Xây dựng công cụ đo lƣờng

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội. ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục (Trang 32)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2. Xây dựng công cụ đo lƣờng

Luận văn sử dụng kết hợp hai phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Công cụ đo lƣờng đƣợc sử dụng là thang đo định danh và thang Likert.

Thang định danh là thang đo mà các con số đƣợc dùng để phân loại đối tƣợng hoặc sử dụng nhƣ một ký hiệu để phân biệt và nhận dạng đối tƣợng. Thang đo định danh chỉ biểu hiện về mặt ý nghĩa định danh mà không biểu hiện về định lƣợng của đối tƣợng đó. Một thang định danh đƣợc sử dụng với mục đích chỉ danh, nó tồn tại quan hệ tƣơng ứng giữa con số và đối tƣợng: một đối tƣợng chỉ tƣơng ứng một con số và mỗi con số chỉ gắn với mỗi đối tƣợng. Trong luận văn, thang đo định danh dùng để biểu thị giới tính, khóa học, thời gian công tác, đơn vị công tác, chức vụ...

Thang Likert dùng trong phiếu hỏi khảo sát mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển trên các mặt: Kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp đang công tác tại các Viện, trung tâm, các công ty thủy lợi, công ty tƣ vấn thiết kế, Khoa Kỹ thuật biển và tổng cục biển Việt Nam trên địa bàn Hà Nội. Thang Likert đƣợc chia thành 5 mức độ đáp ứng: Rất kém,

Kém, Đáp ứng được, Tốt, Rất tốt.

Phiếu hỏi khảo sát mức độ đáp ứng của sinh viên khoa Kỹ thuật biển về mặt kiến thức chuyên môn: Tiêu chuẩn kiến thức tính toán, thiết kế công trình trên biển gồm 05 tiêu chí ( TC1.1 – TC 1.5); Tiêu chuẩn Kiến thức quản lý biển gồm 04 tiêu chí ( TC1.6 – TC1.9). Về mặt Kỹ năng chuyên môn: Tiêu chuẩn Kỹ năng thiết kế công trình trên biển gồm 11 tiêu chí ( TC2.1 – TC2.12); Tiêu chuẩn Kỹ năng quản lý biển gồm 04 tiêu chí ( TC2.13 – TC2.16 ). Về mặt thái độ nghề nghiệp: Tiêu chuẩn Đạo đức nghề nghiệp và quan hệ đồng nghiệp gồm 05 tiêu chí ( TC 3.1 – TC 3.5); Tiêu chuẩn Thái độ trong công việc gồm 07 tiêu chí ( TC 3.6 – TC3.12).

Tiếp theo để khẳng định sâu sắc hơn mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp cũng nhƣ giải pháp các chƣơng trình đào tạo của khoa Kỹ thuật

biển, tác giả tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn sâu dành cho cán bộ quản lý và sinh viên tốt nghiệp.

Các câu hỏi phỏng vấn dành cho cán bộ quản lý và sinh viên tập trung vào việc đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp, đáp ứng tốt ở điểm nào, chƣa đáp ứng tốt ở điểm nào, ƣu nhƣợc điểm lớn nhất của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển, các kỹ năng còn thiếu, các giải pháp để nâng cao mức độ đáp ứng công việc…

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội. ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)