Hiện Trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 44)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.4. Hiện Trạng phát triển kinh tế

2.2.4.1. Đặc điểm chung

Trong những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh đang có những bƣớc chuyển biến rõ rệt và tích cực. Trong giai đoạn 1996 - 2005, kinh tế của tỉnh tăng trƣởng với tốc độ khá cao so với bình quân của cả nƣớc và với các tỉnh trong vùng. Tốc độ tăng truởng kinh tế bình quân đạt 8,68% trong giai đoạn 1996 - 2000 và đạt 11,04% trong giai đoạn 2001 - 2005.

Cho đến nay Tuyên Quang vẫn là tỉnh có nền kinh tế theo cơ cấu Nông - Công nghiệp, tuy nhiên trong cơ cấu GDP, khu vực I (nông- lâm - ngƣ nghiệp) vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhƣng đang có xu hƣớng giảm dần tỉ trọng, và tăng dần tỉ trọng của khu vực II và khu vực III.

a. Ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp Tuyên Quang còn non trẻ, chƣa phát triển so với các địa phƣơng trong cả nƣớc. Tuy nhiên trong những năm gần đây, công nghiệp và xây dựng của Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh.

Năm 2005, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 30,53% trong cơ cấu kinh tế, tăng 10,9% so với năm 2000. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 924 tỉ đồng, tăng 13% so với năm 2004. Đặc biệt, đã hoàn thành chƣơng trình đƣa điện lƣới quốc gia về nông thôn với 100% xã phƣờng, thị trấn và 83% số hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia, tăng 23% so với năm 2000.

- Cơ cấu ngành công nghiệp: Toàn tỉnh có 5.933 cơ sở sản xuất công

nghiệp (năm 2006), trong đó có 22 cơ sở trong khu vực kinh tế nhà nƣớc, 5.911 cơ sở ngoài nhà nƣớc. Về cơ cấu ngành, dựa vào thế mạnh sẵn có, ở Tuyên Quang nổi lên một số ngành công nghiệp nhƣ khai thác khoáng sản và thuỷ điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản. Các ngành khác kém phát triển hơn.

- Phân bố công nghiệp:

+ Khai thác và chế biến khoáng sản: một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế đang đƣợc khai thác nhƣ: Thiếc, Đá vôi, Ăng ti moan, Man gan, Barit.

Ngoài ra còn khai thác Wonfram, cao lanh, sét chịu lửa, sét làm xi măng, gạch ngói, cát sỏi, nước khoáng, vàng,...

+ Thuỷ điện: Nhờ có nguồn thuỷ năng phong phú, Tuyên Quang đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Na Hang trên sông Gâm với công suất 342MW.

+ Sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất xi măng là một trong những tiềm năng quan trọng của Tuyên Quang với nguồn đá vôi, đất sét phong phú. Sản lƣợng xi măng năm 2006 đạt 205.710 tấn so với năm 2005 tăng 103,45% (năm 2005 là 198.847 tấn). Sản xuất gạch ngói đƣợc phát triển ở nhiều nơi, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xây dựng của nhân dân.

+ Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản: có 3 nhà máy sản xuất mĩa đƣờng (tại Chiêm Hoá, Sơn Dƣơng và thị xã Tuyên Quang). Chế biến chè: có các nhà máy chè Sông Lô, Tháng Mƣời (huyện Yên Sơn), nhà máy chè Sơn Dƣơng. Sản phẩm chính là chè đen và chè xanh phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu.

+ Các khu công nghiệp tập trung: Tuyên Quang đang thực hiện một số dự án phát triển công nghiệp nhƣ xây dựng cụm công nghiệp Long Bình An (Yên Sơn), Sơn Nam (Sơn Dƣơng), An Thịnh (Chiêm Hoá).

- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Nền công nghiệp tuy nhỏ bé nhƣng đã tạo ra đƣợc một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và cho xuất khẩu.

Bảng 2.3. Một số sản phẩm công nghiệp chính của Tuyên Quang Sản phẩm 1995 2000 2005 Quặng kẽm (tấn) 7.880 21.422 33.756 Bột kẽm (tấn) 320 497 672 Bột barit (tấn) 0 27.341 76.493 Xi măng (tấn) 48.980 101.180 198.847 Cát sỏi (m3 ) 53.400 147.777 493.700 Gạch (nghìn viên) 84.564 56.659 90.980 Chè đen (tấn) 1.800 3.699 6.497

- Phương hướng phát triển công nghiệp của tỉnh: Phát triển công

nghiệp theo hƣớng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; tăng cƣờng đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp (đƣờng giao thông nông thôn, đƣa điện lƣới quốc gia về nông thôn...). Ƣu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản để kích thích và tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.

b. Nông nghiệp: Nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế của tỉnh nhằm cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho nhân dân, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và một phần cho xuất khẩu.

* Cơ cấu ngành nông nghiệp: Nông nghiệp và kinh tế nông thôn đang

có những chuyển biến tích cực, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự thay đổi mặc dù còn chậm. Tỉ trọng cây lƣơng thực có xu hƣớng giảm, tỉ trọng cây công nghiệp và chăn nuôi đang có chiều hƣớng tăng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật đang dần đƣợc hoàn thiện.

- Trồng trọt: trong nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm 71% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh (năm 2006). Ngoài cây

lƣơng thực (chủ yếu là lúa và ngô), Tuyên Quang còn phát triển trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Cơ cấu cây lƣơng thực: Cây lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất về diện tích và sản lƣợng, đƣợc phân bố chủ yếu ở các huyên phía nam của tỉnh nhƣ Sơn Dƣơng, Yên Sơn. Ngoài lúa, Tuyên Quang còn trồng ngô (chiếm 63% diện tích cây hoa màu), khoai lang và sắn với diện tích không lớn, phân bố rải rác trong tỉnh.

+ Cây công nghiệp: cây chè đƣợc trồng từ lâu ở Tuyên Quang và hiện nay tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng, Hàm Yên. Cây cà phê đƣợc trồng thử nghiệm với diện tích 800 ha, tại các huyện Na hang, Sơn Dƣơng và một phần huyện Yên Sơn, nhƣng chƣa cho thu hoạch. Cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ cây mía, lạc, đậu tƣơng, sả,... đƣợc trồng ở nhiều nơi góp phần đa dạng hoá cây trồng, tăng mùa vụ, nâng cao đời sống cho ngƣời nông dân.

+ Cây ăn quả: cây ăn quả của Tuyên Quang phong phú về chủng loại nhƣ cam, quýt (diện tích 2.820 ha, năm 2006) phân bố chủ yếu ở phía bắc huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá; nhãn, vải (diện tích: 3.205 ha, năm 2006), hồng, chanh (ven sông Lô, huyện Sơn Dƣơng) mơ, mận (Na Hang, Chiêm Hoá, Yên Sơn).

- Chăn nuôi: Tuyên Quang có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn nhƣ trâu, bò, lợn...Trâu đƣợc nuôi nhiều và tăng liên tục, đàn trâu toàn tỉnh năm 2000 có 137.400 con, đến năm 2006 là 140.180 con), phân bố chủ yếu ở các huyện Chiêm Hoá, Sơn Dƣơng và Na Hang. Đàn bò có số lƣợng ít hơn nhiều. Năm 2000 toàn tỉnh có 19.300 con, đến năm 2006 tăng lên 52.160 con, đƣợc nuôi nhiều ở Sơn Dƣơng, Yên Sơn, Na Hang. Lợn đƣợc nuôi nhiều ở các vùng sản xuất lƣơng thực, chủ yếu trong các gia đình với qui mô nhỏ. Toàn tỉnh có khoảng 390.400 con (năm 2006), chất lƣợng đàn lợn còn hạn chế. Gia

cầm đƣợc phân bố rộng khắp với số lƣợng khoảng gần 2 triệu con, chủ yếu là gà, vịt, ngan, chim.

- Ngành thuỷ sản: là ngành thứ yếu và phát triển chậm do những hạn chế nhất định về mặt tự nhiên. Do tỉnh nằm sâu trong nội địa, việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản chủ yếu trên các sông, suối, ao, hồ với qui mô nhỏ, phân tán nên sản lƣợng thấp, không ổn định. Năm 2006, diện tích nuôi thuỷ sản là 1.958 ha; sản lƣợng thuỷ sản đạt 2.250 tấn trong đó nuôi trồng là 2.120 tấn.

* Ngành lâm nghiệp

Là một tỉnh miền núi, hoạt động lâm nghiệp của Tuyên Quang diễn ra trên phạm vi 73,5% diện tích lãnh thổ và có tác động rõ rệt đến đời sống của đông đảo ngƣời dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít ngƣời cƣ trú ở vùng núi.

Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của Tuyên Quang là việc bảo vệ vốn rừng tự nhiên kết hợp với hình thành rừng đặc dụng và rừng kinh tế. Việc khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên chủ yếu ở các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, còn việc trồng rừng đƣợc thực hiện ở các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dƣơng. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng của tỉnh đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, nâng độ che phủ rừng từ 48,9% năm 2000 lên 63% năm 2005.

c. Dịch vụ: Trong thời kỳ đổi mới, ngành dịch vụ có vai trò quan trọng

trong sự phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho công cuộc CNH - HĐH của tỉnh. Hoạt động dịch vụ trong những năm gần đây có bƣớc chuyển biến tích cực, đa dạng.

* Ngành Giao thông vận tải: Những năm gần đây, ngành giao thông vận tải đƣợc chú trọng phát triển, mạng lƣới đƣờng xá liên tục đƣợc làm mới và mở rộng tới tận thôn bản. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, ngành giao thông vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Các loại hình giao thông vận tải của Tuyên Quang tƣơng đối đơn điệu, chủ yếu là giao thông vận tải đƣờng bộ và một phần là đƣờng sông. Quan trọng nhất là quốc lộ 2 và quốc lộ 37. Ngoài ra Tuyên Quang còn có một số tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 238 km, các trục đƣờng trong phạm vi từng huyện thị có tổng chiều dài hơn 600km. Tuy nhiên chất lƣợng các tuyến đƣờng còn nhiều hạn chế. Đƣờng sông có 2 tuyến chính trên sông Lô và sông Gâm với tổng chiều dài 247 km, chỉ hoạt động đƣợc với các phƣơng tiện vận tải loại nhỏ vào mùa mƣa.

* Ngành Bưu chính viễn thông: Ngành bƣu chính viễn thông đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ, hiện đại hoá các trang thiết bị. Năm 2005, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có bƣu cục, điểm bƣu điện. Tính chung toàn tỉnh có 4,8 điện thoại trên 100 dân. Mạng điện thoại di động phủ sóng đến 100% trung tâm các huyện, thị của tỉnh.

* Ngành Thương mại: Về nội thƣơng, trong thời gian qua Tuyên Quang đã cơ bản đáp ứng đƣợc các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Hàng hoá trên thị trƣờng ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã đa dạng hơn, chất lƣợng tốt hơn.

Về ngoại thƣơng, kim ngạch xuất khẩu của Tuyên Quang nhỏ bé và có sự dao động. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2006 là 4.049,5 nghìn USD, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là chè và giấy, Barit và gỗ chế biến. Giá trị nhập khẩu năm 2006 là 4.750,6 nghìn USD, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải và hàng tiêu dùng.

* Ngành Du lịch: Tuyên Quang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tiêu biểu cho tài nguyên du lịch tự nhiên là khu vực Thƣợng Lâm (huyện Na Hang) với nhiều núi non hùng vĩ của 99 ngọn núi đƣợc coi nhƣ một Hạ Long cạn. Các hang động đa dạng cảnh sắc nhƣ Hang Tiên (Hàm Yên), Hang Thẩm Hốc, Thẩm Vài, Bó Ngoặng, Mỏ Bài (Chiêm Hoá); khu

bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Na Hang) và nguồn nƣớc khoáng có giá trị ở Mỹ Lâm - Bình Ca. Hồ Thuỷ điện Tuyên Quang cũng là một trong những điểm du lịch mới đang thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Tuyên Quang còn có nhiều di tích lịch sử - văn hoá (có trên 300 di tích các loại), tiêu biểu nhất là khu di tích Tân Trào, thủ đô của khu giải phóng với

“Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” và khu rừng Nà Lừa, Khuổi Kịch, Hang Bòng, Bình Ca... Ngoài ra Tuyên Quang còn có nhiều lễ hội có khả năng thu hút khách du lịch nhƣ hội Lồng Tồng (ngày 01/9 âm lịch), hội đình Giếng Tanh (Yên Sơn ngày 10/1 âm lịch), hội đình Tân Trào (ngày 04/1 âm lịch)...Số lƣợng khách du lịch đến Tuyên Quang đã tăng lên đáng kể, năm 2005 có 55,316 nghìn ngƣời, đến năm 2008 tăng lên 184,966 nghìn ngƣời, tuy nhiên số lƣợng khách quốc tế còn ít.

2.2.5. Vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường

Những năm đầu mới tái lập tỉnh, Tuyên Quang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó sự suy giảm tài nguyên nói chung, đặc biệt là tài nguyên rừng đã đặt ra cho tỉnh những nhiệm vụ cấp bách. Công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng tự nhiên đƣợc triển khai thực hiện, phong trào toàn dân bảo vệ rừng và bảo vệ chim, thú rừng đƣợc phát động rộng rãi. Nhiệm vụ trồng rừng đƣợc triển khai tích cực với phƣơng châm: “dễ, gần trồng trƣớc, xa, khó trồng sau; ƣu tiên trồng rừng ven lộ, vùng xung yếu, đầu nguồn các công trình thuỷ lợi, nơi cạn nguồn sinh thuỷ”. Hiện nay Tuyên Quang là một trong các tỉnh có diện tích rừng trồng khá lớn, độ che phủ cao, môi trƣờng tƣơng đối trong lành, ít bị ô nhiễm. Do làm tốt công tác định canh định cƣ cho đồng bào dân tộc thiểu số nên hiện tƣợng chặt phá rừng làm nƣơng rẫy đã đƣợc ngăn chặn và đẩy lùi, những năm gần đây, ảnh hƣởng của thiên tai nhƣ lũ lụt, sạt lở đất... đã giảm nhiều so với trƣớc.

Việc quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản của tỉnh còn hạn chế do vốn đầu tƣ ít, chƣa thu hút đƣợc đầu tƣ của các công ty lớn trong và ngoài nƣớc. Phần lớn các loại khoáng sản còn khai thác với qui mô nhỏ lẻ, công nghệ chƣa đổi mới nên hiệu quả khai thác còn hạn chế.

Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ tốt môi trƣờng, tỉnh cần tập trung đầu tƣ vốn, thiết bị, đổi mới công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản, lâm sản để vừa tạo ra nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên, vừa bảo vệ môi trƣờng và nguồn tài nguyên của tỉnh.

2.2.6. Phương hướng phát triển kinh tế

Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV năm 2005 xác định phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2005-2010 là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hƣớng Công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp, tăng trƣởng kinh tế nhanh và vững chắc, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế

Công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế nhƣ chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển nhanh các ngành dịch vụ nhất là du lịch. Đồng thời tiếp tục cọi trọng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp theo hƣớng phát triển hàng hoá gắn với thị trƣờng, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo. Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản Tuyên Quang thoát khỏi tỉnh nghèo, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Trên đây là những khái quát về địa lí tỉnh Tuyên Quang, tuy nhiên trong quá trình dạy học kiến thức Địa lí địa phƣơng, nhiều khi kiến thức địa lí huyện, xã có vai trò cực kì quan trọng. Trƣớc hết chúng rất thiết thực với cuộc sống trƣớc mắt và lâu dài với đời sống của học sinh, sau đó là nguồn tài liệu để học sinh hiểu rõ ràng hơn các kiến thức địa lí khác. Vì vậy, khi dạy học các bài Địa lí địa phƣơng giáo viên cần hƣớng dẫn để học sinh nắm đƣợc những

kiến thức gần gũi nhất. Để có đƣợc những kiến thức này đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm hiểu, sƣu tầm...sau đó cung cấp cho học sinh. Đây là nhiệm vụ không thể thiếu đối với giáo viên Địa lí.

2.3. Các nguồn tài liệu thu thập kiến thức ĐLĐP tỉnh Tuyên Quang phục vụ việc thiết kế bài giảng ĐLĐP ở các trƣờng phổ thông trên địa bàn tỉnh vụ việc thiết kế bài giảng ĐLĐP ở các trƣờng phổ thông trên địa bàn tỉnh

Qua thực tế điều tra cho thấy nguyên nhân làm cho đa số các giáo viên trong tỉnh gặp khó khăn trong TKBG địa lí địa phƣơng là:

- Chƣa có tài liệu ĐLĐP chuẩn do Sở GDĐT tỉnh Tuyên Quang ấn hành dùng cho các trƣờng phổ thông trong tỉnh.

- Giáo viên chƣa thực sự tìm hiểu kĩ trên các phƣơng diện để trang bị cho mình một hệ thống tài liệu ĐLĐP phục vụ việc TKBG và dạy học ĐLĐP. Trong khi đó có rất nhiều nguồn tài liệu viết về ĐLĐP hoặc ít nhiều có nói đến ĐLĐP. Chúng ta có thể lựa chọn, thu thập kiến thức địa lí địa phƣơng

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng địa lý địa phương ở trường phổ thông tỉnh tuyên quang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)