Khái quát về giáo dục huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường Trung học phổ thông Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 33)

đã có những bước đi vững chắc, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trước thời hạn. Củng cố hệ thống các trường d¹y nghề. Đa dạng hóa phương thức đào t¹o. Quy mô giáo dục - Đào tạo tiếp tục được mở rộng và phát triển, chất lượng d¹y và học được nâng lên. Tỉ lệ học sinh lên lớp ở các bậc học đạt 98- 99 % / năm. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các bậc học đạt 97- 99,7%/năm (Số liệu năm học 2012 - 2013). Mạng lưới trường lớp tiếp tục được sắp xếp ổn định. Toàn huyện có 45 trường học, trong đó có 17 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (ở tất cả các cấp học ).

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và đào tạo nghề cho người lao động được lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo thực hiện mở nhiều hình thức đào tạo Đại học.

Đẩy mạnh nghiên cứu các đề tài khoa học và ứng dụng các thành tựu khoa học, vào sản xuất, lĩnh vực khoa học công nghệ, bước đầu thu được những kết quả quan trọng.

Về phát triển văn hóa, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:

Các hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao diễn ra sôi nổi khắp nơi với tinh thần phát huy bản sắc dân tộc. Giải quyết các vấn đề về đời sống xã hội: Các chính sách xóa đói giảm nghèo, công tác bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện tốt như: Chương trình 134 (hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo), tổng kinh phí hỗ trợ 4.733,4 triệu đồng

* Về khoa học công nghệ: Sự phát triển của khoa công nghệ, ngày một nâng

cao, cải thiện rõ rệt.

* Những tồn tại chủ yếu

Nhìn chung, nền kinh tế - xã hội ở các xã vùng thuần nông còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu, kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn. Một số hộ nghèo còn thiếu đất sản xuất do đã bán đất canh tác cho các dự án

công nghiệp trong và ngoài nước, người dân không có trình độ để làm việc trong các nhà máy xí nghiệp đòi hỏi có trình độ khoa học công nghệ cao, dẫn tới họ thất nghiệp và không có việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm nhưng vẫn còn rất nhiều hộ thiếu đất canh tác, khả năng tái nghèo là rất lớn, vì số hộ cận nghèo còn nhiều. Chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo ở nông thôn , vùng chậm phát triển còn bất cập; công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào nhân dân chưa thật sự tốt, vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ đã được chú trọng nhưng hiệu quả còn thấp.

* Nguyên nhân của những tồn tại

- Điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, đầu tư về cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ như: thủy lợi, nước sạch, đường giao thông nông thôn , sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên

- Công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở còn hạn chế, một bộ phận cán bộ đảng viên chưa nêu cao được tinh thần trách nhiệm, chưa gương mẫu, một số còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp trên.

2.2. Thực trạng phát triển của trƣờng THPT Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên

2.2.1. Quy mô phát triển trường lớp

Trường THPT Mỹ Hào tiền thân là trường cấp 3 Bần Yên Nhân, được chính thức thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1961. Với bề dày truyền thống, nhà trường đã có nhiều cố gắng, phát huy trí tuệ tập thể, vượt mọi khó khăn thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Kể từ ngày thành lập đến nay, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, nhà trường đã phải di chuyển địa điểm nhiều lần với nhiều tên gọi khác nhau. Tuy gặp nhiều khó khăn, song nhà trường vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học. Khi mới thành lập, trường chỉ có 2 lớp 8 (nay gọi là

lớp 10) với 65 học sinh, đến nay quy mô trường lớp được phát triển và khang trang hơn với 22 lớp, 848 học sinh. Hơn 50 năm phấn đấu và trưởng thành nhà trường đã đạt được một số những thành tích đáng kể: Huân chương lao động hạng 3 năm 1996, Huân chương lao động hạng nhì năm 2009, và nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương.

Số lớp và số học sinh trong 3 năm học gần đây như sau: Bảng 2.1: Số lớp và số học sinh của nhà trƣờng theo năm học

Khối lớp Năm học 2009 -2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh 10 8 365 8 326 8 311 8 288 11 8 367 8 335 8 289 7 291 12 6 266 7 355 7 317 7 269 Tổng 22 998 23 1016 23 917 22 848

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường)

2.2.2. Chất lượng giáo dục của nhà trường

Trường THPT Mỹ Hào là ngôi trường cấp 3 của huyện, đời sống nhân dân đa phần còn gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, thầy và trò nhà trường đã đồng cam cộng khổ phấn đấu dạy tốt, học tốt để ngôi trường thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương. Đến nay, chất lượng giáo dục toàn diện đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ HS khá giỏi, đỗ tốt nghiệp, chuyên nghiệp trong các kỳ thi ngày một cải thiện hơn. Đặc biệt HS giỏi môn Toán các cấp vẫn được giữ vững và là mũi nhọn của nhà trường. Về mặt hạnh kiểm,

đa số HS đều ngoan ngoãn, có nề nếp tốt nên chất lượng đạo đức tương đối ổn định, tỷ lệ hạnh kiểm khá, tốt có phần được nâng lên.

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại 2 mặt của HS và kết quả tốt nghiệp của nhà trƣờng 4 năm gần đây

Năm

học Số HS Hạnh kiểm Học lực TN

Tổng Nữ Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

2009- 2010 998 564 484 414 97 3 95 245 564 94 90 2010- 2011 1016 612 478 430 98 10 90 273 551 102 94,7 2011- 2012 917 518 464 386 65 2 92 217 533 75 96,1 2012- 2013 848 517 479 305 53 11 89 233 443 83 98,9 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường)

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số liệu HS trúng tuyển Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp từ năm 2009 đến năm 2013

Năm

Số liệu đăng ký dự tuyển Số liệu trúng tuyển Hồ sơ Đại học Hồ sơ Cao đẳng Tổng hồ sơ ĐH- Hồ sơ Trung cấp Đại học Cao đẳng Tổng số ĐH, Trung cấp 2009 290 58 348 35 63 27 90 28 2010 320 82 402 32 74 22 96 19 2011 355 150 505 31 71 14 85 21 2012 367 170 537 42 73 46 119 25 2013 391 143 534 22 80 26 106 18 Tổng 1723 603 2326 162 361 135 496 111

Qua số lượng thống kê, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong những năm qua được nâng lên rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn một số những hạn chế làm ảnh hưởng chung tới chất lượng phát triển toàn diện của nhà trường, đó là chất lượng mũi nhọn chưa vững chắc và đồng đều.

Nguyên nhân: Một số giáo viên chưa thật sự đầu tư nghiên cứu chuyên sâu bồi dưỡng đội tuyển, giáo viên ôn luyện chưa nhiệt tình, trình độ giáo viên có chuyên môn vững vàng còn quá ít, phương pháp giảng dạy còn lúng túng thiếu tính năng động, sáng tạo, chưa bám sát vào chuẩn kiến thức kỹ năng, thụ động trong việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức. Mặt khác, do đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đa số HS là con em xuất thân từ nhà nông nghèo, thu nhập chính bằng nông nghiệp, HS là thành phần lao động chính trong gia đình nên nhiều khi các em phải nghỉ học để phụ giúp công việc gia đình, đồ dùng học tập thiếu, cha mẹ chưa quan tâm sâu sát đến việc học của các em, thậm chí còn khuyên các em nghỉ học để làm kinh tế gia đình, hoặc có học cũng không có điều kiện để tham dự thi các trường chuyên nghiệp. Theo bảng 2.3, số lượng HS tham dự thi và đỗ các trường chuyên nghiệp còn ít so với tổng số HS đỗ tốt nghiệp. Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp, nhiều năm điểm thi đầu vào trung bình chưa đến 5 điểm một môn đã đỗ, như vậy điểm thi đầu vào chưa đạt ngưỡng trung bình. Những nguyên nhân trên cũng một phần dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện còn nhiều mặt hạn chế.

2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý Trường THPT Mỹ Hào là những nhà giáo có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giảng dạy và quản lý, tận tụy với HS, tâm huyết với nghề nghiệp, thực sự là lực lượng nòng cốt để lãnh đạo nhà trường. Về trình độ chuyên môn, đạt 100% trình độ Đại học và trên Đại học, 50% có trình độ lý luận chính trị cao cấp, 100% CBQL là Đảng viên, có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý.

* Về số lƣợng đội ngũ: Trong những năm gần đây hoạt động giáo dục

của Trường THPT Mỹ Hào có nhiều bước chuyển biến rõ rệt về hoạt động dạy và học. Trong đó nhân tố cơ bản quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường là giáo viên. Tuy nhiên số lượng đội ngũ GV trong nhà trường còn thiếu và hạn chế về trình độ, nghiệp vụ sư phạm, cơ cấu đội ngũ không đồng đều, một số môn học còn thiếu GV như: Toán, Lý, Tiếng Anh, Tin, có những GV phải dạy 20 tiết trên tuần; bên cạnh đó có những môn học lại thừa GV: Địa lý, Lịch Sử, Thể dục, Giáo dục công dân (Có GV chỉ dạy 8 tiết/ tuần).

Theo biên chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo định mức biên chế GV trên lớp (2,25 GV/lớp), nhưng trong thực tế tỷ lệ GV trên lớp chưa đạt 2.19 (năm học 2012-2013). Do cơ cấu GV không đồng đều dẫn đến một phần không nhỏ ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học trong nhà trường.

* Về chất lƣợng:

Bảng 2.4: Kết quả thanh tra chuyên môn theo định kỳ của trƣờng THPT Mỹ Hào

Năm học

Tổng số GV

Kết qủa thanh tra chuyên môn TS tiết

dự

Giỏi Khá Đạt yêu cầu

SL % SL % SL % 2010- 2011 39 147 67 45,58 51 34,69 29 19,73 2011- 2012 44 143 60 41,96 58 40,56 25 17,48 2012- 2013 46 166 82 49,40 61 36,75 23 13,85 Cộng 129 456 209 45,83 170 37,28 77 16,89

Bảng 2.5: Kết quả thanh tra chuyên môn theo định kỳ của trƣờng THPT Mỹ Hào ( môn Toán )

Năm học

Tổng số GV

Kết qủa thanh tra chuyên môn (môn Toán) TS tiết dự Giỏi Khá Đạt yêu cầu SL % SL % SL % 2010-2011 10 41 18 43,90 18 43,90 5 12,20 2011-2012 9 35 18 51,43 14 40 3 8,57 2012-2013 7 28 14 50 10 35,71 4 14,29 Cộng 26 104 50 48,08 42 40,38 12 11,54

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường)

Qua bảng 2.5, 2.6, ta thấy, chất lượng đội ngũ GV ngày một nâng cao. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những chuyển biến mạnh. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, liên tục và có nhiều đổi mới để nâng cao hiệu quả dạy học. Đại đa số các GV đã tích cực đổi mới PPDH để phù hợp với môi trường, thực tế nhà trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá được triển khai thực hiện nghiêm túc, các giải pháp bồi dưỡng HS yếu kém, duy trì sĩ số các lớp học được chỉ đạo chặt chẽ, triển khai quyết liệt, việc giảng dạy và học tập thực chất đã đi dần vào nề nếp. Công tác thi đua khen thưởng đã đi vào nề nếp góp phần thúc đẩy các tập thể, cá nhân hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, chất lượng đội ngũ GV trong nhà trường vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

- Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và kết quả đạt được chưa đồng đều giữa các tổ. Chất lượng giáo dục của một số GV còn thấp, một số GV chưa thật tâm huyết với nghề, chưa say sưa tìm tòi, khám phá tri thức, việc tự trau dồi chuyên môn chưa được thường xuyên.

- Đội ngũ GV trẻ nhiều, thiếu kinh nghiệm trong dạy học; một số GV có tuổi còn ngại đổi mới phương pháp, trình độ tin học còn quá nhiều hạn chế.

- Chất lượng mũi nhọn của nhà trường đã được quan tâm, nhưng thiếu về nhân tài, nguồn lực, dẫn đến số lượng giải GV giỏi và GV giỏi các cấp chưa cao.

Cùng với những mặt mạnh và hạn chế trên, nhà trường đã tăng cường đổi mới công tác quản lý, công tác thi đua khen thưởng, công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát huy được trí tuệ, khơi dậy ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp và nâng cao năng lực của đội ngũ để nhà trường đạt được sứ mệnh của mình.

2.2.5. Cơ sở vật chất

Từ năm 2009, nhà trường đã được tiếp quản một cơ sở vật chất tương đối khang trang đảm bảo phục vụ công tác dạy và học được tốt hơn. Tuy nhiên, một số phòng chuyên môn chưa đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của bộ môn.

Nhìn chung, cơ sở vật chất trường đã được đầu tư để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Số lượng phòng đáp ứng đủ cho học đại trà, ôn thi học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Phòng học bộ môn gọi là có, nhưng không được sử dụng thường xuyên. Năm học 2011-2012 là năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhưng số máy của nhà trường có phòng máy là không đủ đáp ứng cho việc dạy và học, phải tháo lắp tại các phòng học không chức năng để dạy…Tuy nhiên, nhà trường đã khắc phục những khó khăn trước mắt để quản lý, tu sửa thường xuyên để thiết bị dạy học được sử dụng một cách có hiệu quả nhất, nhằm đáp ứng tối ưu trong công tác dạy và học có chất lượng.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán ở trƣờng THPT Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên

2.3.1.1. Tinh thần trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp

Giảng dạy ở hệ THPT vừa có những thuận lợi vừa gặp những khó khăn nhất định. HS THPT (từ 15 đến 18), tâm sinh lý HS đang phát triển, nên có nhiều khi vừa dạy vừa dỗ, nhiều HS còn ham chơi chưa xác định được mục đích, động cơ học tập. Đặc biệt HS vùng nông thôn, mức độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế. Một bộ phận HS và phụ huynh coi nhẹ việc học tập. Vì vậy, GV THPT giảng dạy ở nông thôn không những chỉ truyền đạt kiến thức môn học mà còn chú trọng tới việc giáo dục kỹ năng sống cho HS. Đặc biệt đối với GV Toán, ngoài giảng dạy kiến thức cơ bản còn phải hết sức chú trọng tới việc giáo dục ý thức đạo đức, tính chính xác, tính kỉ luật cao. Giáo viên thực sự tâm huyết và say nghề, gần gũi với HS là điểm sáng, điểm tựa cho HS để HS thực sự yêu thầy, hàng ngày mong muốn được đến trường. Giữa thầy và trò luôn thân thiện với nhau, tạo động lực thúc đẩy cho việc dạy và học. Xác định vị trí, môi trường mình dạy, nhiều năm qua đội ngũ GV trong nhà trường đã thực sự có tâm với nghề, mỗi thầy giáo, cô giáo đã và đang trở thành tấm gương tự học và sáng tạo. Kết quả khảo sát cho thấy 74% GV tự hài lòng với

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường Trung học phổ thông Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)