Phân tích hệ thống Desktop

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống thông tin quản lý kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bằng phương pháp hướng đối tượng (Trang 53)

3.2.1 Phân tích chung ca sử dụng

a, Xác định các tác nhân, các danh từ, động từ, các lớp của hệ thống

Các tác nhân:

- Người quản trị hệ thống: là người sử dụng được toàn bộ các chức năng của hệ thống, có thể quản lý những người dùng khác của hệ thống như tạo mới hay xóa người sử dụng ra khỏi hệ thống. Phân quyền các chức năng của hệ thống cho nhóm người sử dụng, hoặc có thể là cho từng người sử dụng

- Giáo vụ khoa: là người cập nhật điểm cho sinh viên khoa của mình sau khi nhận được thông tin điểm từ giáo viên, là người kiểm soát và quản lý điểm cho khoa đào tạo

- Cán bộ phòng Đào tạo: là người xây dựng kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo cho các khóa học, cho các ngành, lớp học, về nghiệp vụ quản lý đào tạo – là người có quyền cao nhất sau Ban giám hiệu và Lãnh đạo phòng

- Cán bộ phòng công tác học sinh sinh viên: Kiểm soát, theo dõi và xét duyệt kết quả điểm rèn luyện, lấy thông tin điểm sinh viên để thực hiện việc xét khen thưởng, kỷ luật và học bổng.

- Giáo viên: Trực tiếp giảng dạy và cho điểm sinh viên (xét điểm rèn luyện nếu là giáo viên chủ nhiệm)

- Sinh viên: Xem điểm, xem các thông tin cá nhân, thông tin về học tập, đăng ký khối lượng học tập theo quy định....

Hệ thống ngoài việc phân quyền cho nhóm người dùng còn phân quyền cho từng tác nhân một, mỗi nhóm người có thể có những quyền trùng nhau.

Danh từ:

+ Nhóm ngành, danh sách sinh viên, điểm kiểm tra, điểm TBC, điểm TBC tích lũy, điểm rèn luyện, học kỳ, học phần, mã số, khóa học.

Động từ:

+ Phân lớp, học tiếp, thôi học, khen thưởng, kỷ luật, nhập điểm, xem điểm, sửa điểm, xóa điểm, Xét và công nhận tốt nghiệp, phân quyền sử dụng.

Các lớp trong hệ thống:

+ Các lớp biên dùng để thể hiện và truyền đạt các thông tin trong hệ thống với các hệ thống khác: Các ca sử dụng Tìm kiếm điểm, in danh sách sinh viên, nhập điểm sinh viên, in bảng điểm cần các lớp biên là Form Nhapdiem, Form suadiem, Form xoadiem, Form indanhsach, Form Inbangdiem..

+ Các lớp thực thể được dùng để mô tả các đối tượngđược lưu trữ lâu dài trong hệ thống. Ta có thể tìm các lớp thực thể từ những danh từ liên quan đến lĩnh vực của bài toán đã được mô tả trong các ca sử dụng. ta có các lớp thực thể sau: diemmon, tong- hop-diem

+ Các lớp điều khiển để kết nối các đối tượng của lớp biên với các đối tượng của lớp thực thể và kiểm soát trình tự các hoạt động bên trong hệ thống: DK Nhapdiem, DK suadiem, DK xoadiem, DK xethoctiep, DK xettotnghiep, DK Indanhsachsinhvien, DK In Bangdiem.

b, Các ca sử dụng

Hệ thống sẽ được chia thành ba gói lớn. Trong các gói lớn này lại có thể chứa các gói nhỏ hơn để dễ dàng trong việc phân tích thiết kế.

- Gói “ Quản trị hệ thống”

- Gói “Quản lí điểm” bao gồm ba gói nhỏ + Gói “ Quản lí nhập điểm SV” + Gói “Quản lí kết quả học tập”

+ Gói “Đánh giá kết quả rèn luyện SV”

- Gói “ Quản lí tốt nghiệp”

- Giải thích một số Gói ca sử dụng:

Trong CSDL đã có phần cập nhật hồ sơ sinh viên, Cập nhật dữ liệu ban đầu:

+ Để cho hệ thống hoạt động cần nhập, và lưu trữ một số dữ liệu ban đầu như: Mã tỉnh, thành phố, tên tỉnh, thành phố, mã các hệ ngành đang đào tạo trong trường. Đặt mã và tên các lớp, mã và tên các giáo viên chủ nhiệm, mã và tên học kỳ, năm học, nhập mã môn của các hệ, ngành trong trường (Một số thông tin này được cập nhật –

+ Xem, sửa, xóa: để sửa xóa những thông tin về các dữ liệu ban đầu, khi có sai sót, hoặc khi các thông tin này không còn cần thiết cho việc xử lý.

Trong quá trình đào tạo, mỗi chuyên ngành, mỗi học kỳ có một số môn học với các hệ số khác nhau trong tính điểm. Kết thúc thời gian đào tạo lý thuyết các lớp phải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp, giai đoạn thực tập tốt nghiệp được coi như một học kỳ, có điểm thực tập và kết quả rèn luyện. Sau khi xét điều kiện tốt nghiệp những sinh viên có đủ điều kiện sẽ được làm đồ án, luận văn, hoặc học 2 môn chuyên ngành với số học trình tương ứng. Điểm sẽ được nhập vào hệ thống.

+ Nhập điểm: Cuối mỗi học kỳ giáo viên bộ môn phải tổng kết điểm, tính ra điểm TBC, TBC tích lũy và trả điểm về khoa. Giáo vụ khoa có trách nhiệm cập nhật điểm vào hệ thống. Giáo viên chủ nhiệm họp lớp để đánh giá phân loại kết quả rèn luyện, lấy xác nhận của khoa rồi chuyển về phòng công tác học sinh sinh viên để xác nhận sau đó chuyển về giáo vụ khoa. theo các tiêu chí đã quy định

+ Nhập điểm TBC, TBC tích lũy và kết quả rèn luyện: Điểm TBC, điểm TBC tích lũy làm tròn đến hai con số sau dấu phẩy. Được tính theo công thức trong quy chế đào tạo + Xem, sửa điểm: Trong quá trình tính toán, nhập điểm có thể có những nhầm lẫn điểm hoặc kết quả rèn luyện. Chức năng này tạo điều kiện cho giáo viên có thể sửa sai trong một kỳ hạn về thời gian do người quản trị hệ thống quy định. Trường hợp có xảy ra sai sót giáo viên hoặc giáo vụ phải làm giấy giải trình chuyển cho lãnh đạo khoa xác nhận và chuyển đến phòng đào tạo để báo cáo, sau khi xem xét báo cáo thì phòng đào tạo ra yêu cầu sửa điểm và giáo vụ khoa phải trực tiếp đến phòng quản trị hệ thống và sử dụng một tài khoản chuyên dùng để sửa điểm và thực hiện việc sửa điểm (tài khoản này do người quản trị kiểm soát). Thao tác này được lưu vết trên máy chủ để kiểm soát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xét học bổng theo học kỳ: Theo quy định về chế độ học bổng, khi kết thúc học kỳ, căn cứ vào điểm TBC học kỳ và kết quả rèn luyện học kỳ. Phòng Công tác sinh viên tổ chức xét học bổng cho sinh viên (xử lý bằng phần mềm và thông qua hội đồng) đối với những sinh viên đủ điều kiện theo quy định thì được học bổng, mức học bổng tương ứng với mức học phí đã đóng hàng kỳ.

+ Xét học tiếp theo năm học: Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy tính từ đầu khóa học cho đến thời điểm xét, sinh viên được xếp hạng năm đào tạo như sau:

Năm thứ nhất: dưới 40 tín chỉ. Năm thứ 2: từ 40 đến 80 tín chỉ.

Năm thứ 3 và năm cuối khóa cao đẳng: từ 81 đến 132 tín chỉ. Sinh viên năm cuối khóa đại học: từ 133 tín chỉ trở nên

+ Xét phân hạng tốt nghiệp: Cuối mỗi khóa học khi đã có đầy đủ điểm số, điểm TBC tích lũy của toàn khóa đạt từ 2.00 trở nên, tích lũy đủ số học phần theo quy định, khối

lượng các học phần bị điểm D không vượt quá 20% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình. Phòng Đào tạo tổ chức xét phân hạng tốt nghiệp (xử lý trên phần mềm theo tiêu chuẩn) và duyệt qua hội đồng. Những sinh viên tốt nghiệp sẽ có danh sách để bộ phận làm bằng và cấp bằng tốt nghiệp. Những sinh viên có đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp bị điểm F sẽ không được làm lại đồ án, khóa luận tốt nghiệp mà phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn để thay thế, sao cho tổng số học phần chuyên môn học thêm tương đương với số tín chỉ của đồ án, khóa luận tốt nghiệp + Thống kê, báo cáo: Chương trình cho phép tìm kiếm, xem kết quả học tập, xem kết quả xét học tiếp, xem kết quả tốt nghiệp,… và in các báo cáo tổng hợp.

Quantri_HT

Quan tri danh muc

Quan ly sinh viên

Quan ly dao tao

Quan ly tai chinh nguoiquantrij_ht

nguoi dung hê thông

Dang nhap

Quan tri _HT

Quan ly diêm

Quan ly tôt nghiêp

Nguoiquantri_HT Nguoidung_HT

Dangnhap

Hình 3.2 Biểu đồ UC tổng quát hệ thống Desktop “Quản lý kết quả HT theo tín chỉ”

3.2.2 Phân tích gói “Quản trị hệ thống”

a. Biểu đồ Usecase

Biểu đồ Usecase tổng quát

QuanTriNguoiDung

QuanTriNhomNguoiDung

DoiMatKhau NguoiQuanTriHeThong

DangNhap

Hình 3.3 Biểu đồ UC tổng quát chức năng “Quản trị hệ thống”

ThemNguoiDung

SuaThongTinNguoiDung NguoiQuanTriHeThong

XoaThongTinNguoiDung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.4 Biểu đồ phân rã UC “Quản lý người dùng”

- Phân rã UC “Quản lý nhóm người dùng”

ThemNhomNguoiDung

SuaNhomNguoiDung NguoiQuanTriHeThong

XoaNhomNguoiDung

Hình 3.5 Biểu đồ phân rã UC “Quản lý nhóm người dùng”

b. Đặc tả Usecase

UC A1: Đăng nhập

Tên ca sử dụng: Đăng nhập

Tác nhân: Người quản trị hệ thống, người dùng hệ thống

Mục đích: Đăng nhập vào hệ thống để quản lý hệ thống, sử dụng hệ thống

Mô tả khái quát: Nhập thông tin user, password, hệ thống kiểm tra sự hợp lệ.

Mô tả từng bước:

Hành động của tác nhân Hồi đáp của hệ thống

3. Người dùng nhập user, password, kích đăng nhập

4. Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ, mở trang quản trị nếu đăng nhập thành công

Ngoại lệ:

Bước 4 - nếu kiểm tra user, password không đúng thì thông báo lỗi ra màn hình, quay trở lại màn hình đăng nhập.

UC A2: Đổi mật khẩu

Tên ca sử dụng: Đổi mật khẩu

Tác nhân: Người quản trị hệ thống

Mục đích: Thay đổi mật khẩu mới để bảo mật hơn

Mô tả khái quát: Admin nhập mật khẩu cũ, sau nhập mật khẩu mới 2 lần để thay đổi chính xác hơn.

Mô tả từng bước:

Hành động của tác nhân Hồi đáp của hệ thống 1. Yêu cầu đổi mật khẩu 2. Hiện form đổi mật khẩu 3. Nhập mật khẩu cũ, nhập 2 lần

mật khẩu mới, kích nút đổi mật khẩu.

4. Xác nhận mật khẩu cũ có đúng không, mật khẩu mới 2 lần có giống nhau hay không? Nếu thỏa mãn thì thông báo thay đổi mật khẩu thành công. Mật khẩu mới được lưu vào CSDL

Ngoại lệ: Bước 4:

Mật khẩu cũ không đúng: thông báo mật khẩu cũ không đúng, nhập lại mật khẩu cũ để thực hiện đổi mật khẩu.

Mật khẩu mới nhập 2 lần không giống nhau: Thông báo 2 lần không giống nhau, cho phép nhập lại mật khẩu để thực hiện yêu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UC A3: Thêm người dùng

Tên ca sử dụng: Thêm người sử dụng Tác nhân: Người quản trị hệ thống

Mục đích: Cập nhật thông tin người sử dụng vào hệ thống

Mô tả khái quát: Cập nhật thông tin của người sử dụng vào hệ thống và yêu cầu hệ thống ghi nhận

Mô tả từng bước:

Hành động của tác nhân Hồi đáp của hệ thống

1. Yêu cầu tạo mới người dùng 2. Hiện form nhập thông tin

Ngoại lệ: Bước 4:

Nhập trực tiếp: kết quả kiểm tra thông tin thiếu hoặc không chính xác thì hệ thống thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại hoặc phải dừng ca sử dụng.

Nếu kiểm tra thông tin trùng với một thông tin người dùng đã tồn tại trong hệ thống thì thông báo nhập lại hoặc dừng ca sử dụng.

UC A4: Xóa người dùng

Tên ca sử dụng: Xóa người dùng

Tác nhân: Người quản trị hệ thống

Mục đích: Xóa tất cả các thông tin trong hệ thống liên quan đến người sử dụng

Mô tả khái quát: Tìm đến người sử dụng cần xóa và tiến hành xóa tất cả các thông tin liên quan đến người đó.

Mô tả từng bước:

Hành động của tác nhân Hồi đáp của hệ thống 1. Yêu cầu xóa thông tin một

người sử dụng hệ thống

2. Hiện form nhập điều kiện tìm kiếm thông tin người cần xóa.

3. Nhập điều kiện tìm kiếm để tìm thông tin người sử dụng cần xóa.

4. Tìm và hiển thị danh sách kết quả tìm kiếm.

5. Chọn người cần xóa 6. Hiển thị thông tin về người sử dụng 7. Yêu cầu hệ thống xóa 8. Thông báo kết quả xóa

Ngoại lệ: Bước 4 - Không có người dùng nào thỏa mãn điều kiện tìm kiếm, thông báo không tìm được và yêu cầu nhập thông tin tìm kiếm khác hoặc dừng ca sử dụng.

UC A5: Sửa Thông tin người dùng

Tên ca sử dụng: Sửa thông tin người sử dụng Tác nhân: Người quản trị hệ thống

Mục đích: Sửa thông tin người sử dụng trong hệ thống

Mô tả khái quát: Sửa các thông tin người sử dụng trong hệ thống và yêu cầu hệ thống ghi nhận.

Mô tả từng bước:

Hành động của tác nhân Hồi đáp của hệ thống 1. Yêu cầu sửa thông tin về một

người dùng đã có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Hiển thị form nhập điều kiện tìm kiếm người sử dụng.

5. Chọn người cần sửa 6. Hiển thị thông tin về người cần sửa 7. Sửa đổi dữ liệu cần thiết 8. Ghi lại thông tin mới và thông báo kết

quả Ngoại lệ:

Bước 4 - Nếu không có người dùng nào thỏa mãn điều kiện tìm kiếm, thì thông báo và yêu cầu nhập thông tin tìm kiếm khác hoặc dừng ca sử dụng tại đây.

Bước 8 - Kết quả kiểm tra thông tin mới là chưa đầy đủ hoặc không chính xác(do xóa thông tin cũ nhưng chưa nhập đầy đủ thông tin mới hoặc đã nhập đủ nhưng không chính xác) thì yêu cầu nhập lại hoặc dừng ca sử dụng.

+ UC: Thêm, Sửa, Xóa Nhóm người dùng cũng có đặc tả tương tự như UC: Thêm, Sửa, Xóa người dùng

c. Biểu đồ lớp

Lớp dưới đây mô tả chung nhất cách hoạt động của modul quản trị hệ thống liên quan đến những bảng nào trong CSDL. Trong khi thực hiện code chi tiết tùy vào ngôn ngữ ta xây dựng cho phù hợp.

Hình 3.6 Biều đồ lớp lĩnh vực modul Quản trị hệ thống

3.2.3 Phân tích gói “Quản lí điểm”

a. Gói Quản lí nhập điểm sinh viên

Gói này làm nhiệm vụ cập nhật thông tin điểm cho sinh viên vào hệ thống để dễ dàng tra cứu thông tin, báo cáo thống kê danh sách. Gói quản lí nhập điểm mô tả toàn bộ các chức năng liên quan đến điểm của sinh viên được đưa vào hệ thống như thế nào. - Biểu đồ Usecase

NhapDiem SuaDiem XoaDiem GiaoVuKhoa DangNhap InDanhSachThiLai CanBoPhongCT_HSSV InDanhSachHocLai

Hình 3.7 Biểu đồ usecase gói “Nhâp điểm SV”

- Đặc tả Usecase

UC A9: Nhập điểm từ file excel

Tên ca sử dụng: Nhập điểm từ file excel Tác nhân: Giáo vụ khoa

Mục đích: Nhập điểm của sinh viên từ file excel vào hệ thống

Mô tả khái quát: Nhập điểm của sinh viên thông qua file excel, giảm công việc phải nhập bằng tay như thông thường.

Mô tả từng bước:

Hành động của tác nhân Hồi đáp của hệ thống 1. Chọn chức năng nhập điểm cho

sinh viên

2. Hiển thị form

3. Chọn file excel từ máy tính để cập nhật điểm vào hệ thống

4. Hiển thị thông tin file excel

5. Chọn sheet trong file excel, mã cột tương ứng với mã sinh viên, mã môn, điểm

6. Hệ thống cập nhật điểm vào CSDL

Ngoại lệ: Bước 3: File excel từ máy bị lỗi không thể đọc được từ hệ thống, có thể do biên bản khác biệt hay lỗi phông chữ, hệ thống thông báo cho người sử dụng biết vấn đề để người sử dụng chọn lại hoặc hủy ca sử dụng tại đây

UC A10: Sửa điểm SV

Tên ca sử dụng: Sửa điểm SV Tác nhân: Giáo vụ khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục đích: Sửa điểm của sinh viên

Mô tả khái quát: Tìm kiếm sinh viên cần sửa điểm sau đó cập nhật lại điểm cho sinh viên vào hệ thống

Tham chiếu Mô tả từng bước:

Hành động của tác nhân Hồi đáp của hệ thống

1. Yêu cầu chức năng sửa điểm 2. Hiển thị form sửa điểm sinh viên 3. Nhập thông tin tìm kiếm sinh

viên thỏa mãn

4. HT hiển thị các sinh viên thỏa mãn điều kiện tìm kiếm

5. Người sử dụng chọn sinh viên cần tìm

6. HT hiển thị thông tin điểm của SV

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống thông tin quản lý kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bằng phương pháp hướng đối tượng (Trang 53)