Biểu đồ triển khai toàn hệ thống

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống thông tin quản lý kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bằng phương pháp hướng đối tượng (Trang 122)

Hệ thống bao gồm hai phần một phần chạy trên desktop các giao tiếp dựa trên mạng Lan, một website tích hợp hệ thống chạy trên mạng Internet. Hai hệ thống này sử dụng chung một cơ sở dữ liệu. CSDL dùng chung này được đặt trên Server để cả hai hệ thống con đều có thể truy xuất được.

Ở hệ thống Desktop, có một máy làm máy chủ, ở đấy kết nối thông tin đến CSDL chung, chia sẻ các thông tin cho các máy trạm thực hiện công việc, có thể có các tài nguyên chung để chia sẻ với các máy trạm được nối ở đây như máy in...

Ở hệ thống website, website này được đặt trên server riêng để có thể truy cập thông tin từ bất kì ở đâu dựa trên nền Internet.

Hệ thống này được thiết kế theo kiến trúc ứng dụng Client- Server 3 lớp

3.6.1 Môi trƣờng sử dụng

Module Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên Website

Modul Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên Website được cài đặt trên máy chủ Web của đại học Công Nghiệp Hà Nội. NSD có thể truy cập Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên WEB thông qua các duyệt Web và môi trường internet.

Modul Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên Desktop

Modul Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên Desktop được cài đặt trên các máy trạm và vận hành trên môi trường mạng Lan trong đại học Công Nghiệp Hà Nội. Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên Desktop kết nối với Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên WEB thông qua môi trường internet.

3.6.2 Công cụ phát triển

Module Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên Desktop được xây dựng trên ASP.NET của công cụ Visual studio.NET. Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server 2005 để lưu trữ và quản trị cơ sở dữ liệu.

Bộ mã tiếng Việt sử dụng trong phần mềm:

Sử dụng giao diện tiếng Việt với bộ mã tiếng Việt TCVN 6909:2001.

Modul Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên Desktop được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Microsoft Visual C# của công cụ Visual studio.NET. Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server 2005 để lưu trữ và quản trị cơ sở dữ liệu.

Bộ mã tiếng Việt sử dụng trong phần mềm:

Sử dụng giao diện tiếng Việt với bộ mã tiếng Việt TCVN 6909:2001

3.6.3 Biểu đồ quản lý ứng dụng

Module Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên Desktop

Hình 3.87 Biểu đồ triển khai Client/Server

3.6.4 Kiến trúc ứng dụng

Module Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên WEB

Hình 3.88 Biểu đồ chức năng nhiệm vụ các lớp phần mềm thiết kế hệ thống Website

Phần mềm xây dựng theo mô hình Client/server trên hệ thống Website với kiến trúc 3 lớp:

- Lớp giao diện client: sử dụng các trình duyệt web có sẵn trên máy người dùng

- Lớp dịch vụ web: cài đặt trên máy chủ webserver của nhà cung cấp dịch vụ internet, lớp phần mềm này được xây dựng bằng công cụ ASP.NET của Microsoft.

Lớp Giao diện

Thể hiện kết quả yêu cầu và các báo cáo dữ liệu dưới dạng trang web

Lớp dịch vụ web

Xử lý các yêu cầu, báo cáo và quản lý dịch vụ

Lớp Cơ sở dữ liệu

Lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của lớp dịch vụ Client WebBrowser 3 Database Server SQL Server Web Server ĐHCN.WEB Client WebBrowse 1 Client WebBrowse 2 Máy trạm 1 trạmtrạmtrạ m1 Máy trạm 2 Máy trạm n

- Lớp dịch vụ dữ liệu: cài đặt trên máy chủ CSDL MS SQL Server của nhà cung cấp dịch vụ internet, lớp này bao gồm Cấu trúc CSDL và các các thủ tục xử lý và cung cấp dịch vụ dữ liệu trên ngôn ngữ SQL.

Module Quản lý kết quả học tập theo tín chỉ trên Desktop

Hình3.89 Biểu đồ chức năng nhiệm vụ các lớp phần mềm thiết kế hệ thống Desktop

Phần mềm dựng theo mô hình Client/server với kiến trúc 3 lớp:

- Lớp giao diện client: cài đặt trên máy trạm của mạng cục bộ, cung cấp giao diện sử dụng dạng cửa sổ cho người sử dụng phần mềm (End User). Lớp phần mềm này được xây dựng bằng công cụ Microsoft Visual C# 2008 Express Edition của Microsoft dưới dạng các file .exe.

- Lớp xử lý nghiệp vụ: cài đặt trên máy chủ ứng dụng của mạng cục bộ có chức năng xử lý các nghiệp vụ quản lý kết quả học tập, lớp phần mềm này được xây dựng bằng công cụ C#.net của Microsoft, dưới dạng các .dll

- Lớp dịch vụ dữ liệu: cài đặt trên máy chủ CSDL SQLSERVER của mạng cục bộ, lớp này bao gồm Cấu trúc CSDL và các các thủ tục xử lý và cung cấp dịch vụ dữ liệu trên ngôn ngữ SQL.

Lớp Giao diện

Thể hiện kết quả xử lý , các form và report, nhập xuất dữ liệu, cơ chế điều khiển thực hiện ...

Lớp nghiệp vụ

Xử lý các nghiệp vụ của công tác quản lý, điều khiển và bảo mật

Lớp Cơ sở dữ liệu

Lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của lớp nghiệp vụ

Hình 3.90 Biểu đồ triển khai của hệ thống

INTERNET Máy chủ Web Máy chủ ứng dụng Desktop Máy chủ cơ sở dữ liệu PC sinh viên PC Sinh viên PC Giáo viên PC Quản trị PC Giáo vụ PC Giáo vụ PC Quản lý PC Giáo vụ PC Quản trị

CHƢƠNG IV

LẬP TRÌNH THỬ NGHIỆM

4.1 Giới thiệu hệ quản trị CSDL và ngôn ngữ lập trình lựa chọn 4.1.1 Sơ lƣợc về hệ quản trị CSDL SQL Server 4.1.1 Sơ lƣợc về hệ quản trị CSDL SQL Server

SQL Server (Phiên bản 2005 - 2010) là hệ quản trị CSDL hoạt động theo mô hình Client - Server của Microsoft. SQL có nhiều tính năng mới, giúp bạn quản lý CSDL với tính năng khai thác thông tin vô cùng hiệu quả. Sản phẩm đưa ra những chức năng và giá cả phù hợp theo nhu cầu cũng như độ lớn của doanh nghiệp, giúp quản lý kinh doanh nhạy cảm và ngày càng hiệu quả hơn.

- Khả năng cơ bản. Khả năng quản lý cao, thêm nữa khả năng phục hồi và sao chép, những cải tiến trong bản sao sẽ cho phép các hoạt động xây dựng và triển khai những ứng dụng có độ tin cậy cao.

- Khả năng sắp xếp. Những tiến bộ về sắp xếp như việc phân chia, tách riêng biệt và hỗ trợ 64-bit sẽ cho phép bạn xây dựng và triển khai hầu hết các ứng dụng yêu cầu bằng việc sử dụng SQL Server.

- Bảo mật. Những nâng cấp về bảo mật như các thiết lập “bảo vệ mặc định” và một mô hình bảo mật nâng cao sẽ cung cấp khả năng bảo mật cao cho dữ liệu.

- Khả năng quản lý. Một công cụ quản lý mới, các khả năng tự điều hướng được mở rộng, mô hình lập trình mới sẽ tăng tính hiệu quả của quản trị viên cơ sở dữ liệu.

- Khả năng hoạt động liên kết. Thông qua sự hỗ trợ trong các chuẩn công nghiệp, các dịch vụ Web và Microsoft .NET Framework, SQL Server sẽ hỗ trợ khả năng liên kết hoạt động với nhiều hệ thống, ứng dụng và thiết bị.

- Các công cụ. Các chuyên gia phát triển có thể sử dụng công cụ phát triển cho Transact – SQL, XML, Multidementional Expression (MDX), và XML for Analysis (XML/A). Sự tích hợp với môi trường Visual Studio sẽ cung cấp hiệu quả cho sự phát triển và sửa lỗi trong các ứng dụng tin tức kinh doanh và giới hạn kinh doanh.

- Hỗ trợ ngôn ngữ được mở rộng. Ngoài ngôn ngữ chung (CLR) được cầu hình trong cơ sở dữ liệu, các chuyên gia phát triển có thể chọn các ngôn ngữ quen thuộc như Transact-SQL, Microsoft Vitual Basic®.NET, Microsoft Vitual C#®.NET để phát triển các ứng dụng.

- XML và các dịch vụ Web. SQL Server sẽ hỗ trợ cả XML kiểu quan hệ và riêng lẻ, vì vậy các hoạt động vào ra dữ liệu có thể lưu, quản lý và phân tích dữ liệu theo định dạng phù hợp nhất với những cần thiết của nó.

Sự hỗ trợ cho việc tồn tại và đưa ra các chuẩn mở như Giao thức truyền siêu văn bản (HTTP), XML, Giao thức truy cập đối tượng đơn giản (SOAP), Xquery và Định nghĩa

4.1.2.Vài nét về ngôn ngữ lập trình a) Microsoft Visual Studio

Là môi trường phát triển tích hợp chính (Integrated Development Environment (IDE) được phát triển từ Microsoft. Đây là một loại phần mềm máy tính có công dụng giúp đỡ các lập trình viên trong việc phát triển phần mềm.

Các môi trường phát triển hợp nhất thường bao gồm:

- Một trình soạn thảo mã (source code editor): dùng để viết mã. - Trình biên dịch (compiler) và/hoặc trình thông dịch (interpreter).

- Công cụ xây dựng tự động: khi sử dụng sẽ biên dịch (hoặc thông dịch) mã nguồn, thực hiện liên kết (linking), và có thể chạy chương trình một cách tự động.

- Trình gỡ lỗi (debugger): hỗ trợ dò tìm lỗi.

- Ngoài ra, còn có thể bao gồm hệ thống quản lí phiên bản và các công cụ nhằm đơn giản hóa công việc xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI).

- Nhiều môi trường phát triển hợp nhất hiện đại còn tích hợp trình duyệt lớp (class browser), trình quản lí đối tượng (object inspector), lược đồ phân cấp lớp (class hierarchy diagram),… để sử dụng trong việc phát triển phần mềm theo hướng đối tượng.

Như vậy, MICROSOFT VISUAL STUDIO được dùng để phát triển console (thiết bị đầu cuối – bàn giao tiếp người máy) và GUI (giao diện người dùng đồ họa) cùng với các trình ứng dụng như Windows Forms, các web sites, cũng như ứng dụng, dịch vụ web (web applications, and web services). Chúng được phát triển dựa trên một mã ngôn ngữ gốc (native code) cũng như mã được quản lý (managed code) cho các nền tảng được được hỗ trợ Microsoft Windows, Windows Mobile, .NET Framework, .NET Compact Framework và Microsoft Silverlight. Visual Studio hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ lập trình, có thể kể tên như sau: C/C++ (Visual C++), VB.NET (Visual Basic.NET), và C# (Visual C#)… cũng như hỗ trợ các ngôn ngữ khác như F#, Python, và Ruby; ngoài ra còn hỗ trợ cả XML/XSLT, HTML/XHTML, JavaScript và CSS…

+ Môi trường phát triển tích hợp Visual Studio.NET

- Visual Studio là một tập hợp các công cụ phát triển cho việc xây dựng các ứng dụng desktop với hiệu năng cao, các ứng dụng cho thiết bị di động, các dịch vụ Web, các ứng dụng Web. Ngoài ra Visual Studio 2005 cũng được sử dụng để làm đơn giản hóa quá trình phát triển nhóm, triển khai cài đặt các ứng dụng enterprise.

- Visual Studio cung cấp các lợi ích mở rộng cho việc phát triển các ứng dụng: + Nâng cao tính sản phẩm.

+ Phát triển các ứng dụng cho NET Framework.

+ Phát triển các ứng dụng cho các thiết bị cầm tay với.NET Framework Compact

b) Ngôn ngữ C#

Là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft, là phần khởi đầu cho kế hoạch.NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo Microsoft nhưng theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số thường. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java.

C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC.

Đặc điểm ngôn ngữ:

C#, theo một hướng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất đến.NET Framework mà tất cả các chương trình.NET chạy, và nó phụ thuộc mạnh mẽ vào Framework này. Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tượng, được cấp phát và hủy bỏ bởi trình dọn rác Garbage-Collector (GC), và nhiều kiểu trừu tượng khác chẳng hạn như class, delegate, interface, exception, v.v, phản ánh rõ ràng những đặc trưng của.NET runtime.

So sánh với C và C++, ngôn ngữ này bị giới hạn và được nâng cao ở một vài đặc điểm nào đó, nhưng không bao gồm các giới hạn sau đây:

- Các con trỏ chỉ có thể được sử dụng trong chế độ không an toàn. Hầu hết các đối tượng được tham chiếu an toàn, và các phép tính đều được kiểm tra tràn bộ đệm. Các con trỏ chỉ được sử dụng để gọi các loại kiểu giá trị; còn những đối tượng thuộc bộ thu rác (garbage-collector) thì chỉ được gọi bằng cách tham chiếu.

- Các đối tượng không thể được giải phóng tường minh.

- Chỉ có đơn kế thừa, nhưng có thể cài đặt nhiều interface trừu tượng (abstract interfaces). Chức năng này làm đơn giản hóa sự thực thi của thời gian thực thi.

- C# thì an-toàn-kiểu (typesafe) hơn C++.

- Cú pháp khai báo mảng khác nhau("int[] a = new int[5]" thay vì "int a[5]").

- Kiểu thứ tự được thay thế bằng tên miền không gian (namespace).

- C# không có tiêu bản.

- Có thêm Properties, các phương pháp có thể gọi các Properties để truy cập dữ liệu.

- Có reflection

c) ASP.NET là một nền tảng ứng dụng web (web application framework) được phát triển và cung cấp bởi Microsoft, cho phép những người lập trình tạo ra những trang web động, những ứng dụng web và những dịch vụ web. Lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 2 năm 2002 cùng với phiên bản 1.0 của.NET framework, là công nghệ nối tiếp của Microsoft's Active Server Pages(ASP). ASP.NET được biên dịch dưới dạng Common Language Runtime (CLR), cho phép những người lập trình viết mã ASP.NET với bất kỳ ngôn ngữ nào được hỗ trợ bởi.NET language.Tên đầy đủ của

ASP.NET là Active Server Pages.NET (.NET ở đây là.NET framework). Nói đơn giản thì ASP.NET là một công nghệ có tính cách mạng dùng để phát triển các ứng dụng về mạng hiện nay cũng như trong tương lai. ASP.NET là một phương pháp tổ chức hay khung tổ chức (framework) để thiết lập các ứng dụng hết sức hùng mạnh cho mạng dựa trên CLR (Common Language Runtime).

d) Cơ bản về .NET Framework

+ Khái niệm: NET Framework của Microsoft là một nền tảng lập trình tập hợp các thư viện lập trình có thể được cài thêm hoặc đã có sẵn trong các hệ điều hành Windows. Nó cung cấp những giải pháp thiết yếu cho những yêu cầu thông thường của các chương trình điện toán như lập trình giao diện người dùng, truy cập dữ liệu, kết nối cơ sở dữ liệu, ứng dụng web, các giải thuật số học và giao tiếp mạng. Ngoài ra,.NET

Framework quản lý việc thực thi các chương trình được viết dựa trên.NET Framework

do đó người dùng cần phải cài.NET Framework để có thể chạy các chương trình được viết trên nền.NET.

- NET Framework là một thành phần cơ bản của Windows cho việc xây dựng và chạy các ứng dụng viết bởi các ngôn ngữ lập trình mới (ứng dụng thế hệ kế tiếp). - NET Framework được thiết kế để:

+ Cung cấp một môi trường nhất quán cho lập trình hướng đối tượng. Tối ưu hóa việc phát triển phần mềm và sự xung đột phiên bản bằng việc cung cấp một môi trường thực hiện code.

+ Cung cấp môi trường thực thi code an toàn hơn.

+ Cung cấp trải nghiệm (experience) nhất quán cho những người phát triển trong việc tạo ra các kiểu ứng dụng khác nhau từ các ứng dụng trên nền tảng Windows, các ứng dụng trên nền tảng Web cho đến các ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động, các ứng dụng nhúng…

+ Các thành phần của.NET

Framework.NET Framework bao gồm 2 thành phần chính:

- CLR (Common Language Runtime – Môi trường quản lý ngôn ngữ chung): đây là thành phần cốt lỗi (xương sống – backbone) của NET Framework thực hiện các chức năng sau:

+ Quản lý bộ nhớ.

+ Thực hiện code.

+ Xử lý lỗi.

+ Xác nhận sự an toàn của code.

+ Thu gom rác.

- Framework Class Library (FCL): là một tập hợp các kiểu dữ liệu có khả năng sử dụng lại (tập hợp các lớp) và hướng đối tượng hoàn toàn, được sử dụng để phát triển

các ứng dụng từ những ứng dụng dòng lệnh truyền thống cho đến những ứng dụng với giao diện đồ họa.

4.2 Kết quả thử nghiệm – một số giao diện chụp từ chương trình

Hình 4.1 Màn hình đăng nhập hệ thống Desktop

Hình 4.3 Màn hình “ danh sách sinh viên”

Hình 4.7 Màn hình Giao diện chính của hệ thống Website

Hình 4.9 Form “Thống kê điểm”

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống thông tin quản lý kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bằng phương pháp hướng đối tượng (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)