Những khó khăn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Ứng dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để định giá lại công ty cổ phần nước giải khát sài gòn Tribeco (Trang 71)

trở ngại nhất định. Quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ nên việc tìm kiếm các công ty có thể so sánh bị hạn chế, thậm chí là không có. Hệ quả là không thể thực hiện các phân tích thống kê_điều rất hữu ích trong quá trình sử dụng hệ số. Mặt khác, tiêu chuẩn để phân loại các công ty không được quy định thống nhất cản trở việc xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành.

3. Những khó khăn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Namhiện nay hiện nay

Ở Việt Nam, hoạt động kinh tế thương mại đã tăng nhanh từ khi bắt đầu hội nhập vào thị trường thế giới, từ Hiệp định thương mại song phương với Mỹ cách đây hơn năm năm, đến việc gia nhập WTO đầu năm nay. Các quỹ đầu tư đã tăng từ chỉ vài quỹ nước ngoài với số vốn khiêm tốn đến trên 80 quỹ đầu tư hiện nay (cả trong và ngoài nước), với số vốn trung bình lên đến vài trăm triệu USD, kể cả vài quỹ đã nâng vốn lên trên một tỉ USD.

Thị trường chứng khoán trong nước cũng đã “kéo” được một số vốn đáng kể từ trong dân. Chỉ trong vòng hai năm, một số tiền lớn (tương đối so với thị trường trong nước) đã được đầu tư vào các doanh nghiệp, phần lớn chưa được chuẩn bị để sử dụng những đồng vốn này một cách đúng mực. Nhận vốn đầu tư là nhận nợ, là nhận một gánh nặng trách nhiệm để phải tăng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng trưởng bền vững, tương xứng với mức vốn đã nhận được. Nhiều doanh nghiệp trong nước đang bị ru ngủ với sự sung mãn giả tạo, quên đi trách nhiệm phát triển nội lực để theo kịp với sự đòi hỏi của thị trường.

Trong vài năm tới, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp sẽ nhộn nhịp hơn. Một số lớn DN trong nước sẽ bị khủng hoảng vì thời gian qua đã gánh thêm những khoản nợ quá lớn qua sự hồ hởi cổ phần hóa và “lên sàn”, trong khi phần lớn số nợ mới chưa được sử dụng đúng mức cho việc tái cấu trúc, phát triển DN để thực sự tăng hiệu suất. Các DN này sẽ phải “trả nợ” cho sự xao lãng trách nhiệm; giá trị thị trường của họ sẽ sút giảm. Thị trường sẽ trải qua một giai đoạn điều chỉnh. Các DN yếu kém sẽ bị gạn lọc, đào thải. Các DN thực sự mạnh sẽ có cơ hội mua, sáp nhập với các DN khác để tạo một thế mạnh chiến lược trên thương trường. Đây sẽ là “cơ hội vàng” cho những doanh nghiệp mạnh, có khả năng tài chính mua lại những DN bị chao đảo vì bội thực những khoản nợ lớn mà thị trường vốn đã dễ dàng giao cho họ trong mấy năm qua. Lúc đó, nhu cầu định giá DN sẽ càng được quan tâm hơn.

Vấn đề thứ nhất. về mặt pháp lý khi thực hành định giá các doanh nghiệp. Thực tế trong thời gian qua đã cho thấy vấn đề định giá doanh nghiệp là vấn đề phức tạp và tốn kém. Xác định giá trị doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 187) quy định: “Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được”. Những căn cứ để xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp gồm: số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp; số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế; tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trường; giá trị quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp (vị trí địa lý, uy tín của doanh nghiệp, mẫu mã, thương hiệu…).

Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần có quy định phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, gồm hai phương pháp: phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Ngoài hai phương pháp này, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp và tổ chức định giá được áp dụng các phương pháp định giá khác sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Hai là, vấn đề lý thuyết còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ trong khi thực hiện đánh giá các doanh nghiệp, như việc không nhất quán về các công thức tài chính,

trên thực tế có rất nhiều giả định đưa ra khi tiến hành định giá một doanh nghiệp, mỗi giả định có thể đưa ra một con số định giá khác nhau. Vậy thì, nên áp dụng giả thiết nào, áp dụng phương pháp nào để có thể tìm được giá trị hợp lý nhất của công ty

Ba là vấn đề thực hành. Như ta đã biết các khi áp dụng các mô hình để định giá doanh nghiệp, thì doanh nghiệp đó phải thỏa mãn các giả định của mô hình, nhưng trên thực tế thì điều này là rất hiếm, đặc biệt với thị trường tài chính bất ổn

Một phần của tài liệu Ứng dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để định giá lại công ty cổ phần nước giải khát sài gòn Tribeco (Trang 71)