3.1.1 Yêu cầu thông tin nghiệp vụ
Công tác quản lý kết quả học tập theo học chế tín chỉ là nhiệm vụ chủ yếu và vô cùng phức tạp. Nó bao gồm quản lý điểm của các học phần trong từng học kỳ, điểm TBC, TBC tích lũy (tính từ đầu khóa học cho đến thời điểm xét), kết quả rèn luyện, để xét tiêu chuẩn học tiếp, hay thôi học. Điều kiện để được đăng ký học các môn tự chọn (các môn tiên quyết), điểm TBC để xét chế độ khen thưởng, học bổng. Căn cứ vào điểm kết quả thực tập, điểm TBC tích lũy toàn khóa, điểm rèn luyện, để xét tốt nghiệp, xét phân loại tốt nghiệp.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ. Một năm học có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ hè. Mỗi học kỳ chính có 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Học kỳ hè có từ 4 đến 6 tuần thực học và 1 tuần thi. Học kỳ hè để tạo điều kiện cho sinh viên được học lại, học bù hoặc học vượt.
Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được xếp hạng về học lực như sau:
- Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.
- Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp thôi học.
Kết quả học tập trong học kỳ hè được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính kế trước để xếp hạng sinh viên về học lực.
*) Sinh viên bị buộc thôi học
- Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;
- Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba và năm cuối khoá cao đẳng hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên năm cuối khoá đại học;
- Đánh giá học phần
Cách xác định điểm trung bình các điểm trong kỳ
1 Điểm kiểm tra thường xuyên 1
2 Điểm chuyên cần 1
3 Điểm thi giữa học phần 2
- Điểm trung bình các điểm trong kỳ là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm thi giữa học phần và điểm chuyên cần theo hệ số của từng loại điểm.
- Điểm trung bình các điểm trong kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân. Cách tính các loại điểm:
- Điểm kiểm tra thường xuyên: Gồm các điểm kiểm tra kết quả học tập hàng ngày, điểm đánh giá phần thực hành,... Đối với học phần có từ 3 tín chỉ trở xuống phải có ít nhất 1 điểm kiểm tra thường xuyên. Đối với những học phần có từ 4 tín chỉ trở lên phải có tối thiểu 2 điểm kiểm tra thường xuyên;
- Điểm thi giữa học phần: Áp dụng cho các học phần có từ 4 tín chỉ trở lên. Thời điểm thi và nội dung thi do giáo viên giảng dạy lựa chọn trên cơ sở tổng hợp nội dung từ đầu học phần. Thời gian làm bài thi giữa học phần từ 60 đến 90 phút;
- Điểm chuyên cần: Giáo viên xác định điểm chuyên cần của sinh viên căn cứ vào ý thức, thái độ học tập của sinh viên để cho điểm (theo hướng dẫn chung về cho điểm chuyên cần của nhà trường):
Cách xác định điểm học phần:
STT Loại điểm Hệ số
1 Điểm trung bình các điểm trong kỳ 1
2 Điểm thi kết thúc học phần 2
Điểm học phần: là trung bình cộng của điểm trung bình các điểm trong kỳ và điểm thi kết thúc học phần theo hệ số của từng loại điểm. Điểm học phần được tính theo thang điểm 10 (từ 0 † 10), làm tròn đến một chữ số thập phân và chuyển qua thang điểm chữ để tính điểm trung bình chung.
*) Cách tính điểm học phần
Điểm học phần được chuyển thành điểm chữ như sau:
- Loại đạt: A (8,5 - 10) Giỏi B (7,0 - 8,4) Khá
C (5,5 - 6,9) Trung bình D (4,0 - 5,4) Trung bình yếu
- Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém
- Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:
I Chưa đủ dữ liệu đánh giá. X Chưa nhận được kết quả thi.
Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.
*) Cách tính điểm trung bình chung
Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:
A tương ứng với 4 B tương ứng với 3 C tương ứng với 2 D tương ứng với 1 F tương ứng với 0
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:
Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
- ailà điểm của học phần thứ i
- nilà số tín chỉ của học phần thứ i
- n là tổng số học phần.
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.
*) Làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp
Đầu học kỳ cuối khoá, các sinh viên được đăng ký làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp hoặc học thêm một số học phần chuyên môn được quy định như sau:
- Làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp: áp dụng cho sinh viên đạt mức quy định của trường. Đồ án, khoá luận tốt nghiệp là học phần có khối lượng bằng 7 tín chỉ cho trình độ đại học và 5 tín chỉ cho trình độ cao đẳng.
- Học và thi một số học phần chuyên môn: sinh viên không được giao làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn theo quy định cho chương trình.
Điểm đồ án, khoá luận tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học. n i i n i i i n n a A 1 1
Sinh viên có đồ án, khoá luận tốt nghiệp bị điểm F không được làm lại đồ án, khóa luận tốt nghiệp mà phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn để thay thế, sao cho tổng số tín chỉ của các học phần chuyên môn học thêm tương đương với số tín chỉ của đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
*) Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp
Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được viết đơn gửi phòng đào tạo đề nghị nhà trường xét và công nhận tốt nghiệp:
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
- Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo;
- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
- Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.
- Có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định của Hiệu trưởng.
Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
Hội đồng xét tốt nghiệp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền làm Chủ tịch, Trưởng phòng đào tạo làm Thư ký và các thành viên là các Trưởng khoa chuyên môn, Trưởng phòng công tác sinh viên.
Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo
Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính. Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học, như sau:
- Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
- Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
- Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
- Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Có khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
- Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
Kết quả học tập của sinh viên được ghi vào bảng điểm theo từng học phần. Trong bảng điểm còn ghi chuyên ngành (hướng chuyên sâu) hoặc ngành phụ (nếu có).
Sinh viên còn nợ các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận của trường về các học phần đã học trong chương trình. Những sinh viên này có nguyện vọng, được quyền làm đơn xin chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Quy chế này.
3.1.2 Các chức năng chính của hệ thống
Đối với việc quản lý học tập thì việc đặt lên hàng đầu là tính chính xác, trung thực, an toàn. Mọi việc đều phải cẩn thận chính xác nhằm tránh sai lệch, mất mát ảnh hưởng đến quyền lợi của sinh viên, mặt khác phải đảm bảo tính bảo mật, chỉ có người có quyền hạn và trách nhiệm mới có quyền sửa, xóa điểm, muốn thế hệ thống phải được phân quyền sử dụng.
Hệ thống được chia thành 2 hệ thống con, chạy trên hai môi trường khác nhau, một chạy trên môi trường mạng Lan của nhà trường, một chạy trên môi trường Internet phục vụ cho sinh viên có thể truy cập thông tin:
- Hệ thống Desktop: đây là hệ thống chạy trên mạng Lan của nhà trường, cung cấp toàn bộ thông tin trên máy chủ để các máy trạm có thể truy cập lấy thông tin xử lí dữ liệu nghiệp vụ nội bộ.
Ký hiệu Tên chức năng
CN1 Quản trị hệ thống CN1.1 Đổi mật khẩu CN1.2 Quản trị nhóm người sử dụng CN1.3 Quản trị người sử dụng CN2 Quản lý điểm CN2.1 Nhập điểm CN2.2 Quản lý kết quả học tập
CN2.3 Đánh giá kết quả rèn luyện SV
CN3 Quản lý tốt nghiệp
CN3.1 Nhập điều kiện làm luận văn đồ án tốt nghiệp CN3.2 In bảng điểm cá nhân
CN3.3 In danh sách sinh viên tốt nghiệp
CN3.5 Phân hạng tốt nghiệp
- Hệ thống Website: hệ thống con này chạy trên môi trường Internet, cung cấp thông tin điểm, thời khóa biểu, lịch học, tin tức... cho sinh viên, cán bộ giáo viên vào cập nhật thông tin.
CN4 Tra cứu thông tin sinh viên
CN4.1 Tra cứu kết quả học tập
CN4.1 Tra cứu tiến độ
CN4.1 Tra cứu lịch thi
CN4.1 Tra cứu thời khóa biểu
CN5 Xem biểu mẫu thống kê
CN5.1 Xem biểu mẫu phục vụ đào tạo CN5.2 Xem bảng điểm tổng kết học kỳ
3.2 Phân tích hệ thống Desktop 3.2.1 Phân tích chung ca sử dụng 3.2.1 Phân tích chung ca sử dụng
a, Xác định các tác nhân, các danh từ, động từ, các lớp của hệ thống
Các tác nhân:
- Người quản trị hệ thống: là người sử dụng được toàn bộ các chức năng của hệ thống, có thể quản lý những người dùng khác của hệ thống như tạo mới hay xóa người sử dụng ra khỏi hệ thống. Phân quyền các chức năng của hệ thống cho nhóm người sử dụng, hoặc có thể là cho từng người sử dụng
- Giáo vụ khoa: là người cập nhật điểm cho sinh viên khoa của mình sau khi nhận được thông tin điểm từ giáo viên, là người kiểm soát và quản lý điểm cho khoa đào tạo
- Cán bộ phòng Đào tạo: là người xây dựng kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo cho các khóa học, cho các ngành, lớp học, về nghiệp vụ quản lý đào tạo – là người có quyền cao nhất sau Ban giám hiệu và Lãnh đạo phòng
- Cán bộ phòng công tác học sinh sinh viên: Kiểm soát, theo dõi và xét duyệt kết quả điểm rèn luyện, lấy thông tin điểm sinh viên để thực hiện việc xét khen thưởng, kỷ luật và học bổng.
- Giáo viên: Trực tiếp giảng dạy và cho điểm sinh viên (xét điểm rèn luyện nếu là giáo viên chủ nhiệm)
- Sinh viên: Xem điểm, xem các thông tin cá nhân, thông tin về học tập, đăng ký khối lượng học tập theo quy định....
Hệ thống ngoài việc phân quyền cho nhóm người dùng còn phân quyền cho từng tác nhân một, mỗi nhóm người có thể có những quyền trùng nhau.
Danh từ:
+ Nhóm ngành, danh sách sinh viên, điểm kiểm tra, điểm TBC, điểm TBC tích lũy, điểm rèn luyện, học kỳ, học phần, mã số, khóa học.
Động từ:
+ Phân lớp, học tiếp, thôi học, khen thưởng, kỷ luật, nhập điểm, xem điểm, sửa điểm, xóa điểm, Xét và công nhận tốt nghiệp, phân quyền sử dụng.
Các lớp trong hệ thống:
+ Các lớp biên dùng để thể hiện và truyền đạt các thông tin trong hệ thống với các hệ thống khác: Các ca sử dụng Tìm kiếm điểm, in danh sách sinh viên, nhập điểm sinh viên, in bảng điểm cần các lớp biên là Form Nhapdiem, Form suadiem, Form xoadiem, Form indanhsach, Form Inbangdiem..
+ Các lớp thực thể được dùng để mô tả các đối tượngđược lưu trữ lâu dài trong hệ thống. Ta có thể tìm các lớp thực thể từ những danh từ liên quan đến lĩnh vực của bài toán đã được mô tả trong các ca sử dụng. ta có các lớp thực thể sau: diemmon, tong- hop-diem
+ Các lớp điều khiển để kết nối các đối tượng của lớp biên với các đối tượng của lớp thực thể và kiểm soát trình tự các hoạt động bên trong hệ thống: DK Nhapdiem, DK suadiem, DK xoadiem, DK xethoctiep, DK xettotnghiep, DK Indanhsachsinhvien, DK In Bangdiem.
b, Các ca sử dụng
Hệ thống sẽ được chia thành ba gói lớn. Trong các gói lớn này lại có thể chứa các gói nhỏ hơn để dễ dàng trong việc phân tích thiết kế.
- Gói “ Quản trị hệ thống”
- Gói “Quản lí điểm” bao gồm ba gói nhỏ + Gói “ Quản lí nhập điểm SV” + Gói “Quản lí kết quả học tập”
+ Gói “Đánh giá kết quả rèn luyện SV”
- Gói “ Quản lí tốt nghiệp”
- Giải thích một số Gói ca sử dụng:
Trong CSDL đã có phần cập nhật hồ sơ sinh viên, Cập nhật dữ liệu ban đầu:
+ Để cho hệ thống hoạt động cần nhập, và lưu trữ một số dữ liệu ban đầu như: Mã tỉnh, thành phố, tên tỉnh, thành phố, mã các hệ ngành đang đào tạo trong trường. Đặt mã và tên các lớp, mã và tên các giáo viên chủ nhiệm, mã và tên học kỳ, năm học, nhập mã môn của các hệ, ngành trong trường (Một số thông tin này được cập nhật –
+ Xem, sửa, xóa: để sửa xóa những thông tin về các dữ liệu ban đầu, khi có sai sót, hoặc khi các thông tin này không còn cần thiết cho việc xử lý.
Trong quá trình đào tạo, mỗi chuyên ngành, mỗi học kỳ có một số môn học với các hệ