Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 102)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.2. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm

3.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Lập kế hoạch thực nghiệm, xác định phạm vi, thời gian và đối tƣợng TN. - Tiến hành gặp gỡ, trao đổi với GV dạy TN về nội dung, phƣơng pháp TN. - Chuẩn bị giáo án, phƣơng tiện dạy học các phiếu kiểm tra kết quả học tập của HS cho giáo viên dạy thực nghiệm.

- Điều tra, thu thập ý kiến và phiếu khảo sát của GV và HS sau mỗi tiết dạy thực nghiệm.

- So sánh, phân tích tổng hợp các ý kiến, các kết quả thu đƣợc từ bài thực nghiệm để từ đó có những kết luận đúng đắn, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp hơn với thực tế dạy học.

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

- Chọn bài thực nghiệm: bài học ĐLĐP đƣợc phân phối ở 3 lớp trong chƣơng trình Địa lí phổ thông đó là lớp 8,9,12 với thời lƣợng khác nhau. Vì vậy, tác giả chọn ở mỗi lớp một bài thực nghiệm:

+ Lớp 8: Bài 44 - Thực hành tìm hiểu địa phƣơng.

+ Lớp 9: Bài 41 - Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang. + Lớp 12: Bài 44 - Tìm hiểu địa lí tỉnh Tuyên Quang (tiết 2).

- Chọn trƣờng thực nghiệm: chọn các trƣờng có đặc điểm khác nhau, trong đó có trƣờng thị xã, trƣờng huyện, trƣờng ở thị trấn, trƣờng ở những xã vùng sâu vùng xa để đảm bảo tính phổ biến, khách quan. (xem bảng 3.1)

- Chọn lớp thực nghiệm: Trong một trƣờng THCS lựa chọn 2 lớp khối 8, 2 lớp khối 9, trƣờng THPT chọn 2 lớp khối 12, yêu cầu 2 lớp cùng khối có lực học tƣơng đƣơng nhau, một lớp làm thực nghiệm dạy và học theo giáo án thực nghiệm mà tác giả thiết kế, một lớp đối chứng dạy và học theo giáo án bình thƣờng của giáo viên. (xem bảng 3.2)

- Chọn GV thực nghiệm; chọn mỗi khối lớp thực nghiệm một GV dạy thực nghiệm, một giáo viên dạy giáo án bình thƣờng nhƣng có sự tƣơng đƣơng nhau về trình độ, số năm và đơn vị công tác (đối với trƣờng có 1 giáo viên thì chọn một lớp giảng dạy theo giáo án thực nghiệm, một lớp dạy theo giáo án bình thƣờng). Sau tiết học, học sinh cả 2 lớp đều đƣợc làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút để có cơ sở đánh giá kết quả học tập (xem bảng 3.1)

Bảng 3.1: Danh sách các truờng và giáo viên tham gia thực nghiệm SP

STT Giáo viên thực

nghiệm Tên trƣờng Trình độ

Số năm công tác

1 Hoàng Thuý Vân THCS Kim Phú Cao đẳng 8

2 Trần Thị Hiền THCS Hồng Thái Cao đẳng 8

3 Đoàn Thị Thuỳ Dung THPT Tân Trào Đại học 6

Bảng 3.2: Danh sách các lớp và số lượng học sinh tham gia thực nghiệm STT Tên lớp Tên trƣờng Số lƣợng HS 1 - Thực nghiệm: 8A - Đối chứng: 8C THCS Kim Phú 33 31 2 - Thực nghiệm: 9A - Đối chứng: 9D 34 35 3 - Thực nghiệm: 8A - Đối chứng: 8C THCS Hồng Thái 42 37 4 - Thực nghiệm: 9C - Đối chứng: 9B 32 36 5 - Thực nghiệm: 12C7

- Đối chứng: 12C1 THPT Tân Trào

45 45 6 - Thực nghiệm: 12C1

- Đối chứng: 12C6 THPT Chiêm Hoá

42 40

3.2.3. Giáo án thực nghiệm

Giáo án 1: Tiết 50 - Bài 44. Thực hành: Tìm hiểu địa phƣơng (lớp 8). Giáo án 2: Tiết 47 - Bài 41: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang (lớp 9).

Giáo án 3: Tiết 50 - Bài 45: TÌM HIỂU ĐỊA LÍ TỈNH TUYÊN QUANG -

Xây dựng bản tổng hợp về địa lí tỉnh Tuyên Quang(Ban cơ bản)

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.1. Kết quả các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bài 44 - Thực hành: Tìm hiểu địa phương (lớp 8) - Thực hành: Tìm hiểu địa phương (lớp 8)

Do điều kiện cụ thể của từng trƣờng THCS mà việc lựa chọn địa điểm thực địa của mỗi trƣờng phần lớn là khác nhau. Tác giả tiến hành xây dựng 2 bản TKBG dành cho 2 trƣờng THCS trong tỉnh:

1. Trƣờng THCS Kim Phú - xã Kim Phú - Huyện Yên Sơn - Tuyên Quang với địa điểm đình làng Giếng Tanh thuộc xã Kim Phú, cách trƣờng hơn 500m.

2. Trƣờng THCS Hồng Thái - P. Minh Xuân - T.x Tuyên Quang - Tuyên Quang, với địa điểm thành nhà Mạc thuộc phƣờng Tân Quang - Tx. Tuyên Quang cách trƣờng khoảng 500m.

Với lớp thực nghiệm, GV cộng tác thực hiện bài dạy theo giáo án do tác giả xây dựng, lựa chọn phƣơng án 1 là đƣa học sinh đi thực địa, phù hợp với tính chất và đảm bảo đƣợc mục tiêu, nội dung yêu cầu của bài học. Địa điểm thực địa cách xa trƣờng khoảng 500m, việc đi lại và quản lí học sinh đƣợc giáo viên chú ý đặc biệt. GV đã có công tác chuẩn bị rõ ràng và phổ biến, quán triệt các nội quy đi đƣờng và làm việc, thời gian bắt đầu và kết thúc, hƣớng dẫn học sinh sƣu tầm tài liệu liên quan đến địa điểm rất rõ ràng nên buổi thực địa đảm bảo an toàn và chất lƣợng học tập tốt. HS đƣợc thực tế tham quan, tìm hiểu về những địa điểm gần gũi quen thuộc ngay tại nơi mình sinh sống, có nhiều em chƣa biết, có những em biết không nhiều về địa điểm thực địa nên hầu hết các em rất có hứng thú khi nghe báo cáo viên giới thiệu về địa điểm. Bời vì, các em đƣợc bổ xung những kiến thức mới mẻ, nâng cao sự hiểu biết về ĐLĐP nói chung và địa điểm thực địa nói riêng. Học sinh nào cũng phấn khởi và tự hào về quê hƣơng. Chính vì vậy, khi tiến hành kiểm tra 15 phút cuối bài học các em lớp thực nghiệm làm bài khá tốt, cụ thể:

- Đối với trƣờng THCS Kim Phú - Xã Kim phú - Yên Sơn - Tuyên Quang, GV kiểm tra 3 câu hỏi nhƣ sau:

Câu 1 (3 điểm): Qua thực tế tìm hiểu, em hãy mô tả vị trí và đặc điểm của đình Giêng Tanh? (Đình đƣợc dựng trên một bãi đất bằng phẳng thuộc cánh đồng Kim Phú. Mặt trƣớc quay hƣớng bắc, có suối nƣớc chảy. Phía sau đình tựa vào núi Nghiêm, bên tả là núi Là, bên hữu là làng xóm của ngƣời

Cao Lan. Đình có 3 gian, khung bằng gỗ, lợp ngói. Gian chính giữa đặt một hƣơng án sơn son thiếp vàng, có nhiều hoa văn đƣợc chạm khắc tỉ mỉ, nổi bật là phần trên hƣơng án chạm một đôi rồng chầu nhật nguyệt, xung quanh đôi rồng là các dải mây uốn lƣợn nhẹ nhàng. Gian hậu cung có một bệ thờ xây bằng gạch cao khoảng 2 mét, xung quanh bệ thờ có hoành phi, câu đối chạm trổ bằng gỗ mít. Nơi cao nhất đặt bài vị của hai vị thần Thành Hoàng) Có 75% HS mô tả đầy đủ, còn 25% trả lời sơ sài.

Câu 2 (3 điểm): Thôn Giếng Tanh - Kim Phú - Yên Sơn - Tuyên Quang là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc nào? Lễ hội Đình làng Giếng Tanh có ý nghĩa như thế nào đối với người dân tộc ở nơi đây ? (là địa bàn cƣ trú của ngƣời dân tộc Cao lan. Lễ hội đình làng Giếng Tanh là dịp để cộng đồng ngƣời Cao Lan gặp gỡ nhau, cùng nhau ôn lại lịch sử của dân tộc, cầu chúc cho cuộc sống đƣợc thuận lợi, mùa màng tốt tƣơi và đặc biệt là tạ ơn những ngƣời đã có công bảo trợ dân làng làm ăn yên ổn) Có 90% HS trả lời đầy đủ, 10% trả lời thiếu.

Câu 3 (3 điểm): Em có những suy nghĩ gì khi đang được sinh sống và học tập trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc? (Suy nghĩ cá nhân) hầu hết các em đều có những ý kiến riêng thể hiện lòng tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc...

- Đối với trƣờng THCS Hồng Thái - Thị xã Tuyên Quang - Tuyên Quang, GV kiểm tra 3 câu hỏi nhƣ sau:

Câu 1 (3 điểm):Qua thực tế tìm hiểu, em hãy mô tả vị trí và đặc điểm của thành nhà Mạc thị xã Tuyên Quang? (Thành nhà Mạc nằm trên địa phận tổ 8, phƣờng Tân Quang, thị xã Tuyên Quang. Thành xây theo kiểu hình vuông, ở giữa mỗi mặt thành có một cửa bán nguyệt. Trên cửa xây tháp, mái lợp bằng ngói vảy. Phía trong tƣờng có một con đƣờng nhỏ để tiếp đạn đƣợc lên thành. Ngoài cùng, bao bọc tƣờng thành là một lớp hào ngập nƣớc sâu. Thành án

ngữ bên bờ sông Lô, nằm trên trục giao thông thuỷ bộ thuận lợi. Địa hình và cấu trúc nhƣ vậy khiến cho thành trở nên có một vị trí quân sự trọng yếu.) Câu này số HS trả lời đúng và khá đủ chiếm 55%, còn 45% trả lời thiếu.

Câu 2 (4 điểm): Em hãy nêu tóm tắt những sự liện lịch sử đã diễn ra tại thành nhà Mạc thị xã Tuyên Quang? Di tích thành nhà Mạc tại Tuyên Quang được xếp hạng Di tích quốc gia vào thời gian nào? (Bao vây làm quân Pháp khốn đốn, năm 1884; Kết hợp đấu tranh vũ trang và chính trị buộc quân Nhật đầu hàng, ngày 21 - 8 - 1945; Hai lần chứng kiến quân Pháp thất bại, năm 1947 và 1949; Nơi Bác Hồ nói chuyện với đồng bào và chiến sĩ các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, Ngày 20 tháng 3 năm 1961; Di tích Thành Tuyên Quang đƣợc xếp hạng Di tích quốc gia theo Quyết định số 1548, ngày 30/8/1991 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thông tin) Có 45% HS trả lời đủ các sự kiện, 55% trả lời thiếu hoặc sai sự kiện.

Câu 3 (3 điểm): Em có những suy nghĩ gì khi đang được sinh sống và học tập trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống lịch sử và bản sắc văn hoá dân tộc như tỉnh ta? (suy nghĩ cá nhân) 100% các em đều có những ý kiến riêng thể hiện đƣợc lòng tự hào và tình yêu quê hƣơng Tuyên Quang.

Nhìn chung, HS các lớp TN do tích cực tìm hiểu các thông tin về địa điểm trƣớc buổi thực địa theo yêu cầu của GV và đƣợc thực tế lắng nghe, quan sát nên đa phần các em nắm đƣợc kiến thức về địa điểm tìm hiểu. Kết quả của bài kiểm tra cao hơn lớp ĐC. [xem bảng 3.3 và hình 3.1]

Với lớp đối chứng, GV dạy theo giáo án tự soạn với hình thức dạy học trên lớp. Bài giảng của GV cũng đã giới thiệu cho HS những nét đặc trƣng về địa điểm nghiên cứu, song chƣa phù hợp với tính chất của bài học là hƣớng dẫn HS thực tế tìm hiểu về một địa điểm ở địa phƣơng. Do đó, GV vẫn thiên về thuyết trình, HS chỉ lắng nghe mà không đƣợc trực tiếp quan sát những sự vật hiện tƣợng đƣợc GV nhắc đến. Trong giờ học, chỉ có một số ít HS tích

cực lắng nghe và chịu khó ghi chép những đặc điểm nổi bật về địa điểm còn lại phần đa là các em chƣa tập trung chú ý, còn làm việc riêng, chƣa có công tác chuẩn bị trƣớc tƣ liệu cho bài thực hành nên càng ít có hứng thú học tập. Nhìn chung bài dạy của GV chƣa tạo đƣợc hứng thú và chƣa làm cho HS thấy đƣợc tầm quan trọng của kiến thức ĐLĐP đƣợc thể hiện qua các địa điểm, sự vật, sự việc tƣởng trừng rất đơn giản mà lại gần gũi với các em. Do đó khi tiến hành kiểm tra 15 phút cuối giờ với đề bài giống lớp TN, kết quả có sự khác biệt rõ rệt:

- Đối với trƣờng THCS Kim Phú - Xã Kim phú - Yên Sơn - Tuyên Quang.

Câu 1(3 điểm): Có 55% HS mô tả đầy đủ. Còn 45% trả lời còn sơ sài.

Câu 2 (3 điểm): Có 80% HS trả lời đầy đủ, 20% trả lời thiếu.

Câu 3(3 điểm):Có 97% các em có những ý kiến riêng thể hiện lòng tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc và nỗ lực phấn đấu học tập tốt, còn 3% không có câu trả lời.

- Đối với trƣờng THCS Hồng Thái - Thị xã Tuyên Quang - Tuyên Quang, GV kiểm tra 3 câu hỏi giống nhƣ lớp TN:

Câu 1(3đ): Số HS trả lời đúng và khá đủ chiếm 45%, còn 55% trả lời thiếu.

Câu 2 (4 điểm): Có 35% HS trả lời đầy đủ , 65% trả lời thiếu hoặc sai sự kiện.

Câu 3 (3 điểm) 100% các em đều có những ý kiến riêng thể hiện đƣợc lòng tự hào và tình yêu quê hƣơng Tuyên Quang.

Mặc dù địa điểm thực địa đều gần gũi với các em cả 2 lớp ĐC và TN, nhƣng HS lớp ĐC chƣa có sự tìm hiểu sâu sắc hơn, các em chỉ hiểu biết qua loa, trong lớp học thì chƣa thất sự chú ý nên trong bài kiểm tra có em còn viết bừa, có em để trống phần trả lời nên điểm kiểm tra không cao bằng lớp TN.

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (lớp 8) Trƣờng Lớp Số lƣợng HS TBKT Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu THCS Hồng Thái Thực nghiệm 42 7.9 15 18 8 1 35,7% 42,9% 19,0% 2,4% Đối chứng 39 7,1 9 13 12 5 23,1% 33,3% 30,8% 12,8% THCS Kim Phú Thực nghiệm 31 7,3 6 15 6 4 19,4% 48,4% 19,4% 12,9% Đối chứng 33 6,6 2 13 12 6 6,1% 39,4% 36,3% 18,2%

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC ( lớp 8)

31 28 9 5 17 29 15 11 0 5 10 15 20 25 30 35

Giỏi Khá TB Yếu Điểm

Số lượng học sinh

Thực nghiệm Đối chứng

3.3.2. Kết quả các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bài 41: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang ( lớp 9) 41: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang ( lớp 9) 41: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang ( lớp 9)

Với lớp thực nghiệm, GV sử dụng giáo án do tác giả xây dựng, không những đảm bảo đƣợc mục đích và yêu cầu của bài học mà còn phát huy tối đa

khả năng nhận thức của HS vào quá trình học tập, học sinh hứng thú xây dựng bài và tiếp thu bài tốt. GV sử dụng và đổi mới PPDH theo hƣớng phát huy tính tích tích cực, chủ động của HS trong học tập. Bài giảng vừa cung cấp đủ những kiến thức trọng tâm cơ bản về địa lí Tuyên Quang lại vừa gắn những kiến thức đó với thực tế để làm rõ nội dung bài học, các số liệu trong bài đều là những số liệu mới cập nhật. Giáo án thiết kế theo tiến trình tổ chức các hoạt động với sự kết hợp các PPDH khác nhau. Ví dụ: mục I: GV sử dụng phƣơng pháp khai thác kiến thức từ bản đồ kết hợp với đàm thoại để xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính. Việc sử dụng những PPDH này là phù hợp với nội dung kiến thức của mục và giúp học sinh ghi nhớ lâu khi các em biết khai thác kiến thức từ bản đồ. Mục II, nội dung khá dài do đó GV sử dụng PP thảo luận chia nhóm để tìm hiểu từng yếu tố của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, việc thảo luận đòi hỏi ở GV khả năng tổ chức rất cao vì rất dễ mất thời gian, GV lớp thực nghiệm đảm bảo tốt vấn đề này. Chính vì vậy, bài giảng của GV có tính thuyết phục cao, học sinh hiểu bài nên chất lƣợng của bài kiểm tra 15 phút sau tiết học của lớp TN cao hơn lớp đối chứng. Thể hiện rõ ràng ở kết quả dƣới đây:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 8 điểm)

Câu 1: Tuyên Quang tiếp giáp các tỉnh nào? (B. Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc) câu này có 75% học sinh trả lời đúng, 25% trả lời sai.

Câu 2: Địa hình đồi núi ở Tuyên Quang chiếm bao nhiêu phần diện tích toàn tỉnh? (A. 73% diện tích) có 65% học sinh trả lời đúng, 35% trả lời sai.

Câu 3: Tỉnh Tuyên Quang chịu ảnh hưởng của những loại gió nào? (D. Gió mùa Đông Bắc, Gió mùa Đông Nam) có 70% HS trả lời đúng, 30% trả lời sai.

Câu 4: Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang nằm trên sông nào sau đây?

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 102)