Địa hình

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 37)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.2.1. Địa hình

Địa hình Tuyên Quang tƣơng đối đa dạng và phức tạp với hơn 73% diện tích là đồi núi. Phần lớn địa hình có hƣớng nghiêng từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Đông Nam. Địa hình Tuyên Quang có thể chia thành 3 tiểu vùng nhƣ sau:

* Vùng đồi núi phía Bắc: gồm huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang và phía Bắc huyện Yên Sơn. Độ cao phổ biến là 200 - 600m và thấp dần từ Bắc xuống Nam, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn.

* Vùng đồi núi trung tâm: gồm Thị xã Tuyên Quang, phía nam huyện Yên Sơn và phía Bắc Sơn Dƣơng. Độ cao trung bình 500m, giảm dần từ Bắc xuống Nam. Nằm xen kẽ giữa các khu vực đồi núi là các thung lũng, các bãi bồi với đất đai màu mỡ, địa hình khá bằng phẳng.

* Vùng đồi núi phía Nam: gồm phần lớn huyện Sơn Dƣơng có địa hình là vùng đồi bát úp kiểu trung du, những cánh đồng rộng, bằng phẳng, đôi chỗ có dạng lòng chảo. Là vùng giàu tiềm năng, nhất là khoáng sản (thiếc, kẽm, ăngtimoan, von fram....)

2.2.2.2. Khí hậu

Tuyên Quang nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh, khô hạn và mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 22-240C, tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1276 giờ, tổng bức xạ lên tới 100 - 120 kcal/cm2/năm, tổng lƣợng nhiệt khoảng 8000 - 8500 giờ, thời kỳ nóng nhất là vào tháng VI, VII (có ngày lên tới 39-400C); thời kỳ lạnh nhất thƣờng là các tháng XII, I, nhiệt độ thấp nhất xuống dƣới 50

C. Lƣợng mƣa trung bình năm của tỉnh ở mức 1500 -1800mm, năm cao nhất có lƣợng mƣa lớn hơn mức trung bình khoảng 400 - 420mm. Lƣợng mƣa tập trung chủ yếu trong mùa hạ, mƣa ít nhất vào tháng XII, tháng I.

Chế độ gió ở Tuyên Quang thay đổi theo mùa. Về mùa hạ (kéo dài từ tháng V đến tháng X), hƣớng gió thịnh hành là đông nam và nam, mang theo khối không khí nóng ẩm mƣa nhiều. Về mùa đông (từ tháng XI đến tháng IV năm sau), gió mùa Đông Bắc mang theo khối không khí lạnh tràn về, hƣớng gió chủ yếu là Bắc và Đông Bắc.

Nhìn chung khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên các tai biến thiên nhiên nhƣ sƣơng muối, mƣa đá, lốc, bão... đã có ảnh hƣởng nhiều đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là đối với nông, lâm nghiệp.

2.2.2.3 Thuỷ văn

a. Nước trên mặt: Nguồn nƣớc trên mặt của Tuyên Quang khá phong

phú và có mật độ sông suối dày đặc (vào khoảng 0,9km/km2), đƣợc phân bố hầu khắp trong tỉnh. Các sông lớn chảy qua địa phận tỉnh có một số phụ lƣu. Do chảy trên địa hình đồi núi nên lòng sông dốc, nƣớc chảy xiết và có khả năng tập trung nƣớc nhanh vào mùa lũ, hƣớng dòng chảy là Bắc - Nam (sông Gâm) hoặc Tây Bắc - Đông Nam (sông Lô).

Thuỷ chế chia làm 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa của khí hậu. Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lƣợng nƣớc trong năm và thƣờng gây ngập lụt ở một số vùng. Ba sông lớn chảy qua Tuyên Quang là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Ngoài 3 sông chính, Tuyên Quang còn có các sông nhỏ (sông Năng - Na Hang) và hàng trăm ngòi lạch cùng nhiều suối nhỏ len lỏi giữa vùng đồi núi trùng điệp thuận lợi cho việc trồng trọt. Tuy nhiên, sông ngòi dốc, lắm thác ghềnh cùng với chế độ khí hậu 2 mùa dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng trong mùa mƣa. Tuyên Quang không có hồ lớn, chỉ có hồ nhân tạo có tiềm năng du lịch (hồ thuỷ điện Na Hang có diện tích 8000ha).

b. Nước dưới đất (nước ngầm):

Tuyên Quang còn là tỉnh có nguồn nƣớc dƣới đất khá phong phú. Nguồn nƣớc khoáng Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn) khá nổi tiếng và đang đƣợc khai thác sử dụng vào mục đích dƣỡng bệnh. Nhiệt độ nƣớc khoáng ở đây khoảng 60 - 700, chất lƣợng tốt có chứa nhiều SO2, với công dụng chủ yếu là điều hoà chức năng tiêu hoá, chữa các bệnh khớp, xƣơng, viêm đại tràng, phụ khoa…

2.2.2.4 Thổ nhưỡng

Tuyên Quang có 2 loại đất chính: Đất feralit chiếm 89% diện tích, còn lại là đất phù sa sông, suối và đất lầy thụt ở các thung lũng.

Ở vùng núi cao gồm huyện Na Hang và phía bắc các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá: đất đƣợc hình thành trên đá biến chất và trầm tích, tiêu biểu là nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt trên núi hình thành ở độ cao 700 - 1.800m. Nhóm đất này cần đƣợc bảo vệ thông qua việc giữ gìn vốn rừng và chấm dứt tình trạng phá rừng làm rẫy.

Ở vùng núi thấp bao gồm phía nam các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá, phía bắc các huyện Hàm Yên, Yên Sơn và một phần thị xã Tuyên Quang. Đất đƣợc hình thành chủ yếu trên đá mẹ là đá biến chất, tiêu biểu là nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thấp. Đây là nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh.

Ở các vùng còn lại có đất thung lũng do sản phẩm tích tụ các phù sa sông suối chủ yếu ở phía nam các huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng và rải rác ở một số nơi khác. Nhóm đất này có khả năng trồng cây lƣơng thực cho năng suất cao.

Hiện nay, diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp mới chiếm 11,8% tổng diện tích đất tự nhiên của cả tỉnh; đất lâm nghiệp 76%; đất chuyên dùng 2,3% và đất thổ cƣ 0,9% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất chƣa sử dụng chiếm 4,6% tổng diện tích.

2.2.2.5. Tài nguyên sinh vật

a. Rừng và tài nguyên rừng: Rừng sinh trƣởng và phát triển nhanh, thành

phần loài phong phú. Diện tích đạt 386.382 ha (năm 2008), trong đó rừng tự nhiên là 284.600 ha, rừng trồng 101.700 ha. Độ che phủ của rừng năm 2005 đạt mức 63,08%, là một trong những tỉnh có độ che phủ cao nhất cả nƣớc.

Đặc biệt, rừng của Tuyên Quang có một hệ thực vật khá phong phú với 760 loài của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao, ngoài ra còn có 207 loài cây gỗ cao từ 10 m trở lên thuộc 60 họ, các loài dây leo thuộc 17 họ và trên 20 loài thực vật bậc cao, thủy sinh thuộc các họ hòa thảo, cói, rong tóc tiên, rong mái chèo…Theo danh mục trong sách đỏ Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang có 18 loài thực vật quí hiếm, điển hình nhƣ: Trầm Hƣơng, Nghiến, Lát Hoa, Tuế đá vôi, Hoàng Đàn, Pơ Mu.

b. Động vật: Động vật ở Tuyên Quang khá phong phú và đa dạng. Tính riêng các loài thú rừng đã có tới 47,8% số loài thú có ở miền Bắc nƣớc ta. Có 46 loài động vật quí hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam và 5 loài đƣợc ghi vào sách đỏ thế giới. Ở vùng bảo tồn Tát Kẻ - Bản Bung (huyện Na Hang) có trên 40 loài thú, điển hình là voọc mũi hếch, voọc má trắng, culy, gấu... Có 70 loài chim đặc biệt là trĩ, gà lôi trắng, phƣợng hoàng; nhóm bò sát và lƣỡng cƣ có trên 20 loài nhƣ rùa, baba trơn, nhông xám, nhông xanh... Khu bảo tồn này có giá trị không chỉ đối với nghiên cứu về môi trƣờng sinh thái mà còn là nơi bảo tồn nguồn gen đa dạng của khu hệ động thực vật vùng núi cao của nƣớc ta. 2.2.2.6. Khoáng sản

Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản nhƣng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khai thác. Tuy vậy, trong số này nổi lên một số loài có giá trị kinh tế đã và đang đƣợc khai thác phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Thiếc: đã phát hiện 12 điểm có quặng, tập trung chủ yếu ở huyện Sơn Dƣơng. Tổng trữ lƣợng cả quặng gốc và quặng sa khoáng đạt xấp xỉ 28,239 tấn SnO2.

- Mangan: có 8 điểm mỏ tập trung chủ yếu ở huyện Chiêm Hóa (7 điểm) và huyện Na Hang (1điểm). Đã có hai điểm đƣợc thăm dò là Nà Pết và Phiêng Năng (huyện Chiêm Hóa) với trữ lƣợng dự báo khoảng trên 2,41 triệu tấn).

- Chì - Kẽm: có 24 điểm quặng, tập trung ở thị xã Tuyên Quang, huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng, Chiêm Hóa và Na Hang. Tổng trữ lƣợng dự báo khoảng 1.590.000 tấn chì - kẽm kim loại. Quặng oxit kẽm (ZnO) phục vụ nhu cầu hóa chất, công nghiệp nhẹ, y tế và luyện kẽm kim loại.

- Ăngtimoan: đã phát hiện đƣợc 15 điểm trong đó ở Chiêm Hóa có 10 điểm, huyện Na Hang có 4 điểm, ở Yên Sơn có 1 điểm. Có 4 điểm là Khuôn Phục, Hòa Phú, Làng Vài, Cốc Táy (huyện Chiêm Hóa) đã đƣợc thăm dò với trữ lƣợng dự báo khoảng 1,2 triệu tấn. Hiện nay mới khai thác đƣợc 7 vạn tấn.

- Barit: đã phát hiện 24 điểm quặng thuộc các huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn và Chiêm Hóa. Các điểm thăm dò gồm: Ao Sen, Hang Lƣơng, Thiện Kế, Ngòi Thia, Đùng Bùng (huyện Sơn Dƣơng); Làng Chanh, xóm Hoắc, xóm Húc (huyện Yên Sơn); Hạ Vi (huyện Chiêm Hóa) có trữ lƣợng trên 2 triệu tấn và hầu hết các mỏ đều là mỏ lộ thiên, điều kiện khai thác khá thuận lợi.

- Đá vôi xây dựng: Theo tài liệu địa chất đánh giá tại 9 điểm mỏ đá vôi (Yên Lĩnh - Tràng Đà; Đa Năng; Cam Bon - Đầu Đẳng; Bắc Làng Mai…) có tổng trữ lƣợng 783 triệu m3, chất lƣợng tốt, trữ lƣợng tập trung, cho khả năng sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng qui mô lớn và tại chỗ.

Ngoài ra còn có Wonfram, cao lanh, sét chịu lửa, sét làm xi măng, gạch ngói, cát sỏi, nƣớc khoáng, vàng....:

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 37)