Thiết kế hệ thống

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống thông tin quản lý kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bằng phương pháp hướng đối tượng (Trang 44)

Thiết kế hướng đối tượng là một giai đoạn trong quá trình phát triển phần mềm, trong đó hệ thống được tổ chức thành tập các đối tượng tương tác với nhau và mô tả được cách để hệ thống thực thi nhiệm vụ của bài toán ứng dụng.

Nhiệm vụ chính của thiết kế hệ thống là xây dựng các thiết kế chi tiết mô tả các thành phần của hệ thống ở mức cao hơn (khâu phân tích) để phục vụ cho việc cài đặt. Đồng thời đưa ra được kiến trúc (là trọng tâm) của hệ thống để đảm bảo cho hệ thống có thể thay đổi, có tính mở, dễ bảo trì, thân thiện với người sử dụng, v.v.

Những kết quả trên được thể hiện trong các biểu đồ: Biểu đồ lớp (chi tiết), biểu đồ hành động, biểu đồ thành phần và biểu đồ triển khai. Tất cả các kết quả thiết kế phải được ghi lại thành các hồ sơ, tài liệu cho hệ thống. Trong các tài liệu thiết kế phải mô tả cụ thể những thành phần nào, làm những gì và làm như thế nào.

Mô hình thiết kế là một mô hình đối tượng mô tả sự thực thi các ca sử dụng về mặt vật lý bằng cách tập trung vào việc xác định các yêu cầu chức năng và phi chức năng, cũng như ràng buộc liên quan đến môi trường triển khai và ảnh hưởng của chúng lên hệ thống

Pha thiết kế bao gồm các giai đoạn: Thiết kế kiến trúc, thiết kế một ca sử dụng, thiết kế một lớp, thiết kế một hệ thống con

a. Thiết kế kiến trúc

Mục đích của thiết kế kiến trúc là phác họa các mô hình thiết kế và sự bố trí của nó bằng cách xác định các nút và cấu hình mạng của hệ thống, xác định các hệ thống con và giao diện của chúng, xác định các lớp thiết kế quan trọng về mặt kiến trúc, xác định các cơ chế thiết kế chung để xử lý các yêu cầu chung.

b. Thiết kế một ca sử dụng

Mục tiêu thiết kế của một ca sử dụng là: Xác định các lớp thiết kế hay các hệ thống con của chúng là cần thiết để thực hiện luồng các sự kiện của ca sử dụng đó, xác định các yêu cầu về tác vụ của các lớp thiết kế hay các hệ thống con và các giao diện của chúng, phân phối hành vi của ca sử dụng cho các đối tượng thiết kế tương tác hay cho các hệ thống con tham gia. Ngoài ra nó nắm bắt các yêu cầu triển khai cho ca sử dụng

Một số hoạt động: Xác định các lớp thiết kế tham gia, mô tả các tương tác giữa các đối tượng thiết kế, xác định các hệ thống con và các giao diện tham gia, mô tả các tương tác giữa các hệ thống con, nắm bắt các yêu cầu triển khai

c. Thiết kế một lớp

Mục tiêu của việc thiết kế một lớp là tạo ra một lớp thiết kế sao cho hoàn thành vai trò của nó trong các thực thi ca sử dụng và các yêu cầu phi chức năng được áp dụng cho nó.

Phác thảo lớp thiết kế Từ đầu vào là các lớp phân tích cùng các giao diện, chúng ta

phác thảo một hoặc nhiều lớp thiết kế.

Xác định các thao tác: Chúng ta xác định các tác vụ cần được cung cấp bởi lớp thiết

kế và mô tả các tác vụ đó bằng cách sử dụng cú pháp của ngôn ngữ lập trình.

Xác định các thuộc tính: Chúng ta xác định các thuộc tính do lớp thiết kế đòi hỏi và mô tả chúng bằng cú pháp của ngôn ngữ lập trình. Mỗi thuộc tính quy định 1 tính chất của một lớp thiết kế.

Xác định các liên kết và các kết hợp: Các đối tượng thiết kế tương tác với nhau trong các Biểu đồ tuần tự.

Xác định các tổng quát hóa: Các tổng quát hóa phải được dùng cùng với các ngữ nghĩa như đã xác định bởi ngôn ngữ lập trình.

Mô tả các phương thức: Các phương thức có thể được dùng trong quá trình thiết kế để

chỉ ra các tác vụ được thực thi như thế nào.

Mô tả các trạng thái: Một số đối tượng thiết kế được kiểm soát về trạng thái nghĩa là trạng thái của chúng xác định hành vi của chúng khi nhận được một thông điệp.

Xử lý các yêu cầu đặc biệt: Bất kỳ một yêu cầu nào còn chưa được xem xét trong các

bước trước thì đều được xử lý ở đây

Nhằm mục đích đảm bảo cho hệ thống con là độc lập đối với các hệ thống con khác hay các giao diện của chúng đến mức tối đa có thể được, đảm bảo cho hệ thống con cung cấp các giao diện đúng và đảm bảo cho hệ thống con thực thi đúng các tác vụ đã được xác định bởi các giao diện mà nó cung cấp

Ngoài ra còn thực hiện một số các hoạt động: Duy trì các mối quan hệ phụ thuộc của hệ thống con, duy trì các giao diện được cung cấp bởi hệ thống con, Duy trì các nội dung của hệ thống con.

2.3.4 Lập trình và kiểm thử chƣơng trình

Giai đoạn xây dựng phần mềm có thể được thực hiện sử dụng kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Đó là phương thức thực hiện thiết kế hướng đối tượng qua việc sử dụng ngôn ngữ lập trình có hỗ trợ các tính năng hướng đối tượng. Kết quả chung của giai đoạn này là 1 loạt các code chạy được, nó chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã trải qua nhiều vòng thử nghiệm khác nhau

Trong giai đoạn này, mỗi thành phần đã được thiết kế sẽ được lập trình thành những mô đun chương trình (chương trình con). Sau đó các mô đun chương trình đã được kiểm tra, được tích hợp với nhau thành hệ thống tổng thể và nó sẽ được kiểm tra xem có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng hay không. Kết thúc pha này là phần mềm cần phải xây dựng.

2.3.5 Vận hành và bảo trì hệ thống

Giai đoạn này bắt đầu bằng việc cài đặt hệ thống phần mềm trong môi trường sử dụng của khách hàng sau khi sản phẩm đã được giao cho họ. Hệ thống sẽ hoạt động, cung cấp các thông tin, xử lý các yêu cầu và thực hiện những gì đã được thiết kế.

Bảo trì phần mềm là đảm bảo cho hệ thống hoạt động đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng, của khách hàng. Mà các yêu cầu này trong thực tế lại hay thay đổi, do vậy công tác bảo trì lại bao gồm cả những sự thay đổi hệ thống sao cho nó phù hợp với yêu cầu hiện tại của họ, thậm chí có những thay đổi chưa phát hiện được trong các pha phân tích, thiết kế. Nghĩa là hệ thống phần mềm phải được nâng cấp, hoàn thiện liên tục và chi phí cho công tác bảo trì là khá tốn kém. Thông thường, có hai loại nâng cấp:

Nâng cao hiệu quả của hệ thống: bao gồm những thay đổi mà khách hàng cho là sẽ cải

thiện hiệu quả công việc của hệ thống, như bổ sung thêm các chức năng hay giảm thời gian xử lý, trả lời của hệ thống, v.v.

Đảm bảo sự thích nghi đối với sự thay đổi của môi trường của hệ thống hay sự sửa

đổi cho phù hợp với những thay đổi của chính sách, qui chế mới ban hành của Chính phủ.

Tóm lại, thực hiện phân tích và thiết kế hướng đối tượng bằng UML là xây dựng các mô hình mô tả các yêu cầu, khái niệm và kiến trúc của hệ thống. Quá trình xây dựng các mô hình đó có thể thực hiện như trong hình vẽ sau

Hình 2.32 Qui trình xây dựng các mô hình UML trong phân tích, thiết kế hệ thống

Mô hình ca sử dụng Mô hình trình tự Mô hình cộng tác

Mô hình trạngthái

Mô hình lớp Mô hình hành động

CHƢƠNG III

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRƢỜNG ĐHCN HÀ NỘI

3.1 Xác định yêu cầu của hệ thống 3.1.1 Yêu cầu thông tin nghiệp vụ 3.1.1 Yêu cầu thông tin nghiệp vụ

Công tác quản lý kết quả học tập theo học chế tín chỉ là nhiệm vụ chủ yếu và vô cùng phức tạp. Nó bao gồm quản lý điểm của các học phần trong từng học kỳ, điểm TBC, TBC tích lũy (tính từ đầu khóa học cho đến thời điểm xét), kết quả rèn luyện, để xét tiêu chuẩn học tiếp, hay thôi học. Điều kiện để được đăng ký học các môn tự chọn (các môn tiên quyết), điểm TBC để xét chế độ khen thưởng, học bổng. Căn cứ vào điểm kết quả thực tập, điểm TBC tích lũy toàn khóa, điểm rèn luyện, để xét tốt nghiệp, xét phân loại tốt nghiệp.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ. Một năm học có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ hè. Mỗi học kỳ chính có 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Học kỳ hè có từ 4 đến 6 tuần thực học và 1 tuần thi. Học kỳ hè để tạo điều kiện cho sinh viên được học lại, học bù hoặc học vượt.

Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được xếp hạng về học lực như sau:

- Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.

- Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp thôi học.

Kết quả học tập trong học kỳ hè được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính kế trước để xếp hạng sinh viên về học lực.

*) Sinh viên bị buộc thôi học

- Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;

- Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba và năm cuối khoá cao đẳng hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên năm cuối khoá đại học;

- Đánh giá học phần

Cách xác định điểm trung bình các điểm trong kỳ

1 Điểm kiểm tra thường xuyên 1

2 Điểm chuyên cần 1

3 Điểm thi giữa học phần 2

- Điểm trung bình các điểm trong kỳ là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm thi giữa học phần và điểm chuyên cần theo hệ số của từng loại điểm.

- Điểm trung bình các điểm trong kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân. Cách tính các loại điểm:

- Điểm kiểm tra thường xuyên: Gồm các điểm kiểm tra kết quả học tập hàng ngày, điểm đánh giá phần thực hành,... Đối với học phần có từ 3 tín chỉ trở xuống phải có ít nhất 1 điểm kiểm tra thường xuyên. Đối với những học phần có từ 4 tín chỉ trở lên phải có tối thiểu 2 điểm kiểm tra thường xuyên;

- Điểm thi giữa học phần: Áp dụng cho các học phần có từ 4 tín chỉ trở lên. Thời điểm thi và nội dung thi do giáo viên giảng dạy lựa chọn trên cơ sở tổng hợp nội dung từ đầu học phần. Thời gian làm bài thi giữa học phần từ 60 đến 90 phút;

- Điểm chuyên cần: Giáo viên xác định điểm chuyên cần của sinh viên căn cứ vào ý thức, thái độ học tập của sinh viên để cho điểm (theo hướng dẫn chung về cho điểm chuyên cần của nhà trường):

Cách xác định điểm học phần:

STT Loại điểm Hệ số

1 Điểm trung bình các điểm trong kỳ 1

2 Điểm thi kết thúc học phần 2

Điểm học phần: là trung bình cộng của điểm trung bình các điểm trong kỳ và điểm thi kết thúc học phần theo hệ số của từng loại điểm. Điểm học phần được tính theo thang điểm 10 (từ 0 † 10), làm tròn đến một chữ số thập phân và chuyển qua thang điểm chữ để tính điểm trung bình chung.

*) Cách tính điểm học phần

Điểm học phần được chuyển thành điểm chữ như sau:

- Loại đạt: A (8,5 - 10) Giỏi B (7,0 - 8,4) Khá

C (5,5 - 6,9) Trung bình D (4,0 - 5,4) Trung bình yếu

- Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém

- Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:

I Chưa đủ dữ liệu đánh giá. X Chưa nhận được kết quả thi.

Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.

*) Cách tính điểm trung bình chung

Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:

A tương ứng với 4 B tương ứng với 3 C tương ứng với 2 D tương ứng với 1 F tương ứng với 0

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

Trong đó:

A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy

- ailà điểm của học phần thứ i

- nilà số tín chỉ của học phần thứ i

- n là tổng số học phần.

Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.

*) Làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp

Đầu học kỳ cuối khoá, các sinh viên được đăng ký làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp hoặc học thêm một số học phần chuyên môn được quy định như sau:

- Làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp: áp dụng cho sinh viên đạt mức quy định của trường. Đồ án, khoá luận tốt nghiệp là học phần có khối lượng bằng 7 tín chỉ cho trình độ đại học và 5 tín chỉ cho trình độ cao đẳng.

- Học và thi một số học phần chuyên môn: sinh viên không được giao làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn theo quy định cho chương trình.

Điểm đồ án, khoá luận tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học.       n i i n i i i n n a A 1 1

Sinh viên có đồ án, khoá luận tốt nghiệp bị điểm F không được làm lại đồ án, khóa luận tốt nghiệp mà phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn để thay thế, sao cho tổng số tín chỉ của các học phần chuyên môn học thêm tương đương với số tín chỉ của đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

*) Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được viết đơn gửi phòng đào tạo đề nghị nhà trường xét và công nhận tốt nghiệp:

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

- Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.

- Có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định của Hiệu trưởng.

Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Hội đồng xét tốt nghiệp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền làm Chủ tịch, Trưởng phòng đào tạo làm Thư ký và các thành viên là

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống thông tin quản lý kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bằng phương pháp hướng đối tượng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)