Kết quả các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bà

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 109)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.3.2.Kết quả các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bà

41: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang ( lớp 9)

Với lớp thực nghiệm, GV sử dụng giáo án do tác giả xây dựng, không những đảm bảo đƣợc mục đích và yêu cầu của bài học mà còn phát huy tối đa

khả năng nhận thức của HS vào quá trình học tập, học sinh hứng thú xây dựng bài và tiếp thu bài tốt. GV sử dụng và đổi mới PPDH theo hƣớng phát huy tính tích tích cực, chủ động của HS trong học tập. Bài giảng vừa cung cấp đủ những kiến thức trọng tâm cơ bản về địa lí Tuyên Quang lại vừa gắn những kiến thức đó với thực tế để làm rõ nội dung bài học, các số liệu trong bài đều là những số liệu mới cập nhật. Giáo án thiết kế theo tiến trình tổ chức các hoạt động với sự kết hợp các PPDH khác nhau. Ví dụ: mục I: GV sử dụng phƣơng pháp khai thác kiến thức từ bản đồ kết hợp với đàm thoại để xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính. Việc sử dụng những PPDH này là phù hợp với nội dung kiến thức của mục và giúp học sinh ghi nhớ lâu khi các em biết khai thác kiến thức từ bản đồ. Mục II, nội dung khá dài do đó GV sử dụng PP thảo luận chia nhóm để tìm hiểu từng yếu tố của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, việc thảo luận đòi hỏi ở GV khả năng tổ chức rất cao vì rất dễ mất thời gian, GV lớp thực nghiệm đảm bảo tốt vấn đề này. Chính vì vậy, bài giảng của GV có tính thuyết phục cao, học sinh hiểu bài nên chất lƣợng của bài kiểm tra 15 phút sau tiết học của lớp TN cao hơn lớp đối chứng. Thể hiện rõ ràng ở kết quả dƣới đây:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 8 điểm)

Câu 1: Tuyên Quang tiếp giáp các tỉnh nào? (B. Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc) câu này có 75% học sinh trả lời đúng, 25% trả lời sai.

Câu 2: Địa hình đồi núi ở Tuyên Quang chiếm bao nhiêu phần diện tích toàn tỉnh? (A. 73% diện tích) có 65% học sinh trả lời đúng, 35% trả lời sai.

Câu 3: Tỉnh Tuyên Quang chịu ảnh hưởng của những loại gió nào? (D. Gió mùa Đông Bắc, Gió mùa Đông Nam) có 70% HS trả lời đúng, 30% trả lời sai.

Câu 4: Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang nằm trên sông nào sau đây?

(D. Sông Gâm) 95% HS trả lời đúng, 5% trả lời sai.

Câu 5: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong tỉnh là ? (B. Đất feralit) 80% HS trả lời đúng, 20% trả lời sai.

Câu 6: Tỉnh Tuyên Quang thuộc vùng khí hậu nào? (C. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ) có 75% HS trả lời đúng, 25% trả lời sai.

Câu 7: Khu bảo tồn Tát Kẻ - Bản Bung thuộc huyện nào? (C. Na Hang) có 70% HS trả lời đúng, 30% trả lời sai.

Câu 8: Để bảo vệ nguồn tài nguyên thiện nhiên và phát triển kinh tế bền vững, tỉnh Tuyên Quang cần phải làm như thế nào?( D. Tất cả các ý trên) có 90% trả lời đúng, 10% trả lời sai.

II. PHẨN TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 1: Kể tên một số loại khoáng sản chính ở Tuyên Quang? Nêu những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ?

(Bao gồm: Thiếc, barít, ăngtimoan, Man gan, đá vôi…, Thuận lợi: phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, VLXD. Khó khăn: các mỏ khoáng sản có quy mô nhỏ, phân tán nên khó khai thác) có 20% đạt 2 điểm, 50% đạt 1,5 diểm, 25% đạt 1 điểm và 5% đạt 0,5 điểm.

Nhìn chung, HS lớp thực nghiệm trả lời rất tốt các câu hỏi trong bài kiểm tra, nên số điểm yếu kém chiếm rất ít, điểm khá giỏi chiếm khá nhiều. Chứng tỏ rằng bài học ở lớp TN đạt kết quả tốt.[xem bảng 3.4 và hình 3.2]

Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (lớp 9) Trƣờng Lớp Số lƣợng học sinh TBKT Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu THCS Hồng Thái Thực nghiệm 32 7,9 10 15 7 0 31,2% 46,9% 21,9% 0 Đối chứng 36 7.0 3 16 14 3 8,3% 44,5% 38,9% 8,3% THCS Kim Phú Thực nghiệm 34 7,9 5 25 3 1 14,7% 73,6% 8,8% 2,9% Đối chứng 35 7,1 0 20 13 2 0 57,2% 37,1% 5,7%

Hình 3.2: Biểu đồ so sánh điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC ( lớp 9)

18 33 4 1 3 32 31 5 0 5 10 15 20 25 30 35

Giỏi Khá TB Yếu Điểm

Số lượng học sinh

Thực nghiệm Đối chứng

Với lớp đối chứng, GV sử dụng giáo án tự soạn. Bài giảng chỉ đƣợc đánh giá là đạt yêu cầu, bởi học sinh rất thụ động trƣớc những nhiệm vụ giáo viên đƣa ra, các em lớp đối chứng không hăng hái tham gia xây dựng bài mà đa phần các em chỉ ngồi nghe giảng và ghi bài, không khí lớp học nhàm chán. GV là ngƣời hoạt động chủ yếu từ đầu đến cuối giờ giảng, sử dụng phƣơng

pháp thuyết trình và đàm thoại là chủ yếu nhƣng thiên về thuyết trình, thỉnh thoảng mới gọi một vài học sinh đứng lên trả lời câu hỏi. Ngay cả những kiến thức đơn giản, HS có thể tự nghiên cứu GV cũng sử dụng phƣơng pháp thuyết trình. Các số liệu về địa lí tỉnh mà GV đƣa ra chủ yếu là những số liệu cũ, có số liệu từ 1999, GV chƣa có sự cập nhật trong niên giám thống kê những năm gần đây nên chƣa có sự thuyết phục. GV có sử dụng phƣơng tiện trực quan những chủ yếu mang tính minh hoạ. Ví dụ nhƣ việc sử dụng bản đồ GV chủ yếu dùng để minh hoạ cho các kiến thức GV giảng giải mà chƣa tổ chức cho học sinh tự khai thác kiến thức từ bản đồ. Do đó, học sinh tiếp thu bài kém, nhớ không chính xác. Điều này thể hiện rõ nét qua kết quả bài kiểm tra 15 phút cuối giờ, với đề bài giống lớp thực nghiệm.

Câu 1: Câu này có 60% học sinh trả lời đúng, 40% trả lời sai.

Câu 2: Có 55% học sinh trả lời đúng, 45% trả lời sai.

Câu 3: Có 60% học sinh trả lời đúng, 40% trả lời sai.

Câu 4: Có 70% học sinh trả lời đúng, 30% trả lời sai.

Câu 5: Có 73% học sinh trả lời đúng, 27% trả lời sai.

Câu 6: Có 60% học sinh trả lời đúng, 40% trả lời sai.

Câu 7: Có 65% học sinh trả lời đúng, 35% trả lời sai.

Câu 8: Có 85% học sinh trả lời đúng, 15% trả lời sai.

Phần tự luận - Câu 1: Câu này có 10% HS đƣợc 2 điểm, 30% đạt 1,5 diểm, 55% đạt 1 điểm và 5% không đạt điểm.

HS lớp ĐC do nắm kiến thức không chắc nên số câu trả lời sai nhiều hơn. Vì thế, điểm số bài kiểm tra thấp hơn so với lớp TN. [xem bảng 3.4 và hình 3.2]

3.3.2. Kết quả các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bài 45

- tiết 50: Tìm hiểu địa lí tỉnh Tuyên Quang - Xây dựng bản tổng hợp về địa lí tỉnh Tuyên Quang(lớp 12- ban cơ bản)

Với lớp TN, buổi thảo luận đƣợc tổ chức chu đáo với chất lƣợng cao. Các nhóm học sinh tham gia tích cực làm cho không khí buổi thảo luận sôi nổi, hấp dẫn. Cách trình bày báo cáo của các nhóm HS rõ ràng, có minh hoạ làm cho bản báo cáo phong phú và khoa học. HS trong lớp chú ý lắng nghe các nhóm bạn báo cáo và lĩnh hội dần dần các kiến thức, từ đó nêu câu hỏi cho nhóm bạn và góp ý xây dựng cho nội dung bản báo cáo của nhóm bạn. Quá trình đó đã tạo cho các em có khả năng ghi nhớ tốt hơn những kiến thức cơ bản mà nhóm mình chƣa trực tiếp tìm hiểu. Qua việc chỉnh sửa, bổ xung của GV và HS, cả lớp đã xây dựng đƣợc bản tổng hợp về địa lí tỉnh Tuyên Quang, đảm bảo đƣợc những nội dung trọng tâm về địa lí tỉnh. Để có đƣợc kết quả đó là do GV và HS đã có công tác chuẩn bị trƣớc hội thảo rất chu đáo nên đảm bảo đƣợc thời gian và thực hiện đƣợc đúng nội dung và yêu cầu của bài học. Do đó, khi kiểm tra 15 phút cuối giờ về một số kiến thức địa lí tỉnh, HS lớp TN có kết quả làm bài khá tốt. Cụ thể:

Câu 1 (3 điểm): Tuyên Quang nằm ở vùng nào? Giáp những tỉnh nào? Gồm các huyện, thị nào? (Tuyên Quang nằm ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ, giáp các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc. Gồm Thị xã Tuyên Quang và 5 huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang) có 60% HS đạt trên 2 điểm, 40% đạt dƣới 2 điểm.

Câu 2 (3 điểm): Kể tên ít nhất là 5 loại khoáng sản ở Tuyên Quang? Tài nguyên khoáng sản có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của tỉnh? (Bao gồm: Thiếc, barít, ăngtimoan, Man gan, đá vôi…, Thuận lợi: phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, VLXD. Khó khăn: các mỏ khoáng sản có quy mô nhỏ, phân tán nên khó khai thác) có 55 % HS đạt trên 2 điểm, 45% đạt dƣới 2 điểm.

Câu 3 (4 điểm): Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở Tuyên Quang?

(Mật độ dân số trung bình 127 ngƣời/km2

(2008). Dân cƣ phân bố không đều: tập trung đông ở những vùng thấp, có điều kiện thuận lợi (Tx Tuyên Quang, H. Sơn Dƣơng, Yên Sơn) vùng cao tập trung ít (Na Hang, Chiêm Hoá). Hơn 90% dân số sống ở nông thôn) có 30% HS đạt trên 3 điểm, 35 % đạt trên 2 điểm và 35 % đạt dƣới 2 điểm.

Phần lớn học sinh lớp TN hiểu bài, nhớ đƣợc khá đầy đủ và chính xác các kiến thức địa lí Tuyên Quang mà các em thu nhận đƣợc qua quá trình tìm hiểu và qua kết quả báo cáo của các nhóm bạn cùng lớp. Cho nên bài kiểm tra đạt kết quả tốt.[xem bảng 3.5 và hình 3.3]

Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC (lớp 12)

Trƣờng Lớp Số lƣợng học sinh TBKT Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu THPT Tân Trào Thực nghiệm 45 7,0 7 18 19 1 15.6% 40% 42,2% 2,2% Đối chứng 44 6,6 4 15 22 3 9.1% 34,1% 50% 6.8% THPT Chiêm Hoá Thực nghiệm 42 7.1 5 23 12 2 11,9% 54,8% 28,6% 4,7% Đối chứng 40 6.6 2 18 15 5 5% 45% 37.5% 12,5%

Với lớp ĐC, do không có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo ở giai đoạn chuẩn bị và viết báo cáo nên nhìn chung buổi thảo luận chƣa đảm bảo đƣợc thời gian và nội dung, yêu cầu của bài học. HS lớp ĐC thiếu tích cực làm cho tiết học tẻ nhạt, nội dung báo cáo của các nhóm chƣa trọng tâm, còn dài dòng, có nhóm thì lại quá sơ sài, không có số liệu, tranh ảnh, hay biểu bảng minh hoạ. HS trong lớp chƣa thực sự chú ý nên không tham gia tích cực để xây dựng, góp ý cho các bản báo cáo của các nhóm khác. GV phải đôn đốc, nhắc

nhở nhiều về sự thiếu tập trung chú ý của các em, làm cho mất thời gian không đủ thời gian để tổng hợp lại kiến thức nên kết quả bài kiểm tra của các em lớp ĐC không cao bằng lớp TN, kết quả thể hiện nhƣ sau:

Câu 1 (3 điểm): Câu này có 40 % HS đạt trên 2 điểm, 60% đạt dƣới 2 điểm.

Câu 2 (3 điểm): Câu này có 50% HS đạt trên 2 điểm, 50% đạt dƣới 2 điểm.

Câu 3 (4 điểm): có 25% HS đạt trên 3 điểm, 35 % đạt trên 2 điểm và 40 % đạt dƣới 2 điểm.

Từ đó, dẫn đến kết quả bài kiểm tra của các lớp ĐC thấp hơn lớp TN. [ xem bảng 3.3 và hình 3.3]

Hình 3.3: Biểu đồ kết quả kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC (lớp 12)

12 41 31 3 6 33 37 8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Giỏi Khá TB Yếu Điểm

Số lượng HS

Thực nghiệm Đối chứng

Qua đây có thể khẳng định rằng, các phƣơng án TKBG địa lí địa phƣơng tỉnh Tuyên Quang ở trƣờng phổ thông mà tác giả đƣa ra đã đảm bảo đƣợc mục đích, yêu cầu của bài học. Phát huy tốt năng lực dạy học của GV và tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh. GV và HS các trƣờng phổ thông trong tỉnh sẽ ngày càng có sự quan tâm đúng mức đến việc dạy và học kiến thức ĐLĐP tỉnh nhà.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực trong đó có sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Bởi vì, giáo dục luôn đƣợc coi là quốc sách hàng đầu. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới phƣơng pháp, phƣơng tiện và hình thức tổ chức dạy học thể hiện qua việc thiết kế bài giảng của giáo viên.

Đối với môn Địa lí nói chung và trong đó có ĐLĐP nói riêng thì ngoài việc cải cách, biên soạn lại nội dung chƣơng trình và hƣớng dẫn phƣơng pháp giảng dạy, GV cần đặc biệt chú ý đến việc TKBG bởi mỗi một GV khi lên lớp giảng bài, bài giảng ấy có đạt hiệu quả cao hay không quyết định rất nhiều ở ý đồ sƣ phạm của giáo viên thể hiện trong giáo án, đó là phƣơng tiện dạy học và là điều kiện không thể thiếu đối với mỗi giáo viên khi lên lớp.

Việc dạy học chuyên đề ĐLĐP ở Tuyên Quang chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đƣợc bố trí ở cuối chƣơng trình môn Địa lí các lớp 8, 9, 12 do đó hầu hết các giáo viên thƣờng lơ là, TKBG sơ sài, mang tính hình thức, không có sự đầu tƣ về thời gian và trí lực, dẫn đến việc nắm kiến thức ĐLĐP của học sinh trong tỉnh chƣa đƣợc đảm bảo. Trong khi đó, vai trò của ĐLĐP là rất quan trọng, bởi am hiểu địa lí quê hƣơng sẽ làm giàu vốn kiến thức, có kiến thức thực tế, minh hoạ, là cơ sở làm sáng tỏ các đặc điểm bản chất của các khái niệm, biểu tƣợng địa lí. Quan trọng hơn nữa là qua đó giáo dục tình cảm, hành vi tốt đẹp cho các em đối với quê hƣơng, đất nƣớc. Vì vậy, việc TKBG địa lí địa phƣơng đƣợc đƣa ra nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nó và cần xác định những công việc cụ thể để bản TKBG đƣợc xây dựng vừa thể hiện tốt năng lực của GV, vừa nâng cao đƣợc hứng thú và hiệu quả học tập ở HS.

Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu việc Thiết kế bài giảng ĐLĐP ở trường phổ thông tỉnh Tuyên Quang đã đạt đƣợc các nhiệm vụ đặt ra ban đầu đó là:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế bài giảng địa lí địa phƣơng ở trƣờng phổ thông tỉnh Tuyên Quang.

- Khái quát nội dung ĐLĐP tỉnh Tuyên Quang làm tài liệu dạy học cho GV và HS trên địa bàn tỉnh.

- Đƣa ra một số phƣơng án thiết kế các bài dạy ĐLĐP ở trƣờng phổ thông trong tỉnh.

- Đề xuất phƣơng hƣớng chung và riêng cho việc dạy địa lí địa phƣơng ở lớp 8, 9 và 12 tỉnh Tuyên Quang.

Qua điều tra, khảo sát và thực nghiệm sƣ phạm, tác giả nhận thấy những ƣu điểm bƣớc đầu của các phƣơng án TKBG địa lí địa phƣơng tỉnh Tuyên Quang đƣợc đƣa ra trong đề tài nhƣ sau:

+ Về phía giáo viên: công tác soạn giảng đƣợc chú trọng, đầu tƣ về thời gian, lựa chọn nội dung kiến thức, phƣơng pháp, hình thức dạy học đã mang lại hiệu quả giảng dạy, làm cho chất lƣợng giờ dạy cao hơn, phù hợp với yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay, đồng thời thu hút đƣợc sự chú ý của học sinh, kích thích tính tích cực và hứng thú trong học tập, thêm yêu quê hƣơng và có ý thức giữ gìn, xây dựng và bảo vệ quê hƣơng.

+ Về phía học sinh: các em thấy đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của các kiến thức ĐLĐP. Các em đƣợc hiểu biết thêm về địa lí quê hƣơng Tuyên Quang giàu truyền thống văn hoá, lịch sử và đang ngày càng lớn mạnh về kinh tế. Các em đƣợc khám phá những sự vật, hiện tƣợng địa lí xung quanh nên có hứng thú với bài học, học tập sôi nổi, tiếp thu kiến thức bài học tốt hơn, nhớ lâu hơn.

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 109)