục.

Việc nghiên cứu có hệ thống về những vấn đề lý luận đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn Toán và quản lý hoạt động dạy học môn Toán trong nhà trường, từ đó đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học và chất lượng đào tạo của trường THPT Mỹ Hào ngày một thành công hơn trên con đường giáo dục toàn diện.

* Về thực trạng

Trường THPT Mỹ Hào thành lập được hơn 50 năm (53 năm), cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tương đối ổn định, chất lượng dạy học đã từng bước

được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt môn Toán được đánh giá là môn học mũi nhọn trong nhà trường, môn học có học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia nhiều nhất, luôn giữ vững được những thành tích đã đạt được. Đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường luôn chủ động, năng động, sáng tạo trong đường lối chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, thiết thực trong việc áp dụng các biện pháp quản lý có tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong công tác quản lý còn có những mặt hạn chế như: thiếu kinh nghiệm quản lý, quản lý chưa thực sự chú ý đến chiều sâu trong công việc, chưa có kế hoạch dài hạn có hiệu quả.

* Đề xuất các biện pháp quản lý

Căn cứ vào những cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng hoạt động dạy học môn Toán của nhà trường, luận văn mạnh dạn đề xuất các nhóm biện pháp quản lý đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục đào tạo nói chung của trường THPT Mỹ Hào như sau:

Nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy Toán của đội ngũ giáo viên Nhóm biện pháp quản lý hoạt động học môn Toán của học sinh

Nhóm biện pháp về đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Toán .

Đây là một hệ thống các biện pháp có mối quan hệ mật thiết, góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT Mỹ Hào đã đề xuất, qua kết quả khảo sát bước đầu đã chứng tỏ mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nghiên cứu, xây dựng nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu của cấp THPT, đảm bảo tính khoa học và sư phạm, đảm bảo tính thống nhất, thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh, đảm bảo tính khả thi.

Cải tiến quy trình đánh giá trong thi cử phù hợp với nội dung chương trình và phương pháp dạy học

Tham mưu với Chính phủ tăng cường tỷ lệ ngân sách đầu tư cho giáo dục (đầu tư về cơ sở vật chất, tiền lương…)

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Tham mưu với UBND tỉnh tăng cường ngân sách đầu tư cho giáo dục (cơ sở vật chất - thiết bị dạy học).

Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý thường xuyên được tham gia các khóa học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động sư phạm của nhà trường.

2.3. Đối với nhà trường

Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban đại diên cha mẹ học sinh phối kết hợp chặt chẽ để đưa giáo dục toàn diện nhà trường ngày một phát triển mạnh mẽ hơn.

Xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp, quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ…phù hợp, khả thi được áp dụng trong nhà trường để hoạt động chuyên môn nhà trường có đủ các điều kiện thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường được tham gia hoạt động, cống hiến, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu chỉ đạo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị nhiệm vụ năm học (2011-2012, 2012-2013). Thông tư 49/TT-GD ngày 29/11/1979 của Bộ Giáo dục quy định chế độ công tác của giáo viên trường phổ thông.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị 421CT-TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí Thư về Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

3. Luật Giáo dục (2005), Nxb chính trị Quốc gia, Hà nội. 4. Lịch sử Đảng Bộhuyện Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên.

5. Trƣờng THPT Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên, Báo cáo tổng kết năm học (Từ năm 2009 đến 2013).

6. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX 2001, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Tác giả, tác phẩm

7. Đặng Quốc Bảo, Tập bài giảng dành cho lớp CHQL- Chuyên đề: Phát triển nguồn nhân lực- phát triển con người. Trường ĐHGD, 2012.

8. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng, Giáo dục Việt nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp. Nxb Giáo du ̣c. Hà Nội, 2009.

9. Đặng Quốc Bảo, Tập bài giảng dành cho lớp CHQL - Quản lý nhà nướcvề giáo dục và một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục. Trường ĐHGD , 2012.

10. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng dành cho lớp CHQL- Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Trườ ng ĐHGD, 2012.

11. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng dành cho lớp CHQL- Thiết kế và đánh giá trong giáo dục. Trườ ng ĐHGD, 2013.

13. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 2013.

14. Nguyễn Tiến Đạt, Giáo dục so sánh. Nxb ĐHQGHN. Hà Nội, 2009.

15. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO, TQM. Nxb GD, Hà Nội, 2004.

16. Trần Khánh Đức, Tập bài giảng dành cho lớp CHQL - Sự phát triển các quan điểm giáo dục- Từ truyền thống đến hiện đại. Trường ĐHGD, 2012.

17. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1986.

18. Đặng Xuân Hải, Tập bài giảng dành cho lớp CHQL - Quản lý về sự thay đổi trong giáo dục. Trườ ng ĐHGD, 2013.

19. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Tập bài giảng dành cho lớp CHQL - Lý luận dạy học hiện đại. Trườ ng ĐHGD, 2013.

20. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức, Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, 2006.

21. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ, Quá trình dạy học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2006.

22. Doãn Hùng - Nguyễn Ngọc Hà - Đoàn Minh Huấn, Đảng Cộng Sản Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giảng pháp.Nxb Chính trị QG. Hà Nội, 2006.

23. Lê Ngọc Hùng, Xã hội học giáo dục. Nxb Giáo du ̣c. Hà Nội, 2009.

24. Lƣu Xuân Mới, Thuật ứng xử tình huống trong Quản lý giáo dục và Đào tạo. Nxb Giáo du ̣c. Hà Nội, 2009.

25. Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia, Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường có hiệu quả. Hà Nội, 2004

26. Nguyễn Thị Minh Phƣơng, Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường THPT.

27. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 1989.

28. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận Quản lý giáo dục. Nxb Giáo du ̣c. Hà Nội, 1998.

29. Phạm Viết Vƣợng. Giáo dục học đại cương. Nxb ĐHSP Hà Nô ̣i, 2003.

30. Pam Robbins Harvey B. Alvy, Cẩm nang dành cho hiệu trưởng - Chiến lược và lời khuyên thực tế giúp công việc hiệu quả hơn. Nxb Tuổi trẻ. Hà Nội , 2011.

31. K.Marx và F. Engels- CMác và Ăngghen. Tuyển tập - tập 23. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN (Trang 85 -85 )

×