Cở sở để thiết kế bài giảng Địa lí tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 32)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Cở sở để thiết kế bài giảng Địa lí tỉnh Tuyên Quang

Để thiết kế một bài giảng trong dạy học ngƣời giáo viên phải dựa vào những cơ sở lý luận nhất định. Đối với môn học Địa lí nói chung và ĐLĐP nói riêng, việc thiết kế bài giảng thƣờng phải dựa vào một số vấn đề sau:

2.1.1. Dựa vào chương trình và SGK Địa lí

Phần ĐLĐP đƣợc thực hiện trong chƣơng trình THCS ở lớp 8 và lớp 9. Trong CT&SGK Địa lí lớp 8 đƣợc thực hiện trong bài 44: Thực hành tìm hiểu địa phƣơng (1 tiết), trong chƣơng trình và SGK lớp 9 (4 tiết) có hƣớng dẫn học sinh cách tìm hiểu về địa phƣơng nơi mình sinh sống, giới hạn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh. Đối với Địa lí lớp 12 (2 tiết ban cơ bản, 3 tiết ban nâng cao) phần ĐLĐP hƣớng dẫn HS tìm hiểu quê hƣơng thông qua hình thức thu thập tài liệu, thảo luận về ĐLĐP giới hạn trong phạm vi tỉnh, huyện, xã, phƣờng… Trong quá trình dạy học giáo viên phải làm nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những nét khái quát nhất về tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phƣơng. Ngoài ra, GV cần cung cấp cho HS tài liệu tham khảo, hoặc hƣớng dẫn HS thu thập tài liệu từ các nguồn thông tin khác nhau.

2.1.2. Dựa vào mục đích yêu cầu của bài học

Chƣơng trình ĐLĐP trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay phải đảm bảo đƣợc tính liên thông giữa các cấp học, tránh trồng chéo nội dung. Chính vì vậy, để việc TKBG đƣợc hiệu quả ngƣời GV cần xác định rõ mục đích yêu cầu của từng bài học đối với từng khối lớp.

Đối với lớp 8, HS cần nắm đƣợc những đặc điểm chính của địa điểm cần tìm hiểu và ý nghĩa của địa điểm đó đối với địa phƣơng. Các em biết cách thức tìm hiểu, nghiên cứu một địa điểm cụ thể cả về mặt lịch sử, địa lí nên

vấn đề đƣợc phân tích toàn diện hơn, có khả năng điều tra, thu thập thông tin, vẽ sơ đồ, viết và trình bày báo cáo. Từ đó, có ý thức giữ gìn và bảo vệ những di tích văn hoá lịch sử của địa phƣơng.

Mục tiêu của bài học ĐLĐP ở lớp 9 đƣợc xác định khác nhau theo từng vấn đề nghiên cứu: Vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên; Dân cƣ, lao động và đặc điểm phát triển kinh tế; Sự phát triển các ngành kinh tế. Khi tiến hành bài giảng GV cần làm rõ mục đích, ý nghĩa của các nội dung này trong bài học, yêu cầu HS nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tƣ duy học tập tích cực, hình thành thái độ tích cực cho các em. Nhƣ vậy, vai trò của GV trong việc hƣớng dẫn HS nắm kiến thức ĐLĐP là hết sức quan trọng.

Đối với lớp 12, mục tiêu đƣợc đặt ra cao hơn đó là: nắm vững đƣợc một số đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, một số ngành kinh tế tỉnh Tuyên Quang. Ngoài các kĩ năng địa lí cơ bản nhƣ phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. Học sinh cần biết cách thu thập, xử lí các thông tin, viết và trình bày báo cáo về một vấn đề của địa lí tỉnh Tuyên Quang và bƣớc đầu biết tổ chức hội thảo khoa học. Nhƣ vậy, đối với lớp này việc hƣớng dẫn để học sinh độc lập tìm hiểu khai thác các phƣơng tiện để hình thành kiến thức ĐLĐP và việc trình bày những kiến thức đó là nhiệm vụ trọng tâm của bài học.

2.1.3. Dựa vào đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh

Trong quá trình dạy học, ngƣời GV phải sử dụng phƣơng pháp dạy một cách linh hoạt phù hợp với đặc điểm đối tƣợng học sinh THCS và THPT, bởi mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức khác nhau. Vì vậy trong việc TKBG và lựa chọn các phƣơng pháp dạy học ĐLĐP ngƣời GV phải lựa chọn hợp lí, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh... có thể dạy bằng nhiều hình thức dạy học, ngoài hình thức dạy học trên lớp có thể hƣớng dẫn HS tham quan thực tế, giúp HS hiểu sâu sắc về sự phát triển kinh tế xã

hội của địa phƣơng mình. Nhƣ vậy, tuỳ vào đối tƣợng HS mà GV thiết kế các PPDH tích cực sao cho phù hợp.

2.1.4. Vốn kiến thức của học sinh khi học ĐLĐP

Trƣớc khi học ĐLĐP, học sinh lớp 8, 9, 12 đƣợc học các kiến thức về Địa lí đại cƣơng, Địa lí thế giới, Địa lí tổ quốc đặc biệt là các kiến thức thực tế là cơ sở để các em dễ dàng nắm bắt các kiến thức địa lí quê hƣơng mình. Trong thực tế việc nắm kiến thức ĐLĐP của học sinh còn nhiều hạn chế, kể cả đối với học sinh THPT, là những em đã đƣợc học về ĐLĐP ở cuối lớp 9. Chính vì vậy, việc TKBG địa lí địa phƣơng ở bất cứ lớp học và cấp học nào GV cũng cần dựa trên cơ sở vốn kiến thức của học sinh khi học ĐLĐP.

2.1.5. Trình độ chuyên môn, sư phạm của giáo viên

Thực tế hiện nay cho thấy rằng, năng lực của ngƣời GV còn hạn chế và có chênh lệch. Vì vậy, TKBG đạt hiệu quả cao không phải là điều dễ dàng mà bất kì GV nào cũng làm đƣợc. Có nhiều GV có năng lực để TKBG theo hƣớng tích cực nhƣng HS lại khó nhận thức. Vì vậy, đòi hỏi ở GV khả năng vận dụng các phƣơng pháp một cách khéo léo, linh hoạt trong dạy học.

Đối với ngƣời GV, để hoàn thành tốt một bài giảng thì đòi hỏi bản thân ngƣời GV phải có trình độ chuyên môn vững vàng về môn học nói chung và ĐLĐP nói riêng. Để giảng dạy ĐLĐP tốt GV cần nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo thực tế địa phƣơng mình. Trong quá trình lên lớp GV cần hƣớng dẫn để HS nhận thức chính xác, khoa học, dễ hiểu, có khả năng liên hệ thực tế tốt.

2.1.6. Điều kiện trường lớp, cơ sở vật chất kĩ thuật

Điều kiện về trƣờng lớp - cơ sở vật chất kĩ thuật là môi trƣờng sƣ phạm quan trọng và cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của GV và HS. So với trƣớc đây, hiện nay cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho dạy học Đia lí nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó thì phƣơng tiện

dạy học là một nhân tố quan trọng và là một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong khi tiến hành TKBG Địa lí địa phƣơng, nó giúp cho GV điều khiển hoạt động nhận thức của HS, còn đối với HS là phƣơng tiện lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng khi tiếp thu bài giảng, đáp ứng với yêu cầu của bài học ĐLĐP trong đó đặc biệt là khả năng độc lập sáng tạo trong học tập.

Hiện nay, với xu thế tiến bộ của KHKT, các phƣơng tiện kĩ thuật dạy học hiện đại ngày càng xâm nhập sâu vào nhà trƣờng. Chúng không những đã làm thay đổi các PPDH truyền thống mà còn làm thay đổi quan niệm về nhiều vấn đề trong dạy học nhƣ nội dung dạy học, tiến trình dạy học... trong đó tác động trực tiếp đến TKBG, cụ thể là vai trò của GV và HS sẽ có những điểm khác so với cách thiết kế trƣớc đây. Do đặc điểm các bài học ĐLĐP nhƣ đã trình bày ở các phần trên, thì việc ứng dụng phần mềm tin học trong dạy học sẽ nâng cao hiệu quả dạy học ĐLĐP.

2.2. Khái quát nội dung địa lí địa phƣơng tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, đa dân tộc cho nên đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội rất phong phú và phức tạp, tính phân hoá rất lớn. Vì vậy việc lựa chọn kiến thức địa lí để dạy học cho học sinh lớp 8, 9, 12 phải phù hợp với khả năng của HS từng lớp, hơn nữa vừa phải đảm bảo yêu cầu chung, vừa đảm bảo tính thiết thực cho HS từng vùng, từng huyện, thậm chí đến từng xã. Chính vì vậy việc lựa chọn kiến thức khái quát địa lí tỉnh Tuyên Quang là rất quan trọng.

2.2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Tuyên Quang tiếp giáp với các tỉnh sau: Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp Hà Giang; phía Đông và Đông Bắc giáp Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái, phía Nam giáp Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Tuyên Quang có toạ độ địa lí nhƣ sau:

Điểm cực Bắc: 22o

30’B, thuộc xã Thuý Loa, Huyện Na Hang; Điểm cực Nam: 21o

105o35’ Đ, thuộc xã Hồng Thái, Huyện Na Hang; Điểm cực Tây: 104o50’ Đ, thuộc xã Yên Thuận, Huyện Hàm Yên. Tuyên Quang có tổng diện tích tự nhiên là 5870 Km2

chiếm 1,77% diện tích đất tự nhiên của cả nƣớc (năm 2008).

Tuyên Quang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Bắc, nhờ có tuyến đƣờng quốc lộ số 2 chạy qua địa bàn tỉnh dài 90km đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho tỉnh có thể giao lƣu phát triển kinh tế với các tỉnh phía Bắc (đặc biệt là Hà Giang) và với các tỉnh phía Nam thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.

Theo trục Đông - Tây, Tuyên Quang cũng có điều kiện trao đổi kinh tế với một số tỉnh thuộc vùng núi Bắc Bộ, trƣớc hết là với Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn... Tuy nhiên, là một tỉnh miền núi lại nằm sâu trong nội địa, không có cảng biển, cửa khẩu, nền kinh tế còn chậm phát triển, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém nên việc giao lƣu, mở rộng phát triển kinh tế với các tỉnh khác đƣợc thực hiện chủ yếu bằng đƣờng bộ và một phần đƣờng sông, việc trao đổi hàng hóa, liên kết kinh tế còn gặp nhiều khó khăn hạn chế.

Bảng 2.1: Diện tích và các đơn vị hành chính tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị Diện tích (km2 ) Đơn vị hành chính Số xã Phƣờng Thị trấn Toàn tỉnh 5870.38 129 7 5 Tx. Tuyên Quang 119.17 6 7 - H. Na Hang 1466.78 16 - 1 H. Chiêm Hoá 1460.62 28 - 1 H. Hàm Yên 900.92 17 - 1 H. Yên Sơn 1134.26 30 - 1 H. Sơn Dƣơng 788.62 32 - 1

2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.2.2.1. Địa hình

Địa hình Tuyên Quang tƣơng đối đa dạng và phức tạp với hơn 73% diện tích là đồi núi. Phần lớn địa hình có hƣớng nghiêng từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Đông Nam. Địa hình Tuyên Quang có thể chia thành 3 tiểu vùng nhƣ sau:

* Vùng đồi núi phía Bắc: gồm huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang và phía Bắc huyện Yên Sơn. Độ cao phổ biến là 200 - 600m và thấp dần từ Bắc xuống Nam, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại khó khăn.

* Vùng đồi núi trung tâm: gồm Thị xã Tuyên Quang, phía nam huyện Yên Sơn và phía Bắc Sơn Dƣơng. Độ cao trung bình 500m, giảm dần từ Bắc xuống Nam. Nằm xen kẽ giữa các khu vực đồi núi là các thung lũng, các bãi bồi với đất đai màu mỡ, địa hình khá bằng phẳng.

* Vùng đồi núi phía Nam: gồm phần lớn huyện Sơn Dƣơng có địa hình là vùng đồi bát úp kiểu trung du, những cánh đồng rộng, bằng phẳng, đôi chỗ có dạng lòng chảo. Là vùng giàu tiềm năng, nhất là khoáng sản (thiếc, kẽm, ăngtimoan, von fram....)

2.2.2.2. Khí hậu

Tuyên Quang nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh, khô hạn và mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 22-240C, tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1276 giờ, tổng bức xạ lên tới 100 - 120 kcal/cm2/năm, tổng lƣợng nhiệt khoảng 8000 - 8500 giờ, thời kỳ nóng nhất là vào tháng VI, VII (có ngày lên tới 39-400C); thời kỳ lạnh nhất thƣờng là các tháng XII, I, nhiệt độ thấp nhất xuống dƣới 50

C. Lƣợng mƣa trung bình năm của tỉnh ở mức 1500 -1800mm, năm cao nhất có lƣợng mƣa lớn hơn mức trung bình khoảng 400 - 420mm. Lƣợng mƣa tập trung chủ yếu trong mùa hạ, mƣa ít nhất vào tháng XII, tháng I.

Chế độ gió ở Tuyên Quang thay đổi theo mùa. Về mùa hạ (kéo dài từ tháng V đến tháng X), hƣớng gió thịnh hành là đông nam và nam, mang theo khối không khí nóng ẩm mƣa nhiều. Về mùa đông (từ tháng XI đến tháng IV năm sau), gió mùa Đông Bắc mang theo khối không khí lạnh tràn về, hƣớng gió chủ yếu là Bắc và Đông Bắc.

Nhìn chung khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên các tai biến thiên nhiên nhƣ sƣơng muối, mƣa đá, lốc, bão... đã có ảnh hƣởng nhiều đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là đối với nông, lâm nghiệp.

2.2.2.3 Thuỷ văn

a. Nước trên mặt: Nguồn nƣớc trên mặt của Tuyên Quang khá phong

phú và có mật độ sông suối dày đặc (vào khoảng 0,9km/km2), đƣợc phân bố hầu khắp trong tỉnh. Các sông lớn chảy qua địa phận tỉnh có một số phụ lƣu. Do chảy trên địa hình đồi núi nên lòng sông dốc, nƣớc chảy xiết và có khả năng tập trung nƣớc nhanh vào mùa lũ, hƣớng dòng chảy là Bắc - Nam (sông Gâm) hoặc Tây Bắc - Đông Nam (sông Lô).

Thuỷ chế chia làm 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa của khí hậu. Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lƣợng nƣớc trong năm và thƣờng gây ngập lụt ở một số vùng. Ba sông lớn chảy qua Tuyên Quang là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Ngoài 3 sông chính, Tuyên Quang còn có các sông nhỏ (sông Năng - Na Hang) và hàng trăm ngòi lạch cùng nhiều suối nhỏ len lỏi giữa vùng đồi núi trùng điệp thuận lợi cho việc trồng trọt. Tuy nhiên, sông ngòi dốc, lắm thác ghềnh cùng với chế độ khí hậu 2 mùa dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng trong mùa mƣa. Tuyên Quang không có hồ lớn, chỉ có hồ nhân tạo có tiềm năng du lịch (hồ thuỷ điện Na Hang có diện tích 8000ha).

b. Nước dưới đất (nước ngầm):

Tuyên Quang còn là tỉnh có nguồn nƣớc dƣới đất khá phong phú. Nguồn nƣớc khoáng Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn) khá nổi tiếng và đang đƣợc khai thác sử dụng vào mục đích dƣỡng bệnh. Nhiệt độ nƣớc khoáng ở đây khoảng 60 - 700, chất lƣợng tốt có chứa nhiều SO2, với công dụng chủ yếu là điều hoà chức năng tiêu hoá, chữa các bệnh khớp, xƣơng, viêm đại tràng, phụ khoa…

2.2.2.4 Thổ nhưỡng

Tuyên Quang có 2 loại đất chính: Đất feralit chiếm 89% diện tích, còn lại là đất phù sa sông, suối và đất lầy thụt ở các thung lũng.

Ở vùng núi cao gồm huyện Na Hang và phía bắc các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá: đất đƣợc hình thành trên đá biến chất và trầm tích, tiêu biểu là nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt trên núi hình thành ở độ cao 700 - 1.800m. Nhóm đất này cần đƣợc bảo vệ thông qua việc giữ gìn vốn rừng và chấm dứt tình trạng phá rừng làm rẫy.

Ở vùng núi thấp bao gồm phía nam các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá, phía bắc các huyện Hàm Yên, Yên Sơn và một phần thị xã Tuyên Quang. Đất đƣợc hình thành chủ yếu trên đá mẹ là đá biến chất, tiêu biểu là nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thấp. Đây là nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh.

Ở các vùng còn lại có đất thung lũng do sản phẩm tích tụ các phù sa sông suối chủ yếu ở phía nam các huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng và rải rác ở một số nơi khác. Nhóm đất này có khả năng trồng cây lƣơng thực cho năng suất cao.

Hiện nay, diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp mới chiếm 11,8% tổng diện tích đất tự nhiên của cả tỉnh; đất lâm nghiệp 76%; đất chuyên dùng 2,3% và đất thổ cƣ 0,9% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất chƣa sử dụng chiếm 4,6% tổng diện tích.

2.2.2.5. Tài nguyên sinh vật

a. Rừng và tài nguyên rừng: Rừng sinh trƣởng và phát triển nhanh, thành

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)