Công ty TNHH Thiên Ngọc An phát triển đa ngành, đa nghề đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
- Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các loại phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp.
- Kinh doanh ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp trong nước chủ yếu của Honda và Toyota: Honda civic, Honda CRV, Innova V, Innova GSR, Innova G.
- Sản xuất kinh doanh cơ kim khí (chế tạo kết cấu thép, chế tạo các loại cột điện, cột viễn thông, nhận đúc các sản phẩm cơ khí theo yêu cầu của khách hàng, gia công cơ khí chính xác.
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và san lấp mặt bằng.
3.2.2.2 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH ThiênNgọc An trên địa bàn Hà Nội qua các năm 2006-2010 Ngọc An trên địa bàn Hà Nội qua các năm 2006-2010
Là một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, trong đó lĩnh vực kinh doanh ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp trong nước được phát triển trong khoảng 5 năm trở lại đây, công ty đã gặp phải không ít những khó khăn và thách thức trong vấn đề PTTM và khai thác thị trường. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt động kinh doanh ô tô cũng có những chuyển biến tích cực, mang lại những kết quả khả quan trong những năm gần đây. Mặc dù có những biến động tăng giảm nhất định qua các năm, song doanh thu bán hàng của công ty TNHH Thiên Ngọc An vẫn đạt mức cao nhất vào năm 2008 với 149.280 triệu đồng và lợi nhuận cao nhất là 6,53 tỷ vào năm 2007.
Về quy mô kinh doanh, trong suốt 5 năm nỗ lực và phát triển, thị trường của công ty đã được mở rộng không chỉ ở một số quận, huyện nội thành Hà Nội như Đống Đa, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Từ Liêm… mà còn lan sang các huyện ngoại thành như Gia Lâm, Thường Tín, Mê Linh. Doanh số tiêu thụ cũng liên tục tăng qua các năm, từ mốc 94 chiếc vào năm 2006, sang năm 2007 đã tăng vọt lên mức 237 chiếc. Các năm tiếp theo số lượng ô tô tiêu thụ có giảm nhưng không đáng kể do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Nắm được nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng, công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm ô tô chủ yếu của Honda và Toyota như: Honda Civic, Honda CRV, Innova (V, GSR, G) đã và đang nhiều năm liền là những dòng xe bán chạy nhất trên thị trường miền Bắc, đặc biệt là địa bàn Hà Nội.
Để thúc đẩy hoạt động PTTM sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội, công ty TNHH Thiên Ngọc An đã đề ra nhiều chính sách phù hợp với tiềm năng và thực tiễn của doanh nghiệp như lựa chọn và phát triển lợi thế sản phẩm kinh doanh, chú trọng khai thác và sử dụng các nguồn lực, tiếp cận và nghiên cứu triệt để thị trường để xây dựng phương án phân phối sản phẩm hợp lý, đẩy mạnh các chính sách xúc tiến thương mại đồng thời quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm để tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng.
3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến PTTM sản phẩm ô tô của côngty TNHH Thiên Ngọc An trên địa bàn Hà Nội. ty TNHH Thiên Ngọc An trên địa bàn Hà Nội.
Ngày nay, kinh tế phát triển làm nâng cao thu nhập và mức sống của người dân miền Bắc. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, nơi tập trung đông đúc những đô thị hiện đại với hệ thống giao thông thông suốt đã làm gia tăng nhu cầu về ô tô phục vụ cho vận chuyển và đi lại hàng ngày của con người. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường hình thành ngày càng nhiều các doanh nghiệp vận tải taxi với số lượng lớn, các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam cũng tăng lên đáng kể là nguyên nhân khiến cho nhu cầu sử dụng các phương tiện vận tải loại đắt tiền như ô tô càng trở nên phổ biến hơn.
Ngoài ra, đặc điểm của người tiêu dùng miền Bắc nói chung và người dân Hà Nội nói riêng, rất tinh tế trong việc lựa chọn các sản phẩm, tính cộng đồng trong mua sắm tiêu dùng cao. Nếu sản phẩm bị mất lòng tin, hầu như toàn bộ thị trường sẽ quay lưng lại với bạn. Là một doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm ô tô mới gia nhập vào thị trường Việt Nam không lâu, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có thể đem lại sự hài lòng cho khách hàng và tạo dựng uy tín lâu dài trong tương lai. Sự kiện 18 khách hàng bị một nhân viên công ty Toyota Việt Nam lừa đảo hơn 3 tỷ đồng vào cuối tháng 1 năm 2008 hay vụ việc phát hiện 3 lỗi kĩ thuật trên xe Toyota Innova và Fortuner được đưa lên báo chí vào tháng 3/2011 vừa qua đã gây nên sức ép không nhỏ cho công ty Toyota Việt Nam và cho những doanh nghiệp đang kinh doanh những sản phẩm của công ty này, trong đó có công ty TNHH Thiên Ngọc An.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Hà Nội có thói quen ưa thích những sản phẩm giúp họ thể hiện đẳng cấp vừa để thỏa mãn tâm lý coi trọng vẻ bề ngoài lại vừa tiết kiệm được tiền bạc do mua sản phẩm có chất lượng. Họ quan tâm đến chất lượng và xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn những nơi khác. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có hướng đi đúng trong việc lựa chọn kinh doanh các sản phẩm ô tô trên địa bàn Hà Nội, phải đảm bảo đáp ứng được ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Hai dòng sản phẩm chính công ty đang kinh doanh là Toyota Innova và Honda Civic đã đáp ứng được những tiêu chí này. Vì vậy, liên tiếp trong các năm gần đây, hai dòng sản phẩm này luôn đứng đầu về doanh số tiêu thụ.
Ngoài ra, trong số những khách hàng mua xe của công ty trên thị trường Hà Nội thì đối tượng chủ yếu là các công ty, cơ quan nhà nước chiếm khoảng 45%, các công ty tư nhân chỉ chiếm 25%. Họ là những đối tượng có thu nhập cao, thường xuyên đi công tác nên nhu cầu sử dụng ô tô khá lớn. Các đối tượng còn lại bao gồm các đối tượng thuộc các công ty liên doanh, công ty có 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt
Nam và một số đối tượng khác. Như vậy các nhóm khách hàng khác nhau thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ô tô của công ty cũng có sự khác biệt rõ rệt, ảnh hưởng không nhỏ đến tổng sản lượng ô tô được tiêu thụ. Theo dõi cụ thể ở bảng 3.2.
Bảng 3.2 Tỷ trọng khách hàng mua xe theo nhóm
STT Đối tượng khách hàng Tỷ trọng
1 Các công ty, cơ quan nhà nước 45%
2 Các công ty tư nhân Việt Nam 25%
3 Công ty liên doanh 13%
4 Công ty có vốn 100% nước ngoài 4%
5 Văn phòng đại diện, dự án nước ngoài 3%
6 Người nước ngoài tại Việt Nam 10%
Nguồn: Số liệu khảo sát thị trường năm 2010 của công ty TNHH Thiên Ngọc An.
3.2.2.2 Nhà cung cấp
Hiện nay, nguồn xe nhập khẩu của công ty chủ yếu là từ Nhật Bản. Do vậy, những biến động của thị trường ô tô nước này có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng ô tô nhập khẩu của công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu sản phẩm tiêu thụ ở cùng một thời điểm. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ xe hơi ở Nhật Bản giảm mạnh, xuất khẩu khó khăn và doanh số bán lẻ ô tô tại nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 37 năm qua. Thống kê cho thấy, tỷ lệ sụt giảm lượng xe tiêu thụ trong nước cao nhất thuộc về tập đoàn Nissan với 31.1%, thứ hai là Honda với 30.7% và thứ ba là Toyota với 22.5%. Bên cạnh đó, xuất khẩu xe hơi của Nhật trong tháng 11/2008 đã giảm tới 32% so với cùng kì năm 2007, đẩy các tập đoàn xe hơi rơi vào tình trạng cực kì khó khăn. Doanh số toàn cầu của tập đoàn Toyota trong tháng 11/2008 đã sụt giảm 21.8% mạnh nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Do vậy, lượng xe công ty nhập khẩu về từ Nhật Bản năm 2008 đã giảm sút rõ rệt ở mức 18.5% so với năm trước đó.
Ngoài lượng xe nhập từ Nhật Bản, doanh nghiệp cũng nhập một lượng lớn xe lắp ráp sản xuất trong nước của hai công ty là Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam. Được sự quan tâm và bảo hộ của chính phủ nhưng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay chưa thực sự phát triển, quy mô sản xuất của các nhà sản xuất ô tô Việt Nam nói chung và Toyota cũng như Honda nói riêng còn nhỏ. Nếu so sánh với quy mô sản xuất bình quân của Mỹ, Nhật Bản và ASEAN thì chỉ đạt mức bình quân dưới 1% so với họ. Do quy mô sản xuất còn nhỏ nên khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thì các nhà sản xuất ô tô nói trên không kịp đáp ứng. Những tháng cuối năm 2007, đơn đặt hàng mua xe thì nhiều, thậm chí khách hàng đã giao nộp đủ tiền song chưa nhận được xe vì tình trạng khan hiếm hàng vào cuối năm. Điều này đã làm giảm sút hiệu quả hoạt động thương mại
sản phẩm ô tô của công ty. Bên cạnh đó, các công ty sản xuất ô tô trong nước chủ yếu phải nhập các loại linh kiện ô tô từ nước ngoài nên chi phí ô tô trong nước cao hơn so với các nước khác. So sánh bốn nước gồm Việt Nam, Malaysia, Philipin và Thái Lan thì Việt Nam là nước có chi phí cao nhất thể hiện ở biểu đồ 3.3. Do chi phí sản xuất một chiếc xe ô tô tại Việt Nam khá cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển thương mại, làm giảm khả năng mua của khách hàng, dẫn tới lượng tiêu thụ ô tô giảm sút.
Biểu đồ 3.1: So sánh chi phí ô tô năm 2008 ở Việt Nam với một số nước Đông Nam Á Đơn vị: %
Nguồn: tạp chí ô tô- xe máy (2008)
3.2.2.3 Các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp ô tô ở Việt Nam
Công nghệ sản xuất ô tô phân theo các quy trình cơ bản: công nghệ nguyên vật liệu, công nghệ chế tạo linh kiện, công nghệ lắp ráp cụm, công nghệ lắp ráp tổng thành; trong đó 3 quy trình đầu tiên được xếp vào ngành công nghiệp phụ trợ ô tô.
Sơ đồ 3.1: Quan hệ giữa công nghệ phụ trợ và công nghệ sản xuất lắp ráp ô tô
31 Công nghiệp phụ trợ
Công nghệ vật liệu Công nghệ chế tạo Lắp cụm tổng thành
Công nghệ lắpráp
- Thép và gang